Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Blouse trắng “tỏa nắng” giữa mùa dịch

Chu Đức: Thứ bảy 21/01/2023, 19:12 (GMT+7)

Nếu như ở thời điểm này, mọi người, mọi nhà đã có thể yên tâm đón một cái Tết tương đối bình an, thì cách đây đúng 1 năm, chúng ta phải trả qua một đợt đỉnh dịch COVID-19 với phạm vi rất rộng. Bệnh viện, y tế cơ sở quá tải vì phải ưu tiên bệnh nhân nặng.

Phần lớn F0 phải tự cách ly, theo dõi tại nhà. Trong bối cảnh đó, những chia sẻ, tư vấn từ xa của các y bác sĩ đã giúp trấn an tâm lý các gia đình, đồng thời giúp họ vượt qua được những thời khắc căng thẳng, lo âu. 

Hãy cùng Kênh VOV Giao thông quay trở lại những ngày tháng không thể quên ấy qua ký ức, chia sẻ của những người thầy thuốc và chính các bệnh nhân. Vượt lên khó khăn, sợ hãi là những câu chuyện ấm áp tình người giữa mùa dịch.

Thời điểm giáp Tết Nhâm Dần 2022, anh Nguyễn Văn Chương, sống tại chung cư 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội cảm thấy trong người không được khỏe, triệu chứng giống cảm cúm. Anh mua que test nhanh về thử và cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Sau khi được y tế phường Mai Động xét nghiệm khẳng định, anh Chương rất bất ngờ xen lẫn hoang mang, khi gia đình 6 người nhà anh đều trở thành F0!

Theo anh Chương, rất may mắn là thời điểm ấy, tại khu chung cư anh ở, có “Tổ COVID cộng đồng” do các bác sĩ tham gia hỗ trợ, tư vấn cho các F0. Sự hiện diện của đội ngũ Blouse trắng, dù chỉ qua điện thoại, nhưng là niềm động viên, khích lệ rất lớn về tinh thần cho gia đình anh.

“Các bạn có tư vấn phương pháp điều trị, hình thức cách ly, có khó khăn gì thì liên hệ với Tổ Covid, khiến bệnh nhân chúng tôi yên tâm. Tôi đánh giá là họ rất nhiệt tình, hỏi thăm thường xuyên và trả lời ngay, luôn câu hỏi, khúc mắc của bệnh nhân. Nếu không có tổ Covid như thế này thì sẽ không có người luôn luôn nhắc mình”.

Sự hiện diện của đội ngũ Blouse trắng, dù chỉ qua điện thoại, nhưng là niềm động viên, khích lệ rất lớn về tinh thần cho các gia đình

Sự hiện diện của đội ngũ Blouse trắng, dù chỉ qua điện thoại, nhưng là niềm động viên, khích lệ rất lớn về tinh thần cho các gia đình

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Oanh, thành viên Tổ Covid cộng đồng, chia sẻ: Ngoài gia đình anh Chương, tổ cũng nhận được rất nhiều cuộc gọi, tin nhắn zalo từ các gia đình có người nhiễm.

Nội dung chủ yếu xoay quanh các vấn đề như làm thế nào để không lây nhiễm cho những người xung quanh, những dấu hiệu nào cảnh báo tình trạng bệnh nặng hơn, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi ra sao… Sự lo lắng càng tăng cao với những gia đình có trẻ nhỏ mắc Covid-19.

Bác sĩ Oanh nói về động lực thôi thúc chị và các đồng nghiệp tham gia tổ hỗ trợ: “Nếu mình không hỗ trợ phần nào thì cư dân sẽ không biết phải liên hệ với ai, bị tâm trạng lo lắng, tâm lý F0 phải làm gì, phải điều trị như nào. Bệnh nhân rất hoang mang. Tổ y tế lập ra là giúp các F0 được điều trị tốt nhất, được đảm bảo tốt nhất về tâm lý, được bác sĩ tư vấn trực tiếp, hướng dẫn các tình huống có thể xảy ra”.

Ngoài mô hình “Tổ Covid cộng đồng,” tại Hà Nội cũng xuất hiện mô hình “Trạm y tế lưu động”. Đây là “cánh tay nối dài” của trạm y tế xã, phường, giúp phát hiện sớm, xử lý nhanh các diễn biến khó lường của người bệnh khi được cách ly điều trị tại nhà.

Trạm đặt chủ yếu tại các trường học, nhân viên y tế sẽ mang thiết bị đến tận nhà dân đo SpO2, cung cấp túi thuốc, cấp cứu cơ bản để chăm sóc tại nhà cho người F0 và mắc bệnh lý phổ biến khác.

Điều dưỡng Nguyễn Thu Trang, làm việc tại Trạm y tế lưu động phường Ngã Tư Sở, quận Đống Đa, Hà Nội chia sẻ, cô và các đồng nghiệp làm ngày làm đêm, trực 24/24 để đảm bảo tiếp nhận tất cả thông tin, giải tỏa lo lắng cho gần 8.000 dân tại khu vực.

“Nếu gọi điện, tình trạng bệnh nhân ổn định, chúng tôi sẽ báo cáo lại trạm y tế cố định. Nếu có bất lợi xảy ra, chúng sẽ phối hợp khám bệnh nhân, sau đó sẽ thông báo với trạm y tế cố định về tình trạng bệnh nhân để nhận được hướng xử trí tiếp theo. Đấy là những bệnh nhân có tình trạng cấp cứu”.

Nhằm tăng cường cho y tế cơ sở và hệ thống tiếp cận dưới cơ sở, ngoài việc huy động các nguồn lực tình nguyện, các bệnh viện trung ương cũng điều động đội ngũ bác sĩ về tận xã, phường, tổ dân phố.

Một trong số đó là bác sĩ Đặng Trung Hiếu đến từ bệnh viện Bạch Mai. Sau khi trở về từ chuyến đi chống dịch tại TP.HCM, anh lại tất tả về hỗ trợ trạm y tế lưu động Ngã Tư Sở.

Khi ấy, dù chưa biết nhiệm vụ kéo dài bao lâu, nhưng bác sĩ Hiếu và các đồng nghiệp luôn tâm niệm sẵn sàng lên đường, mọi lúc, mọi nơi, vì mục tiêu đảm bảo sức khỏe của nhân dân, trong bối cảnh xã hội cần hơn bao giờ hết sự ứng cứu từ những người thầy thuốc.

“Những bệnh nhân nặng thì chúng mình đều phát hiện và chuyển tầng kịp thời, tạo sự yên tâm cho người dân. Đồng thời, thông qua group zalo để quản lý bệnh nhân, trả lời những thắc mắc của họ, tránh họ khỏi tâm lý hoang mang bị bệnh mà không biết hỏi ai”.

Mô hình “Trạm y tế lưu động” là “cánh tay nối dài” của trạm y tế xã, phường, giúp phát hiện sớm, xử lý nhanh các diễn biến khó lường của người bệnh khi được cách ly điều trị tại nhà. (Ảnh: VOV)

Mô hình “Trạm y tế lưu động” là “cánh tay nối dài” của trạm y tế xã, phường, giúp phát hiện sớm, xử lý nhanh các diễn biến khó lường của người bệnh khi được cách ly điều trị tại nhà. (Ảnh: VOV)

Không chỉ các hội nhóm bác sĩ, Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội cũng đã triển khai mạng lưới chính thức gồm hàng trăm bác sĩ, tình nguyện viên hỗ trợ sàng lọc, tư vấn từ xa cho các bệnh nhân trên toàn địa bàn thành phố.

Đây là một hoạt động thiết thực nhằm tăng cường cho hệ thống y tế quá tải khi đứng trước trận bùng phát dịch Covid-19 lớn chưa từng thấy, hầu như gia đình nào ở Hà Nội cũng có người nhiễm.

Chị Lương Huyền My, Chánh văn phòng Hội thầy thuốc trẻ Hà Nội cho biết, mạng lưới chia làm hai nhánh, nhánh 1 là tổng đài 1022, phím số 3 để tiếp nhận thông tin người bệnh. Nhánh này có sự tham gia của 100 sinh viên các trường y dược, sẽ sàng lọc và chuyển về một nhóm khác để đẩy dữ liệu lên hệ thống. Nhánh 2 là nhánh chủ lực, gồm hơn 600 bác sĩ và tình nguyện viên.

Từ đây, tách ra 28 nhóm phụ trách, quản lý tại 30 quận, huyện, thị xã. Trung bình mỗi ngày, mạng lưới sàng lọc được khoảng 2.000-3.000 bệnh nhân Covid-19.

Đặc biệt, đã có nhiều bệnh nhân nguy cơ cao (cấp độ 4) được nhập viện cấp cứu kịp thời, các trường hợp nguy cơ cấp độ 3 cũng được đưa về y tế địa phương hỗ trợ, sử dụng máy oxy tại nhà, phân tuyến điều trị phù hợp.

Đến nay, chị Lương Huyền My vẫn ấn tượng sâu sắc với một trường hợp bản thân chị đã hỗ trợ khi trực tổng đài: “Mình cũng có trực tổng đài và có tiếp nhận một bệnh nhân thai phụ 39 tuần. Cả nhà người ta đang rất hoang mang vì người ta F1 và bắt đầu có dấu hiệu rất khó thở. Đã chuyển ngay đến y tế địa phương quận Đống Đa để hỗ trợ nhập viện cấp cứu và bây giờ thì hai mẹ con đã mẹ tròn con vuông”.

Sợ “bị bỏ quên giữa đại dịch”, cộng đồng xã hội đã tìm thấy niềm hy vọng từ những người thầy thuốc không quản đêm hôm, nỗ lực giải đáp, tư vấn, điều trị cho từng trường hợp. Ảnh: (VOV)

Sợ “bị bỏ quên giữa đại dịch”, cộng đồng xã hội đã tìm thấy niềm hy vọng từ những người thầy thuốc không quản đêm hôm, nỗ lực giải đáp, tư vấn, điều trị cho từng trường hợp. Ảnh: (VOV)

Ở trong những thời khắc hoang mang, sợ “bị bỏ quên giữa đại dịch”, cộng đồng xã hội đã tìm thấy niềm hy vọng từ đội ngũ Blouse trắng, những người thầy thuốc không quản đêm hôm, nỗ lực giải đáp, tư vấn, điều trị cho từng trường hợp.

Những ký ức của chị Trịnh Thu Thủy, sống tại phố Tân Mai, Hoàng Mai (Hà Nội) về sự giúp sức kịp thời đó vẫn còn vẹn nguyên:

PV: Đã 1 năm kể từ ngày Hà Nội xảy ra đợt bùng phát đại dịch. Bây giờ đã là những ngày đầu năm 2023 rồi. Nhìn lại khoảng thời gian đó, chị có thể chia sẻ câu chuyện của gia đình mình?

Chị Trịnh Thu Thủy: Hôm nay anh nhắc thời điểm cách đây 1 năm tự nhiên khiến tôi nhớ lại. Không nghĩ là thời gian lại trôi nhanh như thế. Đúng tầm này năm ngoái, cả nhà tôi bị Covid, từ ông bà, đến hai vợ chồng và hai em bé nhà tôi.

Khi nhận tin, tôi không dám tin. Đầu tiên, chồng tôi vào viện test thì dương tính, gọi điện về báo với vợ cách ly trước đi, dặn ông bà không đi chợ, sang hàng xóm nữa. Vì thực sự thời điểm ấy, nhà ai cũng lo sợ, chưa bao giờ dịch lan rộng như thế ở Hà Nội, nó giống như đợt năm trước đó ở TP.HCM ấy.

Và thời điểm đấy, sau khi cả nhà cách ly, tôi có gọi bệnh viện test nhanh PCR cho cả nhà thì đều bị dương tính nốt.

PV: Tình trạng các thành viên nhà chị ở mức độ nào?

Chị Trịnh Thu Thủy: Chồng tôi sau khi biết dương tính nửa ngày thì đêm về sốt cao, kèm đau họng, cả ho, triệu chứng giống cúm hắt hơi. Ông bà thì cũng chỉ nghĩ là bị cảm cúm, vì mùa đông nào cũng bị, sốt nằm một ngày.

Các cháu sốt một ngày, chồng tôi sốt cao liên tục 4 ngày. Cũng lo lắm. Đã báo tổ dân phố, y tế phường. Chúng tôi được khuyến cáo, hướng dẫn cách ly như thế nào, chuẩn bị thuốc, xử trí như thế nào, khó thở thì gọi hotline nào.

Rất may, trong lúc gia đình đang hơi bấn loạn, được y tế hỗ trợ rất kịp thời, được vào một group zalo riêng cho cư dân dính Covid, trong đó có nhiều bác sĩ, y tá trẻ rất nhiệt tình, có cả những người giống chúng tôi cả nhà cùng mắc.

Mọi người xin địa chỉ của nhau để gửi thuốc, vitamin, còn nhắn nhau có thực phẩm gì, hoa quả để giúp mua.

Nếu lúc đấy không có hội nhóm các bác sĩ, y tế phường, thì gia đình không biết làm thế nào, vì cách ly biệt lập luôn.

PV: Chị có lời chia sẻ nào với những người thầy thuốc, đội ngũ blouse trắng khi nhìn lại những gì đã xảy ra?

Chị Trịnh Thu Thủy: Thật sự là khi đại dịch xảy ra, họ luôn là người ở tuyến đầu. Khi nhắc gì đến sự hy sinh, họ là người đầu tiên, còn khi xảy ra sai sót gì, họ cũng bị nhắc đầu tiên.

Tôi cảm thấy rất thiệt thòi cho các y bác sĩ, bản thân họ cũng có gia đình, có mối lo bị phơi nhiễm khi đối mặt đại dịch. Nhưng mà loại trừ tất cả nghi ngại, họ đã vượt qua nỗi sợ đó để giúp đỡ những người bệnh mắc Covid.

Tôi rất muốn gửi một lời tri ân, cảm ơn, lời cảm tạ tới các y bác sĩ đã hỗ trợ gia đình tôi nói riêng, và tất cả người nhiễm Covid nói chung

PV: Xin cảm ơn chị!

Ở bất cứ đâu có bóng dáng những chiếc áo Blouse trắng, ở đó, những sự hoang mang, lo lắng bị đẩy lùi, người dân, các bệnh nhân có thể yên tâm hơn vào sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình

Ở bất cứ đâu có bóng dáng những chiếc áo Blouse trắng, ở đó, những sự hoang mang, lo lắng bị đẩy lùi, người dân, các bệnh nhân có thể yên tâm hơn vào sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình

Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, toàn ngành y tế đã điều động một lực lượng lớn chưa từng thấy tham gia chống dịch, từ y bác sĩ, nhân viên y tế đang làm việc, đến sinh viên y dược, các thầy thuốc đã về hưu.

Ở bất cứ đâu có bóng dáng những chiếc áo Blouse trắng, ở đó, những sự hoang mang, lo lắng bị đẩy lùi, người dân, các bệnh nhân có thể yên tâm hơn vào sức khỏe, tính mạng của bản thân và gia đình.

Nhìn lại những gì đã qua, cộng đồng xã hội càng thêm quý trọng sự hy sinh, cống hiến của đội ngũ thầy thuốc, những người vẫn luôn âm thầm, mẫn cán và nhiệt huyết vì sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ nhân dân.

Bài “Lời cảm ơn của con” do tập thể học sinh một trường mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng thu âm và hát tặng các chiến sĩ Blouse trắng trong tâm dịch  

Chu Đức/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Đoàn Quản lý thị trường TP.HCM gặp tại nạn giao thông ở Kon Tum giờ ra sao ?

Vụ tai nạn giao thông tại Kon Tum làm 15 cán bộ Quản lý thị trường TP.HCM bị thương đã được chuyển về BV Chợ rẫy điều trị. Hiện 9 bệnh nhân được điều trị tích cực, trong đó có một bệnh nhân hôn mê, xuất huyết não rất nặng.

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu 'công nghệ phập phù'

Thu phí gửi xe không tiền mặt: Người ủng hộ, kẻ làu bàu "công nghệ phập phù"

Hôm qua (15/4) là ngày đầu tiên quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) triển khai giải pháp thu phí gửi xe không dùng tiền mặt ở 16 điểm đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường đã được cấp phép. Người dân, nhân viên trông xe đón nhận hình thức mới này như thế nào?

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió

Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TP.HCM liên kết khám chữa bệnh trước, trả tiền sau

Sở Y tế TPHCM vừa ban hành khuyến cáo triển khai hoạt động đổi mới sáng tạo giúp nâng cao hiệu quả và chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại các bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố.

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT bằng đường sắt đô thị

Theo điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô, Hà Nội sẽ thay thế tuyến buýt BRT hiện hữu bằng tuyến đường sắt đô thị.

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Mô hình cổng trường an toàn, cần tổ chức giao thông hợp lý

Sở GTVT Hà Nội thí điểm mô hình cổng trường an toàn tại 3 địa điểm, trong đó có cụm trường tiểu học, THCS, THPT Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm.

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Richell - thương hiệu đồ dùng trẻ em của Nhật chính thức có mặt tại Việt Nam

Với triết lý kinh doanh xuyên suốt kể từ khi thành lập đến nay: “Mang nụ cười đến toàn thế giới - Nâng tầm cuộc sống với sản phẩm chất lượng”, Tập đoàn Sóng Thần (Magicwave) luôn có sự đầu tư lớn và không ngừng nghiên cứu phát triển sản phẩm đồ dùng dành cho trẻ em ngày càng hoàn thiện hơn