Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Biến động kinh tế thế giới đã đẩy giá lúa gạo không ngừng tăng cao

Như Ngọc - Thùy Linh: Thứ ba 01/08/2023, 07:49 (GMT+7)

Trước biến động thế giới, các quốc gia tăng cường dự trữ do lo ngại về an ninh lương thực đã đẩy giá lúa gạo không ngừng tăng cao.

# Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa yêu cầu NHNN tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai gói tín dụng 40.000 tỉ đồng hỗ trợ lãi suất 2%, gói 120.000 tỉ đồng cho vay nhà ở xã hội, cơ cấu thời hạn trả nợ. 

Ảnh minh hoạ: Thanh niên

Ảnh minh hoạ: Thanh niên

# Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Công Thương nghiên cứu thông tin “Châu Âu thêm rào cản với ngành dệt may”, để xây dựng giải pháp triển khai phù hợp. 

# Dòng vốn trong nền kinh tế vẫn đang chờ đợi những động lực và giải pháp từ chính sách hay những bước phát triển mang tính đột phá liên quan đến tái cơ cấu, nâng hạng thị trường.

Hiện nay các động lực của nền kinh tế như xuất nhập khẩu ròng, đầu tư tư nhân và tiêu dùng đều đang gặp khó khăn. Do đó chi tiêu chính phủ với các chương trình đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công được kỳ vọng là động lực cho tăng trưởng trong thời gian tới. 

Ông Phạm Chí Quang – Vụ trưởng Vụ chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhận định:

"Trong bối cảnh tín dụng khó như thế, cầu yếu như thế thì chúng tôi rất mong thời gian tới, chính sách tài khoá và chính sách kinh tế khác có thể hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo khơi thông được các thị trường mà chúng ta có đơn hàng. Từ đấy các DN trong nước có đơn hàng và có cơ hội tiếp tục vay vốn ngân hàng."

Bên cạnh các giải pháp điều hành vĩ mô, giải pháp kỹ thuật, các giải pháp về thể chế cũng được kỳ vọng sẽ tạo ra những bước phát triển thực chất cho thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

# Trước biến động thế giới, các quốc gia tăng cường dự trữ do lo ngại về an ninh lương thực đã đẩy giá lúa gạo không ngừng tăng cao. Các quốc gia như Indonesia, Trung Quốc, Philippine, Malaysia và thị trường Châu Phi đang tiếp tục tăng mua gạo. Theo các chuyên gia, thị trường thuận lợi dễ dẫn đến tình trạng xuất khẩu ồ ạt, có nguy cơ mất kiểm soát tồn kho cuối năm.

Nhìn vào xu hướng tăng giá gạo trên thị trường và tăng mua khiến nhiều người lạc quan về tình hình xuất khẩu gạo 8 triệu tấn gạo năm nay. Tuy nhiên, Hiệp hội lương thực VN cho rằng con số này không khả thi. Bà Bùi Thị Thanh Tâm – Phó Chủ tịch Hiệp hội lương thực Việt Nam

"Nếu mục tiêu 8 triệu tấn thì từ nay tới cuối năm còn 4 triệu tấn. Theo đánh giá của chúng tôi thì rất khó đạt được mục tiêu này. Vì thông thường VN chỉ xuất khẩu được 6,5 triệu tấn. Năm vừa rồi là 7 triệu tấn. Tuy nhiên lượng chúng ta nhập các nước khác cũng tương đối lớn thì mới đạt được mục tiêu. Tôi cũng muốn nhấn mạnh tồn kho cuối năm của chúng ta rất quan trọng, vì liên quan tới an ninh lương thực quốc gia."

Theo các chuyên gia, một bất cập nữa là nếu các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi ở trong nước cũng phải thực hiện mua dự trữ sẽ đẩy giá gạo trong nước lên rất cao. Mức tăng giá trong nước còn cao hơn tăng giá xuất khẩu sẽ dẫn đến lợi bất cập hại. 

# Các DN đầu mối dự báo, giá xăng trong nước được dự báo tăng mạnh khoảng 1.000 đồng/lít, các loại dầu có thể tăng nhẹ hơn, từ 500-1.000 đồng/lít trong kỳ điều hành chiều nay (1/8). Nguyên nhân là do thời gian qua, giá dầu thế giới đã tăng vọt do nguồn cung dự kiến sẽ bị thắt chặt. 

#Với thị trường giao dịch hàng hóa, mặc dù lực mua chiếm ưu thế trên cả 3 nhóm năng lượng, kim loại và nguyên liệu công nghiệp; tuy nhiên, mức giảm rất mạnh của các mặt hàng nhóm nông sản đã kéo chỉ số hàng hoá MXV-Index đóng cửa hôm qua suy yếu 0,25% xuống 2.324 điểm, nối dài đà giảm sang ngày thứ tư liên tiếp. Giá trị giao dịch toàn Sở tăng 11%, đạt gần 4.000 tỷ đồng.

Toàn bộ 7 mặt hàng nông sản đồng loạt ghi nhận các mức giảm mạnh. Giá lúa mì dẫn dắt xu hướng với mức lao dốc gần 5,5%. Ngô và đậu tương đều giảm trên 3% trong bối cảnh tình hình xuất khẩu tại Ukraine có thể được cải thiện nhờ khả năng khai thác một số cảng của Croatia. Trong khi đó, mùa vụ tại Mỹ đang đón nhận những tín hiệu thời tiết rất tích cực. Những thông tin trên đã góp phần xoa dịu lo ngại nguồn cung và gây sức ép lên giá nông sản trong ngày hôm qua.

Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Washington DC. Ảnh: THX/TTXVN

Trụ sở Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tại Washington DC. Ảnh: THX/TTXVN

# Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho biết, có thể khó duy trì sự thống nhất nếu tăng lãi suất vào tháng 9 trong nỗ lực chống lạm phát, với số liệu kinh tế mạnh và lạm phát giảm gây bất đồng về lộ trình thích hợp.

# Còn theo Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), có khả năng sẽ dừng chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ vào tháng 9, khi lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt và những lo ngại về nguy cơ suy thoái ngày càng gia tăng. 

# Theo dự báo mới nhất của HSBC, sáu nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm nay và 4,8% trong năm tới, vượt xa mức tăng trưởng dự kiến ở các nước phát triển. 

# Và mới đây, Nhật Bản đã quyết định mở rộng lệnh cấm xuất khẩu ô tô sang Nga từ tháng 8, bao gồm các ô tô đã qua sử dụng theo đúng với biện pháp trừng phạt của Nhóm G7.

# Đà tăng trên TTCK Mỹ được duy trì trong phiên giao dịch cuối cùng của tháng 7 với tâm lý lạc quan sau số liệu vĩ mô tích cực và được củng cố bởi mùa báo báo thu nhập Q2.2023 khả quan.

Theo FactSet, trong hơn một nửa các công ty thuộc S&P 500 đã công bố KQKD, 80% trong số đó đã ghi nhận EPS cao vượt trội. Nhờ đó, DJIA +0,28%, Nasdaq +0,21% và S&P 500 +0,15%.

# Còn ở trong nước, phiên gần nhất, KLGD khớp lệnh tăng nhẹ, đạt 1.123 tỷ đơn vị. Các chỉ báo kỹ thuật vận động ở vùng tín hiệu mạnh và chưa có dấu hiệu suy yếu.

Theo SSI Reseach, nhịp tăng trưởng duy trì và chỉ số VNIndex sẽ hướng đến mục tiêu vùng 1.230. Đồng thời, khu vực 1.201 - 1.203 sẽ là vùng hỗ trợ ngắn hạn cho chỉ số VNIndex.

Như Ngọc - Thùy Linh/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn