Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Thị thành ký

Bí ẩn lớn nhất vụ thâu tóm đất ở Thanh Trì: Sự “biến mất” kỳ lạ của 234 bộ hồ sơ gốc

Nhóm PV: Thứ năm 22/05/2025, 11:36 (GMT+7)

Nối tiếp đề tài “Màn thâu tóm kinh điển 5ha đất nông nghiệp ở Thanh Trì”, nhiều thính giả trên nền tảng số VOV Giao thông cho rằng: Muốn làm rõ sự việc, chỉ cần đối chiếu hồ sơ gốc để xác minh chữ ký, phát hiện điểm bất thường trong trình tự, thủ tục cấp phép cho doanh nghiệp.

Tuy nhiên, xuyên suốt hành trình tìm hiểu, gõ cửa nhiều cơ quan chức năng, và chính doanh nghiệp- Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, phóng viên Ban VOV Giao thông Quốc gia đều không tìm được dấu vết của 234 bộ hồ sơ chuyển nhượng gốc. Đây là điểm bí ẩn nhất trong sự việc này…

Bà con nông dân thôn 2,3 xã Vạn Phúc trưng sổ đỏ vẫn còn diện tích đất ở bãi Tân Bồi 3, cùng với văn bản cho thuê còn dấu đỏ với công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà.

Bà con nông dân thôn 2,3 xã Vạn Phúc trưng sổ đỏ vẫn còn diện tích đất ở bãi Tân Bồi 3, cùng với văn bản cho thuê còn dấu đỏ với công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà.

Ông Hoàng Văn Hòa cùng nhiều hộ dân ở thôn 2, thôn 3, xã Vạn Phúc, (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã khiếu nại nhiều lần lên cơ quan các cấp của huyện và thành phố để yêu cầu cung cấp hợp đồng chuyển nhượng bản chính giữa họ và công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, nhưng đều bị từ chối.

Theo đơn tố cáo của người dân, họ chỉ cho công ty Hoàng Hà thuê đất nông nghiệp có thời hạn 14 năm, hợp đồng thuê có dấu đỏ của doanh nghiệp, họ vẫn giữ. Nhưng đến năm 2016, thời điểm dồn điền đổi thửa, UBND xã Vạn Phúc gọi họ ra để nhận sổ đỏ mới, trên sổ lại bị trừ đi đúng… diện tích đất người dân cho công ty Hoàng Hà thuê.

Lúc này, họ mới được cán bộ xã thông báo: Đất đã bán rồi, sao lại đòi lại. Khi được hỏi hợp đồng mua bán đâu, họ được cán bộ xã cho xem (không bàn giao) bản sao cái gọi là hợp đồng chuyển nhượng.

Cũng từ đây, tranh cãi, mâu thuẫn nổ ra, khi bản sao của cái gọi là hợp đồng chuyển nhượng sai nghiêm trọng tên, chữ ký của bên bán đất, như người chết, người mù chữ, người không có mặt tại địa phương, người họ khác, người hàng xóm… cũng có chữ ký trong văn bản này.

Bí ẩn lớn nhất trong vụ thâu tóm đất nông nghiệp ở Thanh Trì - 234 bộ hồ sơ gốc hợp đồng chuyển nhượng 'biến mất' kỳ lạ.

Bí ẩn lớn nhất trong vụ thâu tóm đất nông nghiệp ở Thanh Trì - 234 bộ hồ sơ gốc hợp đồng chuyển nhượng 'biến mất' kỳ lạ.

Ông Hoàng Văn Hòa khẳng định: “Các ông tự vẽ ra hợp đồng, chứ làm gì có hợp đồng đấy. Cái này có phần của cán bộ, nói như thế cho chính xác. Có dấu của xã đấy, nhưng hợp đồng photo thôi, bản gốc đâu ra. Các ông nặn ra, rồi bảo mất bản gốc. Nếu thế, tôi hỏi thế này, nhà tôi, bố tôi họ tên là Hoàng Văn Hợi, cái ông ký trong bản photo hợp đồng chuyển nhượng, chỉ cho tôi xem thôi, không cho cầm, là Nguyễn Văn Hợi. Thế ông giao cho Nguyễn Văn Hợi thì tìm ông ấy mà lấy đất, sao lại lấy đất của gia đình tôi”.

Bà Nguyễn Thị Thắng, nông dân xã Vạn Phúc, tiết lộ: Năm 2016, bà được hướng dẫn ký nhận sổ mới, nhưng tá hỏa phát hiện không còn diện tích đất cho thuê, bà đã trả sổ mới lại cho xã, đồng thời yêu cầu hủy việc nhận sổ mới đó.

Bà là người hiếm hoi lấy được toàn bộ hồ sơ cán bộ xã cung cấp. Cũng từ đây, một loạt vấn đề được hé lộ. Theo bà Thắng, cán bộ địa chính xã Vạn Phúc có dấu hiệu lợi dụng sự thiếu hiểu biết pháp luật, không đọc kỹ nội dung của những người già cả, mà “hướng dẫn” các cụ ký vào các văn bản, gồm: Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi sổ đỏ; biên bản bàn giao ruộng dồn điền đổi thửa ngoài thực địa.

Trong đó, các phần hiển thị đất nguyên trạng, cán bộ địa chính chỉ tay cho người dân thấy, còn phần diện tích đất mới sau khi bị trừ số đất cho công ty Hoàng Hà thuê, họ không đề cập.

Không những vậy, trong các biên bản bàn giao đất, bồi thường và chuyển nhượng, thì dàn cán bộ thôn, xã, ngành đoàn thể, doanh nghiệp đều có mặt đông đủ, nhưng biên bản không có chữ ký của… bà con nông dân!?

“Công ty Hoàng Hà cứ bảo chuyển nhượng rồi. Nhưng sổ đỏ của tôi chưa biến động. Thứ hai, khi chúng tôi cho thuê là có hợp đồng 14 năm rõ ràng. Nhiều người nói với tôi, là ông giám đốc công ty Hoàng Hà bảo mua của xã chứ không phải mua của dân. Bây giờ chúng tôi mong các cấp ở trên về xã xác minh xem ai là người ký bản hợp đồng chuyển nhượng của gia đình tôi và tất cả người dân có đất. Chúng tôi cũng đề nghị giám định chữ ký trong bộ hồ sơ gốc để công ty Hoàng Hà giả đất lại cho chúng tôi, chúng tôi còn sản xuất”.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Phúc xác nhận, cơ quan này chứng thực nhưng không lưu hợp đồng chuyển nhượng gốc, các văn bản này đến nay là vô hiệu lực.

Ông Nguyễn Văn Sinh, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Phúc xác nhận, cơ quan này chứng thực nhưng không lưu hợp đồng chuyển nhượng gốc, các văn bản này đến nay là vô hiệu lực.

Trao đổi với VOV Giao thông về dấu vết của những bộ hồ sơ gốc, ông Nguyễn Văn Sinh – Phó chủ tịch UBND xã Vạn Phúc cho biết những thông tin rất bất ngờ. UBND xã chứng thực, nhưng cũng không biết rõ, việc chuyển nhượng đó có… thật hay không!?

“Thứ nhất, không có bản chính, khi ký cho nhân dân, văn bản này chúng tôi không lưu. Khi xem văn bản là bản photo thôi thì cũng không biết chữ ký đấy là thế nào. Thật ra, vào thời điểm đó, các bên làm thủ tục biến động đất đai ngay thì các hợp đồng đấy phù hợp với quy định pháp luật lúc đó. Nhưng đến giờ phút này, hợp đồng đó không còn giá trị pháp lý. Chúng tôi đã hướng dẫn ông Hoàng Văn Lâm  - TGĐ Công ty Hoàng Hà và bà con nhân dân phối hợp. Nếu đúng là chuyển nhượng cho nhau, thì phải làm mọi thủ tục, ra văn phòng công chứng làm hợp đồng chuyển nhượng đúng pháp luật”.

Thỏa thuận cho thuê đất giữa bà con và công ty Hoàng Hà vẫn còn bản gốc. Nhưng công ty Hoàng Hà không trả, dựa vào cái gọi là bản sao hợp đồng chuyển nhượng không giá trị để 'thâu tóm' đất.

Thỏa thuận cho thuê đất giữa bà con và công ty Hoàng Hà vẫn còn bản gốc. Nhưng công ty Hoàng Hà không trả, dựa vào cái gọi là bản sao hợp đồng chuyển nhượng không giá trị để 'thâu tóm' đất.

Văn bản chuyển nhượng gốc người bán chưa từng nhìn thấy, còn UBND xã, nơi chứng thực thì không lưu. Đem thắc mắc này hỏi Công an huyện Thanh Trì, thời điểm cơ quan này chưa bị giải thể, phóng viên VOV Giao thông nhận được câu trả lời: Vẫn đang trong quá trình điều tra. Đến tháng 1/2025, người dân nhận được câu trả lời: Vụ việc được cho là giả mạo chữ ký không có dấu hiệu hình sự, cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì đã bác đơn, và đề nghị bà con nhân dân gửi đơn kiện dân sự.

Tìm hiểu thông tin tại UBND thành phố Hà Nội, phóng viên Ban VOV Giao thông Quốc gia được hướng dẫn làm việc trực tiếp với UBND huyện Thanh Trì. Huyện Thanh Trì đã trả lời bằng văn bản và “lờ tịt” những câu hỏi liên quan dấu hiệu giả mạo chữ ký và dấu vết của 234 bộ hồ sơ gốc hợp đồng chuyển nhượng.

Luật sư Nguyễn Hải Lăng cho rằng, mấu chốt là tìm ra bộ hợp đồng chuyển nhượng gốc để giám định chữ ký và trình tự thủ tục cấp phép. Không lý nào hồ sơ gốc biến mất đồng loạt, người dân bán đất lại không có hợp đồng trong tay.

Luật sư Nguyễn Hải Lăng cho rằng, mấu chốt là tìm ra bộ hợp đồng chuyển nhượng gốc để giám định chữ ký và trình tự thủ tục cấp phép. Không lý nào hồ sơ gốc biến mất đồng loạt, người dân bán đất lại không có hợp đồng trong tay.

UBND huyện Thanh Trì cũng không trả lời câu hỏi liên quan văn bản đề nghị của Thanh tra Thành phố Hà Nội về việc giao UBND huyện yêu cầu công ty Hoàng Hà gửi hồ sơ gốc để gửi cơ quan giám định thuộc Bộ Công an.

Luật sư Nguyễn Hải Lăng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bà con thôn 2, thôn 3 xã Vạn Phúc phân tích: Mấu chốt của vụ việc chính là 234 bộ hồ sơ gốc cái gọi là hợp đồng chuyển nhượng giữa công ty Hoàng Hà với các nông dân. Việc biến mất của các bộ hồ sơ gốc này, cùng với việc sổ đỏ người dân vẫn chưa có biến động, hợp đồng cho thuê đất của họ với doanh nghiệp vẫn còn giấy trắng, mực đen và dấu đỏ, chữ ký của phó giám đốc công ty Hoàng Hà… Tất cả phủ lên câu chuyện tranh chấp đất đai này một bức màn đầy bí ẩn.

“Để xin một dự án, tất cả nơi này đều phải có. Đó là Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài nguyên-Môi trường, kể cả Sở Quy hoạch – Kiến trúc, UBND thành phố, UBND huyện và UBND xã. Những nơi đấy đều phải có một là bản gốc, hai là bản sao y của hợp đồng này. Việc xảy ra thất lạc gần như không thể. Nhưng nếu nó xảy ra, theo tôi, chúng ta cần xét trách nhiệm các cơ quan chức năng đó. Nếu không làm tốt, có thể rơi vào hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, khiến người dân mất 5ha đất, thiệt hại rất lớn”.

Bà con nông dân mong sớm có cơ quan chức năng cấp thành phố, trung ương về địa phương rà soát, xác minh và điều tra việc họ tố cáo bị 'lừa đảo' dẫn đến mất trắng đất nông nghiệp.

Bà con nông dân mong sớm có cơ quan chức năng cấp thành phố, trung ương về địa phương rà soát, xác minh và điều tra việc họ tố cáo bị 'lừa đảo' dẫn đến mất trắng đất nông nghiệp.

Các ý kiến từ chuyên gia đất đai, pháp lý đều nhận định: Việc các cơ quan chức năng huyện Thanh Trì, xã Vạn Phúc hướng dẫn người dân đi kiện dân sự công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà là đưa người dân vào thế khó.

Bởi họ không dự họp, không ký biên bản, ký giấy chuyển nhượng. Hồ sơ gốc giấy tờ chuyển nhượng họ cũng chưa từng được nhìn thấy. Sổ đỏ cũng chưa ghi nhận biến động đất đai. Toàn bộ quá trình chứng thực của UBND xã Vạn Phúc đã được đoàn kiểm tra huyện Thanh Trì kết luận là không đúng trình tự, không phù hợp quy định pháp luật. Cái được gọi là hợp đồng chuyển nhượng đến thời điểm này cũng được đại diện UBND xã Vạn Phúc cho rằng, không có hiệu lực pháp luật.

Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, chủ thể bị bà con nông dân tố cáo, đang bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng, Tổng giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh.

Công ty TNHH xây dựng công trình Hoàng Hà, chủ thể bị bà con nông dân tố cáo, đang bị cưỡng chế thuế gần 100 tỷ đồng, Tổng giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh.

Những nông dân già cả, ngây thơ pháp luật khẳng định, họ không có khả năng thu thập hồ sơ để khởi kiện công ty TNHH công trình xây dựng Hoàng Hà, khi các tài liệu mấu chốt, họ đều không được xã và huyện cung cấp. Trong khi, 5ha đất nông nghiệp đã được hô biến thành quyền sử dụng đất của doanh nghiệp.

Sau hàng thập kỷ đi khiếu nại đòi quyền lợi chính đáng, nhưng chưa được giải quyết thấu đáo, bà con nông dân ở xã Vạn Phúc cho biết, vẫn đặt trọn niềm tin vào công lý, vào những người cầm cân nảy mực có thể làm rõ được những điểm mờ, điểm nghi vấn rất rõ xung quanh câu chuyện này, đặc biệt là sự biến mất bí ẩn của 234 bộ hồ sơ gốc. 

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Công an TP Hà Nội tìm người biết thông tin vụ TNGT trên đường An Dương Vương

Công an TP Hà Nội tìm người biết thông tin vụ TNGT trên đường An Dương Vương

Để phục vụ công tác xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra – Công an TP.Hà Nội đề nghị ai biết thông tin về vụ tai nạn giao thông xảy ra ngày 10/05/2025 tại tuyến đường An Dương Vương, phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội liên hệ và cung cấp thông tin.

Hà Nội: Hàng đoàn xe đi ngược chiều bất chấp biển cấm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ

Hà Nội: Hàng đoàn xe đi ngược chiều bất chấp biển cấm trên đường Nguyễn Ngọc Vũ

Sau hơn 1 tháng điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến đường Nguyễn Ngọc Vũ, đoạn từ Cầu Cống Mọc đến ngõ 53 Nguyễn Ngọc Vũ, tình trạng vi phạm giao thông vẫn diễn ra tràn lan. Bất chấp biển báo, biển cấm đã được lắp đặt rõ ràng, hàng đoàn phương tiện từ xe máy đến ô tô, thản nhiên ngược chiều

[12h30 hôm nay] Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

[12h30 hôm nay] Phạt nguội, ngàn lẻ một tình huống oái oăm

Hàng loạt phương tiện bị từ chối đăng kiểm vì lỗi phạt nguội từ nhiều năm trước, từ khi xe còn thuộc chủ cũ, hoặc đột nhiên báo lỗi cũ dù đã qua nhiều lần đăng kiểm thành công…

CSGT đặt máy quay ở ngã tư ghi hình phạt nguội xe vi phạm

CSGT đặt máy quay ở ngã tư ghi hình phạt nguội xe vi phạm

Sáng nay (21/5), Tổ công tác của Đội CSGT đường bộ số 6 (Phòng CSGT Công an Hà Nội) đã ghi hình được nhiều trường hợp xe máy đi lên vỉa hè, vượt đèn đỏ... tại nhiều nút giao để xử lý phạt nguội.

“Đuối sức” vì quá tải, cảng Rạch Giá chờ được thay áo mới

“Đuối sức” vì quá tải, cảng Rạch Giá chờ được thay áo mới

Cảng hành khách Rạch Giá hiện nay gần như quá tải vào những dịp cao điểm do lượng du khách đến các đảo Phú Quốc, Nam Du, Hòn Sơn…nghỉ dưỡng tăng cao, và trong tương lai dự kiến sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Bị thu hồi đất với giá 0 đồng, nỗi niềm người dân sống dưới chân gò Đống Thây

Bị thu hồi đất với giá 0 đồng, nỗi niềm người dân sống dưới chân gò Đống Thây

Ngay giữa lòng thủ đô Hà Nội, nơi đất chật người đông, giá đất từng mét vuông có thể lên tới cả trăm triệu đồng. Thế nhưng, lại đang tồn tại một nghịch lý: hàng chục hộ dân tại phường Thanh Xuân Trung bị yêu cầu giao lại đất cho nhà nước mà… không được đền bù đồng nào.

TP.HCM ra văn bản khẩn ứng phó COVID-19 trước biến thể Omicron XEC

TP.HCM ra văn bản khẩn ứng phó COVID-19 trước biến thể Omicron XEC

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường phòng chống COVID-19, giám sát biến thể Omicron XEC, bảo vệ nhóm nguy cơ cao, sẵn sàng ứng phó nếu dịch diễn biến phức tạp.