Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Biệt thự trăm tuổi của quan Tổng đốc một thời

Bảo Ngọc - Quỳnh Anh: Chủ nhật 26/05/2024, 20:29 (GMT+7)

Căn biệt thự cổ số 12 Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) từng là nơi ở của gia đình Tổng đốc Phạm Gia Thụy. Sau khoảng 100 năm tồn tại, đến nay công trình này vẫn còn giữ nguyên vẹn nhiều chi tiết cổ kính.

Căn biệt thự 100 năm tuổi trên phố Ngõ Trạm, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội).

Phố Ngõ Trạm dài 228m, đi từ mặt phía nam chợ Hàng Da đến ngã ba Phùng Hưng – Ngõ Trạm, nay thuộc phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), cách Hồ Gươm chừng 600m.

Phố Ngõ Trạm ở trên đất thôn Yên Trung Hạ, tổng Tiền Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Phố ra đời vào đầu thế kỷ 20 với tên Rue Bourret nhưng dân ta quen gọi là Ngõ Trạm Mới, rồi rút gọn thành Ngõ Trạm khi phố Ngõ Trạm Cũ mang tên Rue Hà Trung (nay là phố Hà Trung).

Nằm trên phố Ngõ Trạm, ở số 12 có căn biệt thự trước đây của Tổng đốc Phạm Gia Thụy. Căn biệt thự cổ này rộng khoảng 500m2, khoảng 100 năm tuổi. Ngày nay, mặc dù trong khuôn viên biệt thự này có sự thay đổi với nhiều hộ gia đình sinh sống, nhưng gần như mọi chi tiết, kiến trúc của căn biệt thự này đều được giữ nguyên vẹn, từ cổng, hàng rào đến kiến trúc bên trong.

Ông Vũ Thế Bình (78 tuổi), một trong những hộ đang sinh sống tại căn biệt thự này luôn tự hào vì gia đình ông đã có 3 thế hệ ở đây. Điểm đặc biệt hơn là trong phần gia đình ông được phân từ có một căn phòng trước kia chính là phòng của Tổng đốc Phạm Gia Thụy ở. Chỉ tiếc, qua năm tháng, các hiện vật đã được dọn đi.  

Ông Bình chỉ vào những bức ảnh tuổi thơ dán trên tủ trong phòng ngủ của ông. Đây là những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm của ông và gia đình tại căn biệt thự này.

Ông Bình chỉ vào những bức ảnh tuổi thơ dán trên tủ trong phòng ngủ của ông. Đây là những bức ảnh lưu giữ kỷ niệm của ông và gia đình tại căn biệt thự này.

Chia sẻ về quá trình về ở trong căn biệt thự này ông Bình cho biết, bố của ông là đời đầu tiên sinh sống trong ngôi nhà này, đến ông là đời thứ 2 và bây giờ là con của ông đời thứ 3. Gia đình ông được phân về đây từ năm 1968, lúc ấy ông Bình mới chỉ 21 tuổi, trong ký ức của ông lúc đó ngôi nhà rất đẹp với chi tiết từ hoa văn cổng, đến phào chỉ bên ngoài ngôi nhà, rồi cầu thang gỗ lim.

Đến nay, khi ông đã ở tuổi ngoài 70, căn nhà vẫn còn nguyên đó với những chi tiết như thủa ban đầu.

“Căn biệt thự này xây từ 1925, cấu trúc nhà xây hình chữ “công”. Các chi tiết cổ bằng gỗ lim như: trụ, xà gồ,… vẫn còn nguyên. Trụ, xà gồ được làm bằng cả một cây gỗ lim rất chắc. Đến năm 1968 tôi theo gia đình dọn về đây ở, ngôi nhà lúc đó như thế nào thì đến nay kiến trúc vẫn vậy, một nét đẹp cổ kính”, ông Bình nói.

Bây giờ phố phường đông đúc, nhộn nhịp hơn ngày xưa, Hà Nội cũng đông dân hơn và nhiều khách du lịch hơn. Nhưng giữa phố xá đông đúc, bước chân qua cánh cổng sắt của ngôi biệt thự cổ này, thời gian như trôi chậm lại.

Cuộc sống có nhiều biến đổi, phố phường cũng đông đúc hơn xưa, nhưng chỉ cần bước sau cánh cổng, vào không gian của biệt thự là cả một không gian yên bình.

Cuộc sống có nhiều biến đổi, phố phường cũng đông đúc hơn xưa, nhưng chỉ cần bước sau cánh cổng, vào không gian của biệt thự là cả một không gian yên bình.

Bà Mai Thị Thanh Lịch (62 tuổi), cũng có hơn 36 năm gắn bó với căn biệt thự này cho biết, bây giờ ngôi biệt thự cổ này có 11 hộ gia đình cùng sinh sống.

Tuy có chật chội hơn xưa vì người đông (như gia đình bà Lịch có 2 thế hệ ở trong ngôi biệt thự này) nhưng không có cảm giác quá ngột ngạt; vì có một khoảng sân chung. Đây cũng là khoảng sân bà Lịch rất yêu thích vì cây cảnh, hòn non bộ được giữ nguyên vẹn.

Chỉ tay vào cây si trồng trên hòn non bộ giữa sân nhà, bà Lịch nói: “Cây si này cũng gần trăm tuổi rồi. Sân còn 2 cây ngọc lan, rất to, cao, cho hoa thơm. Mùa ngọc lan ra hoa, tối đến ngồi ở sân này mùi hoa rất thơm”.

Khoảng sân này không chỉ là nơi sinh hoạt chung của các hộ sinh sống trong căn biệt thự. Với vị trí gần trường Tiểu học Thăng Long, mỗi lần tan học, một số bạn học sinh lại vào sân chung này chơi và chờ bố mẹ tới đón. Người dân sinh sống tại đây cũng quen với cảnh vào giờ chiều tan học sân lại tíu tít các bạn nhỏ.

Bên cạnh đó, một số khách nước ngoài đi du lịch qua căn biệt thự này thu hút bởi vẻ đẹp cổ kích cũng thường vào sân tham quan, chụp ảnh và người dân sinh sống tại đây niềm nở đón tiếp. Từ bao giờ, khoảng sân của ngôi nhà đã trở thành không gian chung của cộng đồng.

Khoảng sân nơi có hòn non bộ, cây si,... đây cũng là không gian bà Lịch và các hộ đang sinh sống trong căn biệt thự này rất yêu thích.

Khoảng sân nơi có hòn non bộ, cây si,... đây cũng là không gian bà Lịch và các hộ đang sinh sống trong căn biệt thự này rất yêu thích.

Qua thời gian, những chi tiết, kết cấu trong ngôi biệt thự đã xuống cấp. Các hộ sinh sống tại đây cũng đã cải tạo, tu sửa nhưng các hộ đều thống nhất là “giữ lấy nét cũ”, nên gần như phần bên ngoài và một số chi tiết bên trong của căn biệt thự cổ gần như giữ nguyên vẹn.

“Khi mà người ta sửa chữa, cải tạo lại thì không bao giờ can thiệp vào trục chính của ngôi nhà. Sửa theo tinh thần là bằng mọi giá, giữ lại cái cũ. Còn chi tiết nào quá hỏng mới phải sửa lại. Ví dụ như, cổng sắt là sắt nguyên khối, rất nặng. Vừa qua cổng bị nứt một khối vân hoa, khi thợ đến sửa, gia đình yêu cầu người thợ nếu bắt buộc phải thay làm lại chi tiết giống như cũ, không thay đổi ngoại hình khác so với ban đầu”, bà Lịch cho biết.

Theo thông tin từ đại diện UBND phường Hàng Bông, biệt thự số 12 Ngõ Trạm được xây dựng cách đây khoảng 100 năm. Người đến sớm nhất phố là ngài Tổng đốc Phạm Gia Thụy và bà Đặng Thúy Lai từ năm 1951.

Đến khoảng năm 1961, ngôi nhà trên thuộc diện nhà vắng chủ do Nhà nước quản lý, sau đó giao cho Bộ Công an H19 quản lý và sử dụng làm khu tập thể cho cán bộ của Bộ.

Đến năm 1999, Bộ Công an đã bàn giao diện tích sử dụng các hộ tại 12 Ngõ Trạm về Xí nghiệp Nhà Hoàn Kiếm (nay là Xí nghiệp Quản lý và phát triển Nhà Hoàn Kiếm) quản lý, ký hợp đồng thuê nhà, sau đó các hộ đã làm thủ tục mua nhà theo Nghị định 61/CP của Chính phủ.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay các hộ dân sinh sống tại đây cũng có sửa chữa để phù hợp với cuộc sống hiện tại, tuy nhiên các chi tiết cổ vẫn được giữ để không làm mất đi vẻ cổ kính của căn biệt thự.

Trải qua nhiều thăng trầm, đến nay các hộ dân sinh sống tại đây cũng có sửa chữa để phù hợp với cuộc sống hiện tại, tuy nhiên các chi tiết cổ vẫn được giữ để không làm mất đi vẻ cổ kính của căn biệt thự.

Hiện nay biệt thự 12 Ngõ Trạm (thuộc biệt thự nhóm 2) với tổng diện tích là 496,65m2, có 13 hộ gia đình đang sinh sống tại đây.

Đến nay, ngôi nhà này vẫn còn nguyên hình trạng ngôi biệt thự cũ với cổng ra vào được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc khá độc đáo. Bộ khung và mái nhà vẫn được bảo tồn, tạo nên điểm nhấn cho một hình ảnh thời phong kiến còn lưu giữ khá thú vị.

Trải qua bao thăng trầm, đến nay căn biệt thự cũng bị biến dạng một số phần, nhưng về cơ bản căn biệt thự vẫn tồn tại với vẻ đẹp cổ kính, chứng kiến nhiều sự đổi thay của phố phường.

Giữa sự tấp nập, hối hả của cuộc sống hiện đại, căn biệt thự cổ như kéo người ta sống chậm lại, tận hưởng sự yên bình và thêm yêu Hà Nội hơn/. 

Bảo Ngọc - Quỳnh Anh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Hà Nội: Phân luồng giao thông phục vụ Quốc tang

Trong các ngày 25 và 26/7/2024, trên địa bàn TP.Hà Nội diễn ra các hoạt động phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Công an thành phố Hà Nội phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các loại phương tiện.

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau 18h hôm nay, nhân dân có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng nay (25/7), Lễ viếng chính thức đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu tổ chức đồng thời ở Hà Nội, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội).

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Mạnh tay xử lý các vi phạm tại dự án QL21B đoạn qua Thị trấn Vân Đình (Hà Nội)

Người dân Thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Nội phản ánh về tình trạng bụi bặm, đường xá ngổn ngang do công trình cải tạo, chỉnh trang lại vỉa hè, hệ thống thoát nước và chiếu sáng trên QL21B đoạn qua thị trấn Vân Đình đang triển khai thi công, ảnh hưởng đến đi lại và đời sống.

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Đường nội khốn khổ cạnh tranh với đường nhập lậu

Năm 2023, lượng đường nhập lậu vào Việt Nam vào khoảng 600 nghìn tấn, bằng 63% lượng đường của các doanh nghiệp sản xuất mía đường trong nước, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Cờ vỉa

Cờ vỉa

Với cánh mày râu, có một món ăn tinh thần vẫn tồn tại lâu nay trong cuộc sống, đó là thú chơi cờ tướng vỉa hè. Nếu bộ hàng ngang qua những vỉa hè trên phố, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh từng nhóm người tụ tập xung quanh bàn cờ tướng kèm theo những âm thanh nhộn nhịp cả một góc phố.

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Làm đường dành cho người đi bộ nhưng lại cho đỗ ô tô?

Tại Hà Nội, nhiều tuyến đường đã được đầu tư từ lâu để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thế nhưng các tuyến đường này vẫn chưa cho thấy hiệu quả hoạt động của nó. Đơn cử như tuyến đường Huỳnh Thúc Kháng, phần đường đáng ra được dành riêng cho người đi bộ, thì nay đã trở thành bãi đỗ xe…

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Phân vai cụ thể để quản lý, bảo trì đường bộ

Sau giai đoạn ủy thác ban đầu, việc phân cấp, phân quyền cho các địa phương quản lý quốc lộ là một bước tiến quan trọng trong quá trình cải cách hành chính, không chỉ giúp giảm tải gánh nặng cho trung ương mà còn phát huy tính chủ động, sáng tạo của các địa phương trong việc quản lý và bảo trì quốc lộ.