Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Thâu tóm đất nông nghiệp ở Thanh Trì: “Cần kỷ luật cán bộ, xử lý hình sự hành vi giả mạo của doanh nghiệp”

Nhóm PV: Thứ sáu 28/02/2025, 15:18 (GMT+7)

Liệu có sự ưu ái nào của cơ quan chức năng các cấp với công ty Hoàng Hà? Nếu chứng minh được có việc giả mạo chữ ký, hợp đồng bị lập khống, liên đới trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị này rất nặng nề.

Sau khoảng 1 tháng loạt phóng sự “Màn thâu tóm kinh điển 5ha đất nông nghiệp ở Thanh Trì, Hà Nội” được phát sóng trên các nền tảng Kênh VOV Giao thông, được chia sẻ và sự vào cuộc đưa tin bởi các cơ quan báo chí và các trang mạng xã hội, đã có hàng triệu lượt tương tác thông tin về vụ việc, thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội.

Nhóm phóng viên tiếp tục cập nhật những diễn biến mới nhất trong hành trình đi tìm công lý của 225 hộ dân thôn 3, xã Vạn Phúc, cũng như phân tích trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc để xảy ra sai phạm, không giải quyết dứt điểm tranh chấp giữa các hộ dân với Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà.

MUA BÁN, CHUYỂN NHƯỢNG NHƯNG KHÔNG ĐĂNG KÝ BIẾN ĐỘNG ĐẤT ĐAI!?

Theo đơn phản ánh tới kênh VOV Giao thông, bà con nông dân thôn 3 Vạn Phúc cho biết, năm 2003, họ thỏa thuận cho công ty Hoàng Hà thuê lại quyền sử dụng đất nông nghiệp ở bãi Tân Bồi 3 bằng văn bản giấy trắng mực đen với giá 90.000 đồng/m2/14 năm.

Công ty Hoàng Hà có làm một động tác là “mượn” sổ đỏ của bà con để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất đã thuê. Sau 2 tháng, bà con nhận lại sổ mà không có biến động gì trên sổ. Từ đó đến trước năm 2016, bà con vẫn giữ “sổ đỏ” và là chủ thể hợp pháp được nhà nước giao sử dụng diện tích đất đó.

Vậy mà không hiểu bằng cách nào, từ năm 2010, công ty Hoàng Hà lại có thể hoàn tất thủ tục và nhận quyết định số 828 ngày 12/2/2010 của UBND TP Hà Nội giao gần 5ha đất nông nghiệp và cấp phép mở bãi chứa vật liệu xây dựng.

Những người nông dân ở thôn 3, xã Vạn Phúc thẫn thờ khi mất trắng đất nông nghiệp, sau khi họ cho công ty Hoàng Hà thuê với giá 90.000 đồng mỗi mét vuông thời hạn 14 năm

Những người nông dân ở thôn 3, xã Vạn Phúc thẫn thờ khi mất trắng đất nông nghiệp, sau khi họ cho công ty Hoàng Hà thuê với giá 90.000 đồng mỗi mét vuông thời hạn 14 năm

Khi bị gọi ra UBND xã Vạn Phúc để nhận “sổ đỏ” mới sau dồn điền đổi thửa năm 2016, bà con ngã ngửa vì diện tích đất cho thuê đã bị trừ. Họ kiên quyết không ký nhận sổ mới sau khi đất họ cho thuê đã bị “hô biến” thành chuyển nhượng sang tay công ty Hoàng Hà. Hỏi xã hợp đồng chuyển nhượng nào, bà con chỉ nhận được cái lắc đầu: UBND xã không còn lưu bản gốc do chính cơ quan này chứng thực!?

Giáo sư Đặng Hùng Võ, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân tích: Đây là điều cực kỳ vô lý, các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được hình thành vào năm 2007 mà UBND xã Vạn Phúc và công ty Hoàng Hà đề cập có thể nói là vô giá trị, vì chưa đăng ký biến động tại văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.

“Xã không lưu thì huyện phải lưu, tỉnh phải lưu. Nhưng tại sao doanh nghiệp và người dân không làm thủ tục đó tại cơ quan có thẩm quyền là văn phòng đăng ký đất đai. Tại sao lại không làm? Có thể ở đây, ký hợp đồng với nhau là cứ thế ký, chứ không theo quy định của pháp luật”.

SỰ BIẾN MẤT CỦA HỢP ĐỒNG GỐC, NHỮNG CUỘC HỌP KHÔNG CÓ DÂN THAM GIA

Bà Đặng Thị Thanh, xóm 4, thôn 3 xã Vạn Phúc khẳng định: Công ty Hoàng Hà đã giả mạo chữ ký của người chết, người không biết chữ, người không có ở địa phương để lập khống hợp đồng chuyển nhượng. 225 hộ nông dân đến nay vẫn không nhìn thấy bản hợp đồng gốc nào được trưng ra, mà chỉ có bản sao UBND xã cho xem.

Nhưng ngay trong chính những bản sao đó cũng có vấn đề: Số tiền chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập ra bằng đúng đơn giá của thỏa thuận cho thuê đất mà người dân vẫn giữ bản gốc, là 90.000 đồng/m2.

Văn bản cho thuê bản gốc họ vẫn giữ. Nhưng công ty Hoàng Hà và UBND xã Vạn Phúc lại cho biết có tồn tại một hợp đồng chuyển nhượng, đất đã sang nhượng đứt cho công ty này.

Văn bản cho thuê bản gốc họ vẫn giữ. Nhưng công ty Hoàng Hà và UBND xã Vạn Phúc lại cho biết có tồn tại một hợp đồng chuyển nhượng, đất đã sang nhượng đứt cho công ty này.

Đề cập sự vô lý của con số này, bà Đặng Thị Thanh tiết lộ: Có 3 hộ dân thời điểm năm 2003 đã không đồng ý cho công ty Hoàng Hà thuê lại đất. Họ chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho công ty này với giá 1,5 triệu đồng/m2. Rõ ràng, doanh nghiệp đã hưởng lợi chênh lệch khủng khiếp giữa giá mua thẳng theo thị trường với giá thuê đất (sau đó “phù phép” thành chuyển nhượng).

Bà Thanh bức xúc cho biết, chính đoàn kiểm tra của UBND huyện Thanh Trì trong Kết luận số 45 ngày 30/1/2018 đã xác nhận: trong các biên bản họp về vấn đề chuyển nhượng, giá chuyển nhượng có đầy đủ thành phần doanh nghiệp, chính quyền, đoàn thể xã Vạn Phúc, nhưng lại thiếu chủ thể quan trọng nhất là… các hộ dân!

“Cái biên bản chi trả tiền bồi thường tại UBND xã trong cùng một ngày 7/2/2007, có ký chuyển nhượng trả tiền tại nhà văn hóa thôn 3. Nhưng kỳ lạ là tại sao UBND xã lại điều động được cuộc họp của hơn 200 hộ dân, mà chúng tôi không đi họp, chỉ có chữ ký của các ban bệ với công ty Hoàng Hà. Các ông ấy họp để thống nhất việc chi trả tiền đất đã chuyển nhượng, mà dân chúng tôi có tham gia đâu”.

THÀNH PHỐ ĐỀ NGHỊ GIÁM ĐỊNH CHỮ KÝ, HUYỆN PHỚT LỜ

Theo các văn bản đã công bố, vào năm 2018, đoàn kiểm tra UBND huyện Thanh Trì đã phát hiện một loạt sai phạm nghiêm trọng của UBND xã Vạn Phúc khi chứng thực cái gọi là “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa công ty Hoàng Hà với các hộ dân thôn 3.

Cán bộ xã không nhận hồ sơ qua bộ phận “một cửa”, không có phiếu yêu cầu công chứng, chứng thực, không có lời chứng, không có số chứng thực, và không lưu trong sổ chứng thực. Tuy nhiên, kết luận của đoàn kiểm tra của huyện lại không đưa ra bất cứ đề xuất kỷ luật cán bộ nào.

Năm 2020, Thanh tra thành phố Hà Nội có công văn số 2292 giao UBND huyện Thanh Trì yêu cầu công ty Hoàng Hà cung cấp bản gốc hợp đồng mang đi giám định tại Viện khoa học hình sự, Bộ Công an, nhưng UBND huyện Thanh Trì chưa thực hiện chỉ đạo.

Luật sư Nguyễn Hải Lăng đặt nghi vấn, liệu có sự ưu ái, bao che từ phía ban ngành chức năng đối với sai phạm khá rõ ràng của công ty Hoàng Hà và cán bộ UBND xã Vạn Phúc.

Luật sư Nguyễn Hải Lăng đặt nghi vấn, liệu có sự ưu ái, bao che từ phía ban ngành chức năng đối với sai phạm khá rõ ràng của công ty Hoàng Hà và cán bộ UBND xã Vạn Phúc.

Thanh tra thành phố cũng thừa nhận, có thiếu sót trong quá trình thẩm định hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất của công ty Hoàng Hà, đề nghị Sở Tài nguyên môi trường xác định trách nhiệm trong quá trình tham mưu cho UBND TP, vì hợp đồng chuyển nhượng các bên không đảm bảo theo quy định pháp luật.

Đến năm 2025, sau khi tiếp nhận đơn tố giác của bà con thôn 3 Vạn Phúc, Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an huyện Thanh Trì cũng không đề cập việc giám định chữ ký trong hợp đồng gốc, cho rằng vụ việc không cấu thành tội phạm, là tranh chấp dân sự.

Luật sư Nguyễn Hải Lăng, Giám đốc công ty luật Hồng Hạnh Vân Canh nêu thắc mắc, liệu có sự ưu ái nào của cơ quan chức năng các cấp với công ty Hoàng Hà? Nếu chứng minh được có việc giả mạo chữ ký, hợp đồng bị lập khống, liên đới trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị này rất nặng nề.

“Nếu điều đó xảy ra, theo tôi cần xét trách nhiệm của các cơ quan chức năng đó. Nếu anh không làm tốt, anh đã phạm vào tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì, thiếu trách nhiệm khiến người dân mất 5 ha đất. Thiệt hại rất lớn”.

DOANH NGHIỆP DÁM GIẢ MẠO HỢP ĐỒNG, O ÉP NÔNG DÂN, CÓ SỰ TIẾP TAY CỦA CÁN BỘ?

Theo dõi diễn biến vụ thâu tóm đất kinh điển ở Thanh Trì, Giáo sư Đặng Hùng Võ nhận định: Người nông dân không có tư duy về đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, còn hạn chế về nhận thức pháp luật đất đai.

Do đó, nhiều nơi, các doanh nghiệp lợi dụng thực trạng ấy để thâu tóm đất đai, thậm chí bằng biện pháp giả mạo chữ ký, kết hợp chính quyền địa phương o ép người nông dân. Giáo sư Võ đề cập cách thức rất tinh vi của doanh nghiệp “cài cắm” thêm điều khoản ngay từ đầu khi đặt vấn đề thuê đất, là mọi tranh chấp giải quyết bằng con đường dân sự:

“Doanh nghiệp sẽ dùng nhiều cách, trong đó có tinh thần chung là phối hợp với chính quyền địa phương để lấy được đất, và có nhiều nơi có sự giả mạo. Thứ nhất, giả mạo chữ ký là hành vi vướng vào khung hình sự. Thứ hai, cam kết của doanh nghiệp với người dân là không hình sự hóa bất đồng giữa hai bên, đó là cam kết, không phải pháp luật. Pháp luật quy định: Giả mạo chữ ký nếu chứng minh được thì là khung hình sự”.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, quyền giám sát của nhân dân không được đảm bảo và thự hiện. Cần xử lý cán bộ làm sai và áp khung hình sự với hành vi giả mạo chữ ký, hợp đồng của doanh nghiệp.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cho rằng, quyền giám sát của nhân dân không được đảm bảo và thự hiện. Cần xử lý cán bộ làm sai và áp khung hình sự với hành vi giả mạo chữ ký, hợp đồng của doanh nghiệp.

Giáo sư Đặng Hùng Võ cũng nhấn mạnh, Luật Đất đai khá kín kẽ, những lỗ hổng chỉ tới từ việc những người thực thi hiểu và làm sai luật. Bên cạnh đó, Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường bày tỏ sự đáng tiếc, khi hệ thống chính trị tại địa phương đã không tạo điều kiện tốt thực hiện quyền giám sát của nhân dân. Cụ thể, Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân, HĐND gần như đánh mất vai trò giám sát khi UBND xã sai phạm.

"Ngay trong Luật đất đai, điều 199 đã quy định về quyền giám sát của người dân. Vậy tại sao chính quyền địa phương không tạo điều kiện cho người dân thực hiện quyền giám sát. Tôi cho rằng, nói chừng ấy việc mà các phóng viên đã phản ánh, tôi thấy cần phải đưa lên cấp có thẩm quyền để xử lý, trong đó kỷ luật các cán bộ địa phương không làm đúng luật, và quy hành vi của doanh nghiệp vào nhóm hành vi hình sự, cần phải giải quyết quyết liệt”.

Sau khi nhận thấy việc giải quyết đơn tố giác của Công an huyện Thanh Trì chưa khách quan, 225 hộ dân thôn 3, xã Vạn Phúc tiếp tục gửi đơn lên cấp thành phố. Hiện đơn tố giác tội phạm với công ty Hoàng Hà và tài liệu liên quan đã được chuyển đến Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội để giải quyết theo quy định.

Các hộ dân thôn 3 Vạn Phúc đã khiếu nại quyết định xử lý đơn tố giác của Công an huyện Thanh Trì. Hồ sơ đơn thư đã được gửi lên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội.

Các hộ dân thôn 3 Vạn Phúc đã khiếu nại quyết định xử lý đơn tố giác của Công an huyện Thanh Trì. Hồ sơ đơn thư đã được gửi lên Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP Hà Nội.

Nhóm PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Khích lệ con gái 6 tuổi lái ô tô, bố bị phạt gần 30 triệu

Hành vi nguy hiểm này không chỉ vi phạm quy định về an toàn giao thông mà còn tiềm ẩn rủi ro lớn cho chính cháu bé và những người xung quanh. Ngay sau khi xác minh, cơ quan chức năng đã mời người đàn ông lên làm việc và ra quyết định xử phạt lên đến 30 triệu đồng.

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Sau vụ cột khói khổng lồ giữa Hà Nội: Bao giờ di dời các cơ sở gây ô nhiễm?

Người dân cũng rất băn khoăn về lộ trình di chuyển công ty Công ty Cổ phần Dệt Hà Nội và một số cơ sở công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm nằm giữa khu dân cư đông đúc của Hà Nội sẽ được thực hiện như thế nào?

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Tự ý thay đổi màu xe ô tô: Bị phạt tới 12 triệu và phải khôi phục như cũ

Thính giả Tống Minh (Hà Nội) hỏi: "Tôi có người bạn thay đổi màu sơn ô tô nhưng không qua thủ tục đăng ký, kiểm tra. Vậy bạn tôi có thể bị xử phạt như thế nào?"

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

TP.HCM: Hơn 5.000 cơ sở kinh doanh có nguy cơ dừng hoạt động vì không đảm bảo PCCC

Qua rà soát, TP.HCM có hơn 60.400 cơ sở nhà trọ, chung cư mini, nhà ở kết hợp kinh doanh, trong đó hơn 15.700 cơ sở còn tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy. Cụ thể, hơn 13.900 cơ sở là loại hình nhà trọ, nhà ngăn phòng cho thuê và 930 cơ sở là nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh.

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Khó ngăn ngừa sai phạm khi chỗ có công nghệ, chỗ không

Việc triển khai chưa đầy đủ, chưa đồng bộ công nghệ trông giữ xe không dùng tiền mặt, vẫn áp dụng song song thu tiền mặt, cùng với sự giám sát thiếu chặt chẽ, khiến tình trạng thu sai vẫn diễn ra.

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Hệ thống KRX sắp vận hành: Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Mới đây, đại diện Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM cho biết, Hệ thống công nghệ thông tin mới (Hệ thống KRX) dự kiến sẽ chính thức chuyển đổi hệ thống bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và đi vào hoạt động chính thức vào ngày 5/5 tới.

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

“Free Restroom” thân thiện cho du khách

Mô hình này dựa trên tinh thần tự nguyện của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ẩm thực, cơ sở lưu trú... tạo điều kiện cho người đi đường và khách du lịch có thể sử dụng nhà vệ sinh tiện lợi và hoàn toàn miễn phí.