Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Bão số 3: Đến trưa 08/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn

PV: Thứ bảy 07/09/2024, 08:29 (GMT+7)

Đến 07h sáng mai (8/9) bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h trên đất liền phía Tây Bắc Bộ với cường độ cấp 6-7, giật cấp 9-10. Khu vực vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc bộ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp độ 3.

Chia sẻ của người dân bị ảnh hưởng bởi bão số 3 tại Quảng Ninh (Video: Ngọc Tuấn)

Đến trưa 08/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn

Hồi 19 giờ ngày 07/9, vị trí tâm bão số 3 ở vào khoảng 20,9 độ Vĩ Bắc; 106,0 độ Kinh Đông, trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Đến 07h sáng mai (8/9) bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h trên đất liền phía Tây Bắc Bộ với cường độ cấp 6-7, giật cấp 9-10. Khu vực vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc bộ cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp độ 3.

Đến 19h tối mai, bão tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần trên đất liền khu vực Thượng Lào. Khu vực Bắc bộ vẫn nằm trong phạm vi cảnh báo rủi ro thiên tai ở cấp độ 3.

Do tác động của bão, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9-11, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh còn duy trì trong tối nay).

Theo ông Hoàng Phúc Lâm - Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ 19h ngày 7/9 đến 1h ngày 8/9 là thời điểm gió mạnh nhất ở Hà Nội. Gió bắt đầu lặng ở Hà Nội từ 1h ngày 8/9, nhưng mưa có thể kéo dài đến 8-9h. Đến trưa 8/9, khu vực Hà Nội tương đối an toàn.

Tổng Công ty Điện lực Hà Nội cho biết, do ảnh hưởng của bão số 3, một số khu vực của Thủ đô xảy ra tình trạng mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện.

Điện lực Hà Nội khuyến cáo người dân, khi có bão, mưa to gió lớn, ngập úng cần tránh xa các khu vực nguy hiểm như đường dây điện, trạm điện. Người dân cần đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra như: cây đổ, cành cây rơi vào trạm điện, dây điện đứt, cột điện đổ, nước tràn vào trạm điện… gây cháy, nổ, rò điện.

---

Hưng Yên: 50 ngôi nhà bị hư hại, hơn 2.200 cây xanh bị gãy đổ

Tối 7/9, Văn phòng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hưng Yên thông tin, do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh có gió giật mạnh, lượng mưa từ 13 giờ đến 16 giờ ngày 7/9 đạt trung bình gần 11,7mm.

Đến 16 giờ cùng ngày, toàn tỉnh có 42 trạm bơm với 85 tổ máy hoạt động tiêu thoát nước.

Theo thống kê của các địa phương, đến 17 giờ cùng ngày, mưa to và gió giật mạnh làm 50 ngôi nhà bị tốc mái, hư hại; 2.244 cây xanh bị gãy đổ; ước tính có gần 5.800 ha cây trồng bị thiệt hại...

Mưa bão làm hỏng 4 chuồng trại, 24 trạm bơm chống úng bị mất điện không vận hành được./.

Hơn 140 ngôi nhà ở Lạng Sơn bị tốc mái

Theo Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lạng Sơn, tính đến 18 giờ ngày 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, đã có 144 hộ dân trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng nhà ở, chủ yếu là bị tốc mái.

Mưa to kèm theo gió giật mạnh từ sáng 7/9 đã khiến nhiều cây xanh tại thành phố Lạng Sơn và các huyện bị bật gốc, đổ gãy ra đường. Một số điểm giao thông bị sạt taluy dương. Các địa phương trong tỉnh đã di dời 91 hộ dân trong vùng nguy cơ cao rủi ro thiên tai đến nơi an toàn.

Để ứng phó kịp thời các tình huống do bão có thể gây ra, Bộ Chỉ huy Quân sự, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Công an tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn rà soát, chủ động phương án, kịch bản ứng phó với bão, mưa lũ; triển khai lực lượng, trực 100% quân số; sẵn sàng hỗ trợ địa phương ứng phó với hoàn lưu sau bão gây mưa lớn, lũ. Chính quyền các cấp đã đã huy động trên 10.000 người tham gia các đội dân quân cơ động, tự vệ để rà soát các điểm có nguy cơ cao và cử người canh gác tại các điểm xảy ra sạt lở và ngầm tràn...

Hiện các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh cơ bản đảm bảo an toàn. Toàn tỉnh có 18 hồ có mực nước qua tràn, các hồ còn lại có dung tích dao động từ 70-80%. Các đơn vị quản lý, khai thác đã chủ động hạ mực nước hồ trước bão. Lực lượng chức năng địa phương đang hỗ trợ nhân dân ở những vùng nguy cơ sạt lở di chuyển đến nơi an toàn; tổ chức dọn dẹp cây đổ, cắt tỉa cành cây để đảm bảo lưu thông an toàn.

Hà Nội: Bến xe Giáp Bát hỗ trợ hành khách bị mắc kẹt do bão

Chiều tối ngày 7/9, trước sự đổ bộ của bão Yagi, Bến xe Giáp Bát đã tạm dừng hoạt động, khiến một số hành khách nhỡ chuyến chưa về được với gia đình. Để hỗ trợ hành khách, bến đã tạo điều kiện để người dân trú bão, ăn uống miễn phí.

Trong thời điểm vận tải hành khách tại Bến xe Giáp Bát tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của bão Yagi, một số hành khách nhỡ xe chưa về được với gia đình. Trước tình hình đó, cán bộ, nhân viên Bến xe Giáp Bát đã hỗ trợ miễn phí cho hành khách trú bão, ăn uống.

Để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động vận tải, Công ty CP Bến xe Hà Nội khuyến nghị các đơn vị vận tải chủ động điều chỉnh và tạm dừng hoạt động đối với các chuyến xe vận hành trong thời gian bão số 3 (Yagi) diễn ra. Đặc biệt đối với các tỉnh bão đi qua, chỉ thực hiện vận chuyển khi đảm bảo đủ điều kiện an toàn cho hành khách và phương tiện khi vận hành trên tuyến.

---

 

Ảnh: Kinh tế Đô thị

Ảnh: Kinh tế Đô thị

 

Một số hình ảnh chiều nay tại phường Cẩm Sơn, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh do PV VOV Giao thông ghi nhận

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Cây đổ ngang đường sắt, 22 chuyến tàu phải huỷ

Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, bão số 3 đã ảnh hưởng đến hạ tầng một số vị trí trên các tuyến đường sắt phía Bắc. Để tránh thiệt hại, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, đường sắt đã bãi bỏ hàng loạt chuyến tàu khách.

Trong đó, bãi bỏ hai mác tàu khách thống nhất SE11/SE12 từ ngày 9-12/9; toàn bộ 8 tàu chuyến khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng trong ngày 7/9 và 2 chuyến tàu khách trong ngày 8/9. Bãi bỏ 2 chuyến tàu NA1/NA2 giữa Hà Nội - Vinh ngày 7/9; 2 chuyến tàu SP3/SP4 giữa Hà Nội - Lào Cai ngày 7/9.Tổng cộng có 22 chuyến tàu khách phải bãi bỏ.

Về tàu hàng, đã dừng chạy toàn bộ tàu hàng trên tuyến Hà Nội - Hải Phòng từ hôm nay.

Để tránh thiệt hại, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, đường sắt đã bãi bỏ hàng loạt chuyến tàu khách.

Để tránh thiệt hại, đảm bảo an toàn về người, phương tiện, đường sắt đã bãi bỏ hàng loạt chuyến tàu khách.

Bác bỏ tin đồn 'Hà Nội cắt điện toàn thành phố tối nay

Chiều 7/9, do ảnh hưởng của bão số 3, một số khu vực trên địa bàn Hà Nội mất điện do cây lớn bật gốc đổ vào đường dây, hệ thống điện. Điện lực Hà Nội cho biết đang tập trung ứng trực, khắc phục các sự cố trong thời gian nhanh nhất.

Đồng thời, ông Nguyễn Xuân Thắng, Thành viên Hội đồng Thành viên Tổng công ty Điện lực Hà Nội, bác bỏ thông tin đang lan truyền trên mạng xã hội về việc Hà Nội sẽ cắt điện toàn thành phố tối 7/9.

Báo cáo nhanh của Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội về thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra: Tổng số có 91 sự cố; 02 đường dây 110kV nhảy sự cố nhưng không mất điện khách hàng:  91 đường dây trung áp bị ảnh hưởng do bão.

+ Tổng số khách hàng bị mất điện do sự cố: 124.407 khách hàng.

+ Tổng số khách hàng đã khôi phục lại điện: 124.405 khách hàng.

+ Tổng số khách hàng còn mất điện: 02 khách hàng.

Để chuẩn bị ứng phó với bão, Tổng công ty đã huy động toàn bộ lực lượng xung kích 1.280 người trực liên tục từ 22h ngày 6/9/2024 cho đến khi khắc phục xong bão và dự kiến huy động toàn bộ lực lượng khoảng 2000 CBCNV để khắc phục xử lý khi bão đổ bộ vào Hà Nội, ảnh hưởng sau bão.

Một số sân bay kéo dài thời gian ngừng hoạt động

Trên cơ sở tình hình diễn biến của bão số 3 (bão Yagi), Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay  tại Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cát Bi đến 20h ngày 07/9/2024, tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài thêm 3 giờ, cụ thể từ 10 - 24 giờ ngày 7/9/2024 (giờ địa phương). Trước đó, kế hoạch dự kiến đóng cửa Cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ 10h-19h.

Theo thông tin từ lãnh đạo Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tình hình chống bão vẫn ổn định, không xảy ra bất kỳ sự cố nào. Các cán bộ cảng hàng không đang tập trunng theo dõi và xử lý theo diễn biến bão.

18h (07/09)

- Vị trí tâm bão: Khoảng 20.9 độ Vĩ Bắc; 106.2 độ Kinh Đông, trên đất liền Quảng Ninh – Hải Phòng – Hải Dương.

- Sức gió mạnh nhất: Cấp 11-12 (103-133km/h), giật cấp 15.

- Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 15km/h.

Không nên ra đường tối nay

Ngày 7/9, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã khuyến cáo người dân thành phố không ra khỏi nhà để tránh rủi ro, thiệt hại về người.

Trước đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh trọng tâm là bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân và bảo vệ tài sản; đặc biệt chú trọng bảo vệ đê, hồ đập, những khu vực xung yếu, khu vực có nguy cơ cao về mất an toàn trên địa bàn...

Người đứng đầu chính quyền Thủ đô đã yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó mưa, bão, lũ, thiên tai với tinh thần chủ động phòng ngừa, ứng phó ở mức cao nhất để bảo đảm an toàn tính mạng, nhất là trẻ em và các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương, hạn chế thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, đến 17h ngày 7/9 đã có nhiều thiệt hại người và tài sản. Theo đó, 4 người chết (Quảng Ninh 3 người, Hải Dương 1) và 78 người bị thương (Quảng Ninh 58, Hải Phòng 20).

Về tài sản, 5 tàu xi măng, 1 tàu gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu (Quảng Ninh), 1 tàu vận tải (Huyển Trang 2 - Hải Phòng) bị đứt neo trôi dạt.

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương mất điện diện rộng.

Nhiều nhà ở bị hư hỏng, tốc mái và hàng nghìn cây xanh bị ngã đổ tại các tỉnh, TP Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang.

Theo dự báo, chiều và đêm nay (7/9), bão số 3 sẽ di chuyển vào đất liền. Đến 4h ngày 8/9, bão cấp 8, giật cấp 10 trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Khu vực Đông Bắc Bộ và Thanh Hoá có mưa to đến rất to từ 80-200mm, cục bộ có nơi trên 400mm.

Chiều và đêm ngày mai (8/9), những khu vực này có mưa vừa, có nơi mưa to và dông phổ biến từ 20-50mm, có nơi trên 100mm; Khu vực vùng núi có mưa to, có nơi mưa rất to từ 60-120mm, cục bộ có nơi trên 250mm. 

Chiều tối nay (7/9) đến sáng mai (9/9), Tây Bắc Bộ có mưa to đến rất to phổ biến từ 100-350mm, cục bộ có nơi trên 500mm.

Cục trưởng Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai Phạm Đức Luận lưu ý người dân không nên ra đường khi bão đổ bộ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng. Đặc biệt, người dân Thủ đô không nên ra đường từ nay đến 20h.

Một cần cẩu tại Cảng Mipec Hải Phòng bị bão quật đổ (Nguồn: Trang Nghiêm)

Một cần cẩu tại Cảng Mipec Hải Phòng bị bão quật đổ (Nguồn: Trang Nghiêm)

Khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long tan hoang (Nguồn: Trang Lan)

Khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long tan hoang (Nguồn: Trang Lan)

Khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long tan hoang (Nguồn: Trang Lan)

Khu du lịch Bãi Cháy - Hạ Long tan hoang (Nguồn: Trang Lan)

Mái tôn đổ vào trạm biến áp gây chập cháy tại đường Trần Phú, Hà Đông (Video: Khắc Chính)

Cứu 9 ngư dân trên tàu bị đứt neo ở TP Hải Phòng

Tại khu neo tránh bão Tùng Gấu, TP Hải Phòng, biên đội tàu 320 và tàu 321 thuộc Vùng 3 Hải quân phát hiện tàu cá Thái Bình với 9 ngư dân bị đứt neo và trôi dạt. Biên đội đã khẩn trương hỗ trợ cứu kéo tàu bị nạn.

Đến 14h30, cán bộ, chiến sĩ các tàu Vùng 3 Hải quân đã tiếp cận và cứu kéo thành công. 9 ngư dân được thăm khám, hiện sức khỏe bình thường, tài sản bảo đảm an toàn.

Tàu của 9 ngư dân bị đứt neo (màu xanh) được lực lượng Hải quân tiếp cận, cứu kéo. (Ảnh: Quân chủng Hải quân)

Tàu của 9 ngư dân bị đứt neo (màu xanh) được lực lượng Hải quân tiếp cận, cứu kéo. (Ảnh: Quân chủng Hải quân)

---

Thủ đô Hà Nội lúc 17h, mưa vẫn tầm tã, trời tối âm u, gió rất mạnh với tốc độ lên tới 57km/h, giật 104km/h. Gió mạnh cấp 6-7 và giật cấp 9-10 như thế này sẽ còn duy trì đến tận đêm nay.

Cường độ gió này có khả năng làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng. Dự báo trong 3-6h giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận vẫn tiếp tục có mưa to đến mưa to với lượng mưa phổ biến trong khoảng từ 50-90mm, có nơi trên 130mm.

Đợt mưa này có khả năng sẽ gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu phổ biến từ 20-40cm.

Cảnh sát PCCC&CNCH quận Nam Từ Liêm hỗ trợ người dân di chuyển trên đường (Nguồn: Minh Phương - báo Lao động Thủ đô)

Mưa gió dữ dội trên đường Tân Xuân, Đông Ngạc, Bắc Từ Liêm (Hà Nội) khiến người người đi xe máy không thể di chuyển được.

Nóc trụ sở Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) bị tốc mái (Clip: Đặng Phương)

 Phố Nguyễn Khuyến (Hà Nội) cây xanh đổ chắn ngang đường (Clip: Dương Chủ Tịch)

Cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) gió thổi mạnh, xe máy rất khó để di chuyển (Clip: Tuấn Anh)

Hà Nội: Mưa bão lưu thông qua cầu vượt sông, đường trên cao như thế nào?

Để ứng phó, hạn chế thiệt hại do cơn bão số 3, nhiều địa phương đã có phương án tổ chức giao thông, hạn chế phương tiện lưu thông trên những cây cầu, tuyến đường có nguy cơ ảnh hưởng bởi mưa bão.Chẳng hạn, tỉnh Quảng Ninh đã cấm phương tiện qua cầu Bạch Đằng; Cục CSGT cũng khuyến cáo người tham gia giao thông hạn chế di chuyển trên tuyến cao tốc Pháp Vân-Cao Bồ - Mai Sơn - Quốc lộ 45; cao tốc Hà Nội- Hải Phòng - Quảng Ninh và Lạng Sơn- Bắc Giang... do các tuyến này đang có mưa lớn.

Tại Hà Nội, việc tổ chức giao thông được các cơ quan chức năng chuẩn bị và thực hiện như thế nào? Có cấm xe máy qua các cầu lớn vượt sông Hồng? PV VOV Giao thông trao đổi với ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội xung quanh nội dung này: 

PV: Thưa ông, để hạn chế hậu quả của mưa bão, Sở GTVT Hà Nội đã có những giải pháp phân luồng, tổ chức giao thông như thế nào?

Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội

Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội

Ông Trần Hữu Bảo: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch UBND Thành phố về việc tập trung ứng phó khẩn cấp cơn bão số 3, Sở GTVT Hà Nội cũng đã cỉ đạo các phòng, ban, đơn vị và xây dựng phương án để triển khai thực hiện quyết liệt, kịp thời, hiệu quả công tác phòng ngừa, ứng phó với mưa, bão, lũ.

Cụ thể, Sở GTVT Hà Nội đã xây dựng kế hoạch rà soát, sẵn sàng triển khai phương án phân luồng giao thông, bố trí lực lượng thanh tra giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ bố trí lực lượng hướng dẫn và đảm bảo an toàn giao thông trên đường bộ, đường thủy, đặc biệt là trên các cây cầu trên các tuyến đường giao thông; các cây cầu lớn như cầu Nhật Tân, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy để đảm bảo an toàn giao thông.

Đồng thời cũng chuẩn bị sẵn sàng các trang thiết bị để hỗ trợ, giải tỏa những điểm ùn tắc giao thông cục bộ tại các vị trí úng ngập cục bộ trên địa bàn Thành phố. Kịp thời xử lý các sự cố, không để xảy ra ùn tắc giao thông.

Sở GTVT Hà Nội cũng đã chỉ đạo Thanh tra GTVT có kế hoạch bố trí lực lượng tại các vị trí có nguy cơ xảy ra úng ngập cục bộ trên địa bàn Thành phố, cũng như bố trí phương tiện để phục vụ trung chuyển cho người dân qua những vị trí úng ngập cục bộ trên đị bàn Thành phố.

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

PV: Sở GTVT Hà Nội có dự kiến cấm phương tiện xe máy lưu thông trên các câu cầu vượt sông Hồng trong thời gian xảy ra mưa bão hay không?

Ông Trần Hữu Bảo: Trong thời gian xảy ra mưa bão, căn cứ vào tình hình thực tế thì Sở GTVT cũng sẽ phối hợp với Công an Thành phố để có phương án phân luồng giao thông phù hợp, đặc biệt là phân luồng giao thông trên, qua các cây cầu, với mục tiêu đảm bảo an toàn nhất cho người tham gia giao thông. 

PV: Còn với các tuyến đường trên cao thì có hạn chế phương tiện lưu thông hay không?

Ông Trần Hữu Bảo: Căn cứ vào tình hình thực tế, Sở GTVT sẽ phối hợp với Công an Thành phố triển khai các phương án phân luồng giao thông để vừa đảm bảo an toàn giao thông cho người dân một cách tốt nhất, đồng thời cũng đảm bảo sự đi lại của người dân một cách thuận tiện, an toàn.

PV: Xin cảm ơn ông. 

Trước đó, hôm qua tại hội nghị trực tuyến do Công an thành phố Hà Nội tổ chức, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống thiên tai cùng phương án cứu nạn, cứu hộ, kịp thời ứng phó với bão số 3.

Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo Công an các đơn vị, địa phương thường xuyên cập nhật, theo dõi sát diễn biến của cơn bão; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn thông báo, hướng dẫn, cảnh báo người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bão, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, nhất là đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em và các đối tượng yếu thế.

Công an Thành phố sẽ thực hiện cấm đường trong trường hợp cần thiết; thông báo, cảnh báo đến các tàu thuyền và đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên sông nước; sẵn sàng lực lượng, phương tiện trong công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai; kịp thời tổ chức cứu nạn, cứu hộ và hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa, bão, lũ gây ra. 

---

Hồi 13 giờ chiều nay, vị trí tâm bão số 3 đã ở trên vùng ven biển Quảng Ninh-Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (118-149km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Từ bây giờ cho đến chiều tối, cường độ gió sẽ ngày càng mạnh lên, thời gian có gió mưa mạnh nhất ở Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ trong khoảng 13-19h; Thái Bình - Nam Định trong khoảng 16-22h; thủ đô Hà Nội trong khoảng 18h ngày 7 đến 1h sáng ngày mai ( 8/9).

Tại thủ đô Hà Nội, thời điểm này (14h20) mưa đang rất to còn gió đã đạt tốc độ xấp xỉ 40km/h, giật 82km/h và trong những giờ tiếp theo mưa to, gió lớn sẽ còn mạnh thêm nữa. Vì vậy, người dân lưu ý, trong chiều và tối nay hạn chế ra đường và tốt nhất không nên ra khỏi nhà. 

Clip mái nhà Công ty Giày Thượng Đình - Thanh Xuân - Hà Nội vừa bị gió giật bay (nguồn: Thính giả Quynh Huong)

Các thính giả cần lưu ý khi di chuyển qua đường gom Đại lộ Thăng long

Các thính giả cần lưu ý khi di chuyển qua đường gom Đại lộ Thăng long

Trưa nay, tâm bão Yagi đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió tối đa 149 km/h, cấp 13, giật đổ hàng nghìn cây xanh; toàn TP Hải Phòng cắt điện, Quảng Ninh cắt khoảng 40% khách hàng.

Nguyên một mảng kính của một toà nhà cao tầng ở Quảng Ninh bị gió giật đổ. (Nguồn: Thính giả VOV Giao thông)

Cầu Nhật Tân (Hà Nội) gió lớn, khuyến cáo xe máy hạn chế lên cầu (nguồn: Thính giả Son Nguyen)

Hình ảnh tan hoang tại chợ Hạ Long, Quảng Ninh (Video: Hải Bằng/VOVGT)

Gió thổi bay dàn nước nóng mặt trời

Một ngôi nhà ở TP. Hạ Long bị gió thổi bay mái (Nguồn: Thính giả Xuân Phú Nhôm Đúc)

Đường Nguyễn Trãi (TP. Bắc Ninh) giao với Lý Đạo Thành có cây đổ chắn ngang đường và cây đổ đè lên 1 xe bán tải (nguồn: thính giả Trần Tuấn)

Cầu Bãi Cháy hứng bão số 3 lúc 13h

Cấm phương tiện đi lại trên cầu Bạch Đằng Hải Phòng)

Thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an): Hiện cầu Bạch Đằng cấp độ gió đạt ngưỡng cấp 10, vậy sẽ thực hiện cấn phương tiện qua cầu; và sẽ mở lưu thông trở lại khi cấp gió an toàn dưới cấp 10.

Lực lượng CSGT được bố trí tại 2 đầu cầu để cấm phương tiện.

Nhiều nhà dân tại Cẩm Phả, Quảng Ninh đã bị tốc mái 

Thông tin cập nhật từ Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia lúc 11h20 ngày 7/9: Hồi 10 giờ sáng nay, vị trí tâm bão số 3 ở trên vùng biển Quảng Ninh-Thái Bình. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h.

Thông tin từ Cục CSGT (Bộ Công an): Hiện cầu Bạch Đằng cấp độ gió đạt ngưỡng cấp 10, vậy sẽ thực hiện cấn phương tiện qua cầu; và sẽ mở lưu thông trở lại khi cấp gió an toàn dưới cấp 10.

Lực lượng CSGT được bố trí tại 2 đầu cầu để cấm phương tiện.

Như vậy khoảng trưa chiều hôm nay (khoảng từ 13-14h), vùng tâm bão số 3 có khả năng đi vào đất liền Quảng Ninh - Hải Phòng kéo theo những cơn gió cấp 10-12, gió giật tức thời mạnh đến cấp 13-14 và mưa bão.

Đến 22 giờ  bão tiếp tục di chuyển theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h, trên đất liền  phía Đông Bắc Bộ với cường độ cấp 8, giật cấp 10. Khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình nằm trong phạm vi cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 4. Khu vực Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hoá phạm vi cảnh báo rủi ro thiên tai cấp độ 3.

Đến 10 giờ sáng mai (8/9) bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20km/h, đi sâu vào đất liền, suy yếu và tan dần trên đất liền các tỉnh Tây Bắc Bắc Bộ.

 Dự báo tác động của bão:

Trên biển:

- Vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội.

Trên đất liền:

- Vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 7-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh nhất trong khoảng từ trưa đến chiều tối ngày 07/9). Cụ thể: Tại Hải Phòng và Quảng Ninh là từ 13-19 giờ; Tại Thái Bình và Nam Định từ 16-22 giờ.

Từ chiều nay đến sáng 09/9, ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hoá xảy ra mưa lớn diện rộng với tổng lượng mưa phổ biến từ 100-300mm, có nơi trên 450mm (mưa lớn nhất ở phía Đông Bắc Bộ tập trung trong chiều và đêm 07/9; phía Tây Bắc Bộ từ tối ngày 07/9 đến đêm 08/9). Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh.

Tại thủ đô Hà Nội, nếu như lúc 7 giờ sáng nay gió mới đạt tốc độ 19km/h, giật 41km/h thì đến thời điểm lúc 11 giờ đã đạt tốc độ 28km/h, giật 56km/h. Trong những giờ tiếp theo gió sẽ còn mạnh hơn nữa, dự báo đến 19 giờ tối nay gió sẽ đạt đến tốc độ 61km/h, giật 115km/h. Cường độ gió này có khả năng làm gãy đổ cây cối, hư hại nhà cửa, các công trình giao thông và cơ sở hạ tầng.

Cùng với gió mạnh thì mưa dông cũng diễn ra từ sáng và sẽ còn kéo dài đến tận đêm nay và sáng sớm mai, cường độ mưa to với lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm. Vì vậy, người dân lưu ý, trong chiều và tối nay hạn chế ra đường và tốt nhất không nên ra khỏi nhà. Ngày mai và ngày kia mưa giảm dần.

Tại những thành phố lớn, nơi tập trung nhiều nhà cao tầng như Hà Nội thì cư dân sinh sống trong các chung cư cao tầng cần lưu ý một số kỹ năng để bảo vệ an toàn cho tính mạng, tài sản khi có mưa bão, gió giật mạnh:

1. Gió rít qua các khe cửa: tạo nên những âm thanh khó chịu, do đó cần dùng các sợi dây vải hoặc ron cao su chèn vào các khe cửa, hoặc dùng băng keo dán tạm cả hai mặt trong ngoài khe cửa

2. Bản lề lung lay: nhiều cửa lùa hoặc cửa có bản lề sẽ bị rung lắc có thể gây vỡ kính cường lực, do đó cần được cố định hoặc chêm lót vững chắc

3. Vỡ kính cửa sổ: thường ron cao su chêm lót kính của các cửa sổ sau một thời gian sử dụng sẽ bị chai cứng hoặc hở, nên cần phải được chêm lót hoặc dán băng keo bịt khe hở. Nếu cẩn thận có thể dùng băng keo trong dán bắt chéo các ô cửa kính để đề phòng mảnh vỡ không bị văng vào nhà trúng người

4. Trong những tình huống rung lắc nguy hiểm: nơi an toàn là sát dưới các góc chân cột lớn trong căn hộ hoặc gian nhà, bởi khi rớt mảng bê tông la phông ốp trần thạch cao hoặc thậm chí sập mái thì những góc cột này sẽ tạo nên một góc tam giác an toàn

5. Chuẩn bị sẵn sàng các vật dụng: Đèn pin, đèn đeo trán, dây thừng, còi, đai bảo hiểm hay dây nịt, phao tay, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ mắt, bình chữa cháy, ... và đừng quên soạn sẵn một ba lô đựng những giấy tờ quan trọng để mang theo khi cần

6. Nên sẵn sàng các phương án để thoát ra khỏi căn hộ nếu có hiệu lệnh từ Ban quản trị tòa nhà theo thang thoát hiểm. 

Hà Nội có thêm 19 điểm ngập úng nếu mưa trên 70mm/giờ

Do ảnh hưởng của bão số 3, sáng nay (07/9) trên địa bàn Hà Nội bắt đầu có mưa to. Dự báo khi bão đổ bộ vào đất liền, gây mưa lớn thì nguy cơ xảy ra ngập úng trên địa bàn thành phố là rất cao.

Theo Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, với các trận mưa có lượng mưa 50-70mm/h, Hà Nội sẽ tồn tại 11 điểm ngập úng; trong trường hợp lượng mưa vượt mức 70mm/h, sẽ thêm 19 điểm úng ngập.

Vì vậy thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp để chống ngập úng khi bão số 3 đổ bộ.

Ảnh: Việt Cường/ VOV1

Ảnh: Việt Cường/ VOV1

Trong 11 điểm ngập úng, tại lưu vực sông Tô Lịch sẽ xuất hiện 8 điểm. Trong đó, quận Đống Đa có 1 điểm tại phố Nguyễn Khuyến (khu vực trước cổng Trường Lý Thường Kiệt); quận Cầu Giấy có 1 điểm tại phố Hoa Bằng; quận Hoàn Kiếm có 2 điểm tại ngã tư Phan Bội Châu-Lý Thường Kiệt và ngã năm Đường Thành-Bát Đàn nhà Hỏa.

Quận Ba Đình có một điểm ngập nằm ở phố Cao Bá Quát (đoạn trước cửa Công ty Môi trường đô thị); quận Tây Hồ có 1 điểm ngập tại phố Thụy Khuê (dốc La Pho); quận Hai Bà Trưng có một điểm ngập trên phố Minh Khai (đoạn chân cầu Vĩnh Tuy); quận Hoàng Mai có một điểm ngập trên phố Nguyễn Chính.

Tại lưu vực sông Nhuệ, theo Công ty Thoát nước Hà Nội, xuất hiện một điểm ngập tại quận Nam Từ Liêm trên Đại lộ Thăng Long đoạn ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6 km9+656 và nút giao An Khánh. Tại lưu vực Long Biên-sông Cầu Bây xuất hiện hai điểm ngập tại quận Long Biên, nằm trên phố Ngọc Lâm đoạn từ ngã ba Long Biên 1 đến Xí nghiệp Môi trường đô thị Gia Lâm và đường Hoàng Như Tiếp đoạn Trường Tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp-Ái Mộ).

Cây đổ trên phố Chu Văn An (Ảnh: Thính giả Đinh Văn Biên)

Cây đổ trên phố Chu Văn An (Ảnh: Thính giả Đinh Văn Biên)

Để chuẩn bị ứng phó với bão và hoàn lưu của bão số 3, Thành phố đã xây dựng phương án phòng ngừa trước khi bão đổ bộ, triển khai, chỉ đạo vận hành trạm bơm tiêu thoát nước đệm, triển khai các biện pháp hạ thấp mực nước hồ chứa thủy lợi, rà soát dừng thi công các công trình có nguy cơ ảnh hưởng của bão, đặc biệt là thực hiện nghiêm công tác cấp phép thi công các công trình liên quan đến đê điều, thủy lợi theo quy định, rà soát các khu vực nguy hiểm, xung yếu. Đồng thời triển khai lực lượng, phương tiện thực hiện giải pháp chống bão, chống úng ngập.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cho biết: “Trong khu vực nội thành cũng đã tiến hành nạo vét, hút bùn cũng như bụi hệ thống các cống để phục vụ cho tình huống khi ngập úng và tưới tiêu. Về khu vực ngoại thành thì chúng tôi cũng đã chỉ đạo các đơn vị sở, ngành tiến hành hạ mực nước các hồ chứa trên địa bàn của thành phố xuống khoảng gần 1 mét và xây dựng các phương án để nạo vét các hệ thống thủy lợi phục vụ cho sản xuất”.

Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Lạng Sơn - Bắc Giang tầm nhìn hạn chế, trơn trượt

Cục CSGT (Bộ Công an) vừa thông tin tới VOV Giao thông: Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên tuyến cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và Lạng Sơn- Bắc Giang, hiện tại trời đang mưa, gió rất lớn; tầm nhìn rất hạn chế, mặt đường trơn trượt, rất dễ xảy ra va chạm, tai nạn giao thông.

Đội TTKSGTĐB cao tốc số 2, Cục CSGT khuyến cáo người tham gia giao thông hạn chế di chuyển trên tuyến, đề nghị lái xe di chuyển giữ khoảng cách an toàn, chú ý quan sát xe phía trước, tránh vượt đúng quy định, đi đúng phần đường làn đường quy định, tuyệt đối không chạy vào làn dừng xe khẩn cấp của đường cao tốc và không được dừng đỗ trên đường cao tốc.

Trường hợp xe gặp sự cố thì đưa xe vào làn khẩn cấp hoặc điểm dừng xe khẩn cấp, bật xi nhan cảnh báo và đặt vật cảnh báo cách vị trí xe trên 100m và Liên hệ số hotline 19008099 của Phòng 6 - Cục CSGT để được hỗ trợ.

Quảng Ninh mất điện 40% toàn tỉnh vì bão số 3

Thông tin từ Công ty Điện lực Quảng Ninh cho biết, do ảnh hưởng của gió to, mưa lớn từ bão số 3 tác động, tính đến 10h ngày 7/9 đã có 40% khách hàng trên địa bàn toàn tỉnh bị mất điện.

Trong đó, riêng huyện đảo Cô Tô bị mất điện toàn bộ.Nguyên nhân ban đầu được xác định là do sự cố từ đường dây 110kV và do cây xanh gẫy đổ vào đường dây, cột điện.

Hiện Công ty Điện lực Quảng Ninh đang tiếp tục theo dõi diễn biến của bão để có các phương án ứng phó, khắc phục sự cố ngay sau khi bão đi qua.

7 sân bay bị ảnh hưởng

Ngoài 4 sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân tạm đóng cửa, dự báo đến ngày 8/9 các sân bay Điện Biên, Vinh, Đồng Hới cũng bị ảnh hưởng do bão số 3 khiến hàng trăm chuyến bị hủy; Đại diện Trung tâm Khí tượng Hàng không (Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam- VATM) vừa thông tin, do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9, 4 sân bay: Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài và Thọ Xuân xảy ra mưa bão và gió giật mạnh.

san bay NoiBai

Cụ thể, từ 4h đến 16h, sân bay Vân Đồn có gió hướng Tây Bắc - Tây Nam tốc độ trung bình 46-83km/h, giật 83-129km/h, có mưa rất to, tầm nhìn giảm còn 800-1.500m trong mưa bão.

Sân bay Cát Bi dự kiến từ 5h đến 16h có gió hướng Tây Bắc - Tây Nam tốc độ trung bình 55-83km/h, giật 83-120km/h, có mưa rất to, tầm nhìn giảm còn 800-2.000m.

Sân bay Nội Bài xuất hiện gió hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 46-64km/h, có mưa to, tầm nhìn giảm 800-1.500m, khung giờ 10-19h. Từ 19h đến 22h gió hướng Tây Nam - Đông Nam, tốc độ trung bình 33-46km/h, có mưa to, tầm nhìn giảm 1.500-2.000m trong mưa bão.

Tại sân bay Thọ Xuân, từ 12-22h, có mưa vừa đến mưa to, tầm nhìn ngang giảm xuống 1,5-3km. Gió trung bình 22-27km/h, có lúc giật 46-55km/h.

Đáng lưu ý, đến ngày 8/9, tại sân bay Điện Biên, dự kiến từ 1h đến 16h, có mưa vừa đến mưa to, tầm nhìn ngang giảm xuống 1,5-3km. Gió trung bình 22-27km/h.

Trong vòng 24-48 giờ tới, các sân bay Vinh, Đồng Hới có lúc có giông mưa, gió giật 37-55km/h do vành hoàn lưu xa của bão.

Đại diện VATM cho biết, những ngày qua Trung tâm Khí tượng Hàng không đã căng mình để đưa ra phương án giảm thiểu thiệt hại do cơn bão số 3 Yagi có thể gây ra cho ngành hàng không.

Ông Nguyễn Văn Hồng, Phó trưởng Trung tâm Cảnh báo thời tiết (Trung tâm Khí tượng Hàng không) cho biết, sáng 6/9, bão Yagi vẫn mạnh cấp 16, cấp siêu bão, sức gió cao nhất 201km/h. Bão dự kiến bão đổ bộ khu vực từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa khoảng 11-15h ngày 7/9.

CSGT TP Hạ Long cứu người bị cây đè

CSGT TP Hạ Long cứu người bị cây đè

Lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo phòng, chống bão

Sáng 7/9, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 8 năm 2024 để cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội; phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; triển khai 3 Chương trình mục tiêu quốc gia; tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025...

Trước tình hình bão số 3 với cường độ rất mạnh, mức độ rủi ro thiên tai lớn đang ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền khu vực Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, Thủ tướng cho biết, Chính phủ đã thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương tại Hải Phòng để chỉ đạo công tác phòng, chống bão. Một số bộ trưởng, thứ trưởng được cử xuống các địa phương, nhất là các tỉnh, thành phố ven biển để chỉ đạo, đôn đốc phòng, chống bão; Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã huy động lực lượng ứng trực và giúp dân phòng chống bão.

Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực tiếp chỉ đạo phòng, chống bão và khắc phục hậu quả ảnh hưởng của bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão theo đúng tinh thần các Công điện của Thủ tướng.

Hà Nội: Di dời 160 người ở chung cư nguy hiểm trước khi bão đến

Theo VOV1, để đảm bảo an toàn trước khi siêu bão Yagi (bão số 3) đổ bộ, đêm 6/9, 160 người dân sống tại chung cư nguy hiểm cấp C trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được di dời đến nơi an toàn.

Đây là 160 người dân sống tại chung cư xuống cấp A7 Tân Mai đã được UBND phường Tân Mai, quận Hoàng Mai di dời đến Trường tiểu học Tân Mai, cách đó 300 m để đảm bảo an toàn. Chung cư A7 Tân Mai 5 tầng đã xuống cấp thuộc nhóm nguy hiểm cấp C. Đây là khu nhà xây dựng đã 40 - 50 năm.

Để đảm bảo an toàn cho người dân trước nguy siêu bão Yagi đổ bộ, địa phương đã quyết định di dời 48 hộ dân với 160 nhân khẩu. Cùng với đó, phường Tân Mai cũng đã chuẩn bị lương thực, nước uống, chăn chiếu cho người dân di dời và thành lập các tổ công tác gồm các ban ngành đoàn thể để hỗ trợ người dân.

IMG_7017

Trước đó, để chủ động phòng ngừa thiệt hại về người và của do cơn bão số 3, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã có điện yêu cầu các sở, ngành, địa phương chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Trong đó có yêu cầu các quận, huyện, thị xã xây dựng phương án kịp thời và cương quyết đưa những hộ dân đang cư trú ở những khu nhà chung cư xuống cấp, chung cư cao tầng, nhà ở nguy hiểm, nhà riêng lẻ có nguy cơ sụp đổ đến trụ sở Ủy ban nhân dân phường, xã, trường học kiên cố, an toàn trước khi siêu bão Yagi đổ bộ vào đất liền.

Khu vực gần toà nhà KeangNam (Hà Nội) đang mưa, gió giật mạnh khiến cây dễ đổ, khuyến cáo mọi người không ra đường khi không cần thiết (Thính giả Đào Tuyến gửi thông tin đến VOVGT)

 

---

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia nhận định, cơn bão số 3 là 1 cơn bão rất mạnh và hoàn lưu rộng.

Mặc dù Hà Nội không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi hoàn lưu bão số 3 nhưng do tác động của hoàn lưu bão số 3 từ chiều và tối nay khu vực Hà Nội có khả năng có gió mạnh cấp 6, cấp 7 và giật tới cấp 9, cấp 10.

Cùng với gió mạnh giật cao như vậy thì Hà Nội khả năng xảy ra đợt mưa lớn với lượng mưa từ 150-350mm. Người dân lưu ý trong chiều và tối nay (7/9) – thời điểm tác động trực tiếp của cơn bão số 3 cùng với gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9 có khả năng làm gãy đồ cây, bay mái tôn, biển quảng cáo gãy đổ thì người dân hạn chế tối đa, không ra đường.

Bên cạnh đó, mưa lớn cũng có khả năng gây ngập úng, người dân cần sớm có phương án phòng chống ngập lụt tại nơi ở.

Huy động trực thăng sẵn sàng tham gia cứu nạn

Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cho biết, khoảng 91.000 cán bộ, chiến sĩ quân đội; 360.000 dân quân tự vệ và dự bị động viên đã được huy động để ứng phó bão Yagi.

Binh đoàn 18 - Tổng công ty Trực thăng Việt Nam (Bộ Quốc phòng) đã bố trí 70 người cùng 2 trực thăng để tham gia công tác tìm kiếm, cứu nạn.

Các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, các Quân chủng Hải quân, Phòng không - Không quân, Bộ tư lệnh Biên phòng, Cảnh sát biển và Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã huy động tổng cộng gần 2.000 ôtô, xe đặc chủng, 6 máy bay và tàu thuyền các loại để ứng phó bão.

Với những người có công việc bắt buộc phải ra ngoài trong lúc thời tiết bị ảnh hưởng bởi mưa bão, cần lưu ý:

1. Không đỗ xe dưới các gốc cây, nhà mái tôn, cột điện hay tường rào dễ đổ...

2. Hạn chế sử dụng xe ra ngoài khi mưa bão khi không cần thiết.

3. Hạn chế tối đa di chuyển xe qua vùng ngập nước.

Nếu đang trong khu vực ngập nước:

- Tắt điều hòa, chuyển sang chế độ số tay và đi đều ga.

- Tuyệt đối KHÔNG khởi động lại khi xe đã bị chết máy.

- Không mở khóa điện khi nước tràn vào trong xe để hạn chế hư hỏng các thiết bị điện.

- Không để nước tràn ngập vào trong sàn xe,

- Không mở cửa xe khi nước đã ngập cao qua ngưỡng cửa, nếu cần thiết hãy dùng cửa sổ để thoát ra ngoài.

- Gọi hotline/ cứu hộ để được trợ giúp hoặc kéo xe về xưởng.

Đã sơ tán 48.160 người vào nơi an toàn

Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến sáng 7/9, đã sơ tán 48.160 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thủy sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn (Quảng Ninh: 3.460 người; Hải Phòng: 18.762 người; Thái Bình: 21.510 người; Nam Định: 1.734 người; Ninh Bình: 2.685 người).

Về khách du lịch trên các đảo, hiện có 193 khách du lịch ở lại trên đảo và lưu trú tại nơi an toàn (Quảng Ninh 12 người, Hải Phòng 181 người).

Theo báo cáo của Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, tính đến 6 giờ 30 phút ngày 7/9, đã kiểm đếm, hướng dẫn cho 51.319 tàu cá/219.913 người; toàn bộ tàu thuyền đã vào nơi tránh trú.

Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh-Nghệ An và Quảng Bình đã ban hành lệnh cấm biển: Quảng Ninh, Hải Phòng từ 11 giờ ngày 6/9; Thái Bình, Nghệ An từ 5 giờ ngày 6/9; Nam Định từ 6 giờ ngày 6/9; Ninh Bình từ 15 giờ ngày 5/9; Thanh Hoá từ 12 giờ ngày 6/9; Quảng Bình từ 18 giờ ngày 6/9.

Tình hình nuôi trồng thủy sản từ Quảng Ninh đến Nghệ An (theo báo cáo của Cục Thủy sản): Khu vực ven biển, trên biển các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh hiện có 52.176ha, 19.343 lồng, bè và 3.906 chòi canh nuôi thủy sản. Nguy cơ rất cao bị thiệt hại khi bão vào vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 13-14, giật cấp 17.

Các địa phương đã triển khai gia cố lồng bè, khu nuôi thủy sản và di dời toàn bộ lao động đến nơi tránh trú an toàn.

Gió đang giật mạnh ở TP. Bắc Ninh (Thính giả Hung Duc gửi về Fanpage VOVGT)

Gió giật tại Đảo Bạch Long Vỹ  (Clip do anh em QTV Trạm Khí tượng Hải Văn Bạch Long Vỹ ghi)

Mái tôn nhà xe của Trường chuyên Hạ Long bị gió bay (Thính giả Canh Toan Nguyen gửi về fanpage VOV Giao thông)

PV VOV Giao thông đang di chuyển trên QL 18 trong cơn mưa nặng hạt, nhiều lúc gần như không nhìn thấy gì (Clip: Ngọc Tuấn)

Ảnh hưởng của bão số 3 tại Xã Đàn (Hà Nội)

Tình hình thời tiết bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 tại Đèo Bụt, Quảng Ninh (Clip: Ngọc Tuấn)

Mưa to và gió giật tại Thái Bình do ảnh hưởng của cơn bão số 3

Tính đến 07h00’ sáng nay, trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 07 người bị thương vong do cây đổ. Về tình hình cây đổ, cành gãy: Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội có 402 cây đổ, cành gãy.

Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội: Đến thời điểm 06h00’ sáng 7/9, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập.

Tình hình thiệt hại

- Thiệt hại về người: Tính đến 07h00’ ngày 07/9/2024, trên địa bàn Thành phố có 07 người bị thương vong do cây đổ, cụ thể:

+ Quận Hoàng Mai: Theo báo cáo số 38/BCH ngày 06/9/2024 của BCH PCTT và TKCN quận Hoàng Mai, trên địa bàn quận có 01 người chết (Lê Thị Tình, sinh năm 1983) và 01 người bị thương (Hoàng Sỹ Long, sinh năm 1992) do cây đổ.

+ Quận Hoàn Kiếm: 03 người bị thương.

+ Quận Hai Bà Trưng: 02 người bị thương.

 - Thiệt hại về tài sản:

+ Quận Hà Đông: 01 xe ô tô 4 chỗ và 01 xe ô tô khách bị hư hỏng do cây đổ.

+ Quận Hai Bà Trưng: 01 xe máy hư hỏng do cây đổ. 

- Về tình hình cây đổ, cành gãy: theo báo cáo của Công ty TNHH MTV Cây xanh Hà Nội có 402 cây đổ, cành gãy, trong đó cây đổ là 200 (Hai Bà Trưng 05 cây, Hoàn Kiếm 2 cây, Ba Đình 01 cây, Đống Đa 14 cây, Cầu Giấy 17 cây, Thanh Xuân 16 cây, Long Biên 11 cây, Đại Lộ Thăng Long 14 cây, Hà Đông 03 cây, Hoàng Mai 12 cây, Nam Từ Liêm 05 cây, Bắc Từ Liêm 01 cây, Thanh Trì 21 cây, Ba Vì 03 cây, Đông Anh 05 cây, thị xã Sơn Tây 70 cây) và 202 cành gãy.

- Một số thiệt hại khác:

+ Huyện Hoài Đức: một số cột điện bị gãy đổ làm mất điện khoảng 2.517 hộ gia đình.

+ Thị xã Sơn Tây: 04 cột điện bị đổ, 03 hộ dân bị tốc mái nhà lợp tôn, 01 chuồng bò bị sập mái;

+ Huyện Thanh Trì: gãy đổ 1 cột điện, 252 hộ gia đình mất điện (đã được cấp trở lại).

Còn lại các địa phương, đơn vị khác báo cáo không có tình hình thiệt hại.

Tình hình úng ngập

Khu vực nội thành

- Theo báo cáo của Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội: Đến thời điểm 06h00’ ngày 7/9/2024, trên địa bàn Thành phố không có điểm úng ngập.

- Công ty tiếp tục vận hành các trạm bơm: Trạm bơm Đồng Bông 1 (mới) vận hành 3/3 bơm; Trạm bơm Cổ Nhuế vận hành 2/4 bơm; Trạm bơm DPS (Bắc Thăng Long - Vân Trì) vận hành 01/04 bơm; Trạm bơm Yên Sở vận hành 6/15 bơm khẩn cấp, 0/5 bơm thông thường.

Khu vực ngoại thành

- Theo báo cáo của các công ty thủy lợi, tính đến thời điểm 7 giờ 00 ngày 07/9/2024 tình hình úng ngập như sau:

+ 02 ha lúa của huyện Thạch Thất bị ngập sâu; một số diện tích lúa bị đổ (Chương Mỹ 16 ha, Phú Xuyên 13 ha, Thanh Trì 8 ha)

- Theo báo cáo của các huyện, thị xã và Công ty Thủy lợi, đến 7h ngày 07/9/2024, vận hành 09 trạm bơm tiêu với 32 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 79.300m3/h.

Gió giật cấp 12 quật đổ nhiều cây tại Cô Tô, Vân Đồn, Móng Cái (Quảng Ninh) - Video: Trường Giang/VOV Đông Bắc.

Theo bản tin dự báo, 9 giờ sáng nay (07/9), sau khi vào Vịnh Bắc Bộ, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/giờ, cách đất liền 130km, sức gió mạnh nhất cấp 14, giật cấp 17. Bão số 3 đã gây ra gió mạnh cấp 11, giật cấp 13 ở khu vực Bạch Long Vĩ.

TranHongHa

8 giờ sáng nay (07/9) , Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp tại Tổng cục Khí tượng thủy văn để nghe công tác dự báo, ứng phó bão số 3.

Cuộc họp được kết nối với Trạm khí tượng hải văn Bạch Long Vĩ; Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh; Đài Khí tượng thủy văn khu vực đồng bằng và Trung du Bắc Bộ.

Tại cuộc họp, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, đã báo cáo Phó Thủ tướng về những tác động về gió mạnh, mưa lớn và những nguy cơ của bão số 3 đối với các tỉnh Bắc Bộ và các tỉnh ven biển.

Đêm qua, do ảnh hưởng của bão số 3 Yagi, tại thành phố Sơn La có mưa lớn kèm gió mạnh, làm nhiểu cây xanh gãy đổ, rất may không có ai bị thương. Ngay từ hơn 5h sáng 07/9, Công ty Cổ phần Môi trường và Dịch vụ Đô thị Sơn La đã huy động lực lượng, máy móc dọn dẹp cây cối gãy đổ, đảm bảo giao thông qua khu vực này. (Nguồn: Nguyễn Thị Thủy/VOV Tây Bắc)

Gió giật mạnh ở đảo Bạch Long Vĩ, TP. Hải Phòng  (Clip: Thang Nguyen Quang)

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết, sức gió gần tâm bão là 166 km/h, tức khoảng cấp 14, giật cấp 17.

Tâm bão hiện cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng hơn 100 km, với tốc độ 15-20 km/h theo hướng Tây Tây Tắc. Dự kiến trưa nay bão sẽ đi vào Quảng Ninh - Hải Phòng với sức gió cấp 11-12.

8h33’ ngày 7/9, TP Hạ Long, Quảng Ninh đang có mưa rất to, gió trên cầu Bãi Cháy rất lớn. Cảnh sát đã lập các chốt chặn 2 đầu, cấm toàn bộ xe máy qua cây cầu này.

Sở GTVT tỉnh Quảng Ninh cũng bố trí xe tải để đưa người dân có nhu cầu qua cầu. 

Tại Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS và THPT Quảng Ninh, một mái tôn bị gió bão cuốn phăng ra đường Nguyễn Văn Cừ.

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Một số hình ảnh tại Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Văn Yên - Yên Bái bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. (Ảnh: Bui Minh Thang/OFFB)

Các nhân viên tại cảng hành khách quốc tế Tuần Châu cho biết, những mùa mưa bão trước để đảm bảo an toàn cho ga đi, họ đều dùng xe cỡ lớn đặt phía trước để cản bớt sức gió, tuy nhiên với cơn bão số 3 sắp đổ bộ các nhân viên tỏ ra khá lo ngại. (Video: Ngọc Tuấn).

Mưa to và gió giật ỏ xã Thanh Lân - huyện Cô Tô. Video: Vũ Khôi.

UBND huyện Cô Tô đã ban hành Lệnh giới nghiêm trước ảnh hưởng của cơn bão số 3. Lệnh giới nghiêm được thi hành đối với người và phương tiện (không bao gồm lực lượng chức năng thực thi công vụ) trên toàn bộ địa bàn thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến và đảo Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 22h ngày 06/9/2024.

Hiện tại Cô Tô đang có mưa rất to và gió lớn.

8h sáng 07/9, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan có mặt tại Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) để kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3. (Video: Ngọc Tuấn)

Trước đó, 7h sáng ngày 7/9, đoàn công tác Bộ NN-PTNT do Bộ trưởng Lê Minh Hoàn làm trưởng đoàn cùng Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Cao Tường Huy thị sát tình hình bão tại Cảng Quốc tế Tuần Châu. Hiện các tàu du lịch đã ở khu neo đậu tránh trú bão an toàn, không còn khách du lịch ở các tuyến đảo. Hơn 2000 khách du lịch đều đang lưu trú ở đất liền. Từ đêm ngày 6/9 đến sáng sớm ngày 7/9, bão số 3 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h. Sức gió mạnh nhất cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17.

Trước khi bão số 3 ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh, lượng nước trữ tại hồ Yên Lập ở mức 87%. Ngày 5/9, hồ thủy lợi Yên Lập đã mở cửa xả lũ công suất 100 m3/s. Đến sáng nay, ngày 7/9, hồ Yên Lập đã tăng công suất xả lũ lên 160 m3/s để đảm bảo an toàn. Hồ thủy lợi Yên Lập có dung tích 127 triệu m3, là hồ chứa lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, cung cấp phần lớn nước sinh hoạt cho thành phố Hạ Long, thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên.

 

7h30 phút, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tới Cảng khách quốc tế Tuần Châu để kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3. (Ảnh: Ngọc Tuấn)

7h30 phút, ông Lê Minh Hoan - Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tới Cảng khách quốc tế Tuần Châu để kiểm tra công tác phòng, chống bão số 3. (Ảnh: Ngọc Tuấn)

 

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

 

7h03’ tại đảo Cô Tô (Video: Vũ Khôi).

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ông Hoàng Phúc Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, sau khi vào Vịnh Bắc Bộ, bão số 3 đã liên tục di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và tốc độ từ 15-20 km/giờ, hiện nay bão chỉ cách đất liền khoảng 200km, gió mạnh cấp 11 giật cấp 13.

7h30: UB huyện Cô Tô đã ban hành Lệnh giới nghiêm trước ảnh hưởng của cơn bão số 3. Lệnh giới nghiêm được thi hành đối với người và phương tiện (không bao gồm lực lượng chức năng thực thi công vụ) trên toàn bộ địa bàn thị trấn Cô Tô, xã Đồng Tiến và đảo Thanh Lân, huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực từ 22h ngày 06/9/2024.

Hiện tại Cô Tô đang có mưa rất to và gió lớn.

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Ảnh: Ngọc Tuấn

Do ảnh hưởng của bão, vịnh Bắc Bộ bao gồm huyện đảo Bạch Long Vi, Cô Tô gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 6-8 m.

Từ hôm nay đến ngày 9/9, Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ xảy ra một đợt mưa 100-350 mm, có nơi trên 500 mm.

Mưa lớn nhất ở Đông Bắc Bộ trong ngày và đêm nay, Tây Bắc Bộ từ tối nay đến đêm 8/9, có thể gây ngập úng tại các vùng trũng; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Lúc 5h sáng 7/9, tâm bão số 3 (bão Yagi) đang cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng 190km, cường độ bão mạnh cấp 14 (150-166km/h), giật cấp 17.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết lúc 6h, bão mạnh cấp 14, sức gió 166 km/h, giật cấp 17 trên vịnh Bắc Bộ, cách trung tâm Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 160 km.

Bão đang theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20 km/h, dự kiến trưa nay đi vào khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng, sau đó tiến sâu vào Đông Bắc Bộ với sức gió cấp 11-12.

Cơ quan khí tượng đã đo được gió mạnh cấp 11, giật cấp 13 ở đảo Bạch Long Vĩ; đảo Cô Tô gió cấp 6, giật cấp 10; Móng Cái cấp 6, giật cấp 8; Cửa Ông cấp 7, giật cấp 8.

Do ảnh hưởng của bão, vịnh Bắc Bộ bao gồm huyện đảo Bạch Long Vi, Cô Tô gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12-14, giật cấp 17, sóng biển cao 6-8 m.

Trên đất liền Quảng Ninh - Thanh Hóa gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão cấp 10-12, giật cấp 14, khu vực sâu trong đất liền Đông Bắc Bộ gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11. Thời điểm gió mạnh nhất từ sáng đến chiều tối nay.

Từ hôm nay đến ngày 9/9, Bắc Bộ và Thanh Hóa sẽ xảy ra một đợt mưa 100-350 mm, có nơi trên 500 mm. Mưa lớn nhất ở Đông Bắc Bộ trong ngày và đêm nay, Tây Bắc Bộ từ tối nay đến đêm 8/9.

Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Ông Mai Văn Khiêm, giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhận định bão số 3 (Yagi) là cơn bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông: 

"Đối với các tỉnh thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa là những nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình (nhà tạm, nhà cạnh các khai trường, hạ lưu hồ chứa...) và tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn. Sau khi bão qua, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn còn hiện hữu những ngày sau đó nên cần hết sức đề phòng".

 

PV/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Ô tô dễ bị từ chối đăng kiểm vì những lý do nào?

Ô tô dễ bị từ chối đăng kiểm vì những lý do nào?

Trung bình thời gian xếp hàng đăng kiểm rất mất thời gian, nhưng khi tới lượt đăng kiểm lại bị trượt vì những lý do k tưởng. Làm thế nào để các tài xế tránh mất thời gian, công sức? Đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây.

Ban đại diện phụ huynh: Nếu minh bạch, sao phải “ồn ào”

Ban đại diện phụ huynh: Nếu minh bạch, sao phải “ồn ào”

Sau khi bắt đầu năm học mới, câu chuyện thu, chi trong các trường học lại tiếp tục được nhiều phụ huynh quan tâm, thậm chí bàn luận trái chiều.

Làm gì để thực hiện hóa giấc mơ đường sắt tốc độ cao?

Làm gì để thực hiện hóa giấc mơ đường sắt tốc độ cao?

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một trong những công trình giao thông trọng điểm của Việt Nam, đang thu hút sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng.

Chung cư mini muốn cấp sổ hồng cần đáp ứng điều kiện gì?

Chung cư mini muốn cấp sổ hồng cần đáp ứng điều kiện gì?

Luật Nhà ở 2023 quy định: "Căn hộ chung cư mini sẽ được cấp sổ hồng nếu toà chung cư mini đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về xây dựng, phòng cháy chữa cháy và quản lý sử dụng theo quy định của Bộ Xây dựng". Các quy định trên được hiểu ra sao? Cần chuẩn bị gì khi đưa luật vào cuộc sống?

Nâng đường chống ngập, vui hay buồn?

Nâng đường chống ngập, vui hay buồn?

Vừa qua TP.HCM đã quyết định chi hơn 200 tỉ đồng để thực hiện cải tạo, nâng cấp chống ngập tại tuyến đường Trần Xuân Soạn, Quận 7 TP.HCM.

Tuổi 17’ sao chưa ‘bẻ gãy sừng trâu’?

Tuổi 17’ sao chưa ‘bẻ gãy sừng trâu’?

Theo dự báo đến năm 2030 Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số, với khoảng 20 triệu người trên 60 tuổi. Nhưng chưa cần đợi tới khi đó thì vấn đề thiếu hụt nguồn lao động trong độ tuổi sung sức khi thanh niên Việt Nam tham gia vào thị trường lao động quá muộn.

Cà phê phố

Cà phê phố

Cà phê là thức uống mà dường như ở đâu cũng có. Nhưng câu chuyện về cà phê Hà Nội gắn với mỗi con phố lại có những đặc trưng rất riêng, khiến cả những người vốn gốc Hà Nội hay du khách phương xa luôn thèm nhớ, lưu luyến hương vị café phố ấy.