Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Dân sinh

Hà Nội: Sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão

Thái Sơn: Thứ năm 12/09/2024, 18:38 (GMT+7)

Những ngày qua, lũ trên sông Hồng, đoạn chảy qua quận Hoàn Kiếm, lên nhanh khiến nhiều nhà dân ven sông thuộc hai phường Chương Dương và Phúc Tân ngập sâu. Nhiều ngôi nhà ngập nặng, người dân phải dùng thuyền để di chuyển.

Ảnh: Quang Hùng

Ảnh: Quang Hùng

Cảm động khi được chính quyền tâm tâm, anh Nguyễn Đức Ngọc, một người dân được di dời khỏi khu vực ngập lụt phường Chương Dương bày tỏ:

“Chính quyền đảm bảo cho nhân dân từ cái ăn, cái nghỉ rất đầy đủ sáng trưa tối, tuyệt vời, không có chê trách gì, nói chung chúng tôi rất an tâm, về an ninh của phường rất tốt tôi phải phục luôn, nhất là khi một đồng chí dân quân đến tận nơi cõng bố tôi lên xe, và mình thấy điều đó rất tuyệt vời”. 

Chị Bùi Thị Duyên, ở số nhà 5, ngõ 501, phố Bạch Đằng chia sẻ: “Tôi thấy sinh hoạt ở đây khá thuận lợi, sạch sẽ, ở đây rất thích, mát mẻ. Tôi mong muốn nước rút sớm để về nhà chuẩn bị dọn dẹp làm ăn, sinh sống”. 

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội thăm hỏi người dân sáng 12/9 tại nhà tạm trú tránh lũ

Ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội thăm hỏi người dân sáng 12/9 tại nhà tạm trú tránh lũ

Chị Hoàng Anh, đang tạm trú tránh lũ tại khu nhà tạm lánh 360 Phúc Tân, chợ Vọng Hà cho biết thêm: “Ở đây em thấy được mọi người quan tâm từng chút một, các bác cũng nhiệt tình hỗ trợ, hỏi thăm. Ở đây mọi người rất chịu khó giúp đỡ nhau, mọi người quý mến nhau có vấn đề gì mọi người đều hỗ trợ cho nhau. Trong hoàn cảnh bão lũ như thế này mà mọi người vẫn quan tâm tình cảm với nhau đó là điều em cảm thấy rất hạnh phúc”.

Ông Phạm Tuấn Long, chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, cho biết hiện quận đang sử dụng các trung tâm văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng, khu thể thao Long Biên, khu nhà tạm lánh 360 Phúc Tân, khu vực chợ Vọng Hà... để người dân nhà bị ngập có thể tạm cư tránh lũ:

“Quận đã triển khai các phương án cung ứng cho người dân khi di chuyển, nhu yếu phẩm tại khu sơ tán tập trung. Thứ hai là chuẩn bị đội ngũ y bác sĩ chăm lo sức khỏe cho người già, những người ốm, bệnh nặng và điều kiện học tập cho các em học sinh trong khu vực này.

Cho đến thời điểm hiện nay địa bàn của hai phường Phúc Tân và Chương Dương, thứ nhất, an ninh trật tự đảm bảo tốt, chưa xảy ra mất trộm, cắp. Ngoài ra, quận huy động toàn bộ bãi xe dọc đường Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư để làm chỗ trông xe cho bà con tránh lũ”.

Công tác thăm hỏi, ổn định tâm lý, đời sống cho người dân phải sơ tán tránh lũ đang được các cấp chính quyền Hà Nội tích cực triển khai

Công tác thăm hỏi, ổn định tâm lý, đời sống cho người dân phải sơ tán tránh lũ đang được các cấp chính quyền Hà Nội tích cực triển khai

Chia sẻ khó khăn với người dân, ông Long mong bà con yên tâm tạm trú tránh bão lũ tại nơi ở mới. Đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, phối hợp với lực lượng chức năng từng bước khắc phục khó khăn, tuyệt đối không quay về nơi ở cũ khi bão lũ chưa ổn định để đảm bảo an toàn cho bản thân.

Không chỉ đảm bảo các điều kiện sống tốt nhất về nơi ăn ở, sinh hoạt cho bà con, công tác phòng dịch, chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, vật tư y tế, chăm sóc sức khỏe người già, trẻ em cũng được chính quyền quận quan tâm chu đáo.

Ảnh: Quang Hùng

Ảnh: Quang Hùng

Chị Nguyễn Thị Hồng Hà, phó Trạm trưởng Y tế phường Chương Dương chia sẻ: “Với các bà con ở vùng ngập chúng tôi vận động ra các trạm y tế dã chiến an toàn. Ở đây chúng tôi tổ chức một đội cấp cứu gồm 5 người có đầy đủ trang thiết bị thuốc men cơ bản để có thể sơ cứu bà con kịp thời.

Nếu nặng quá chúng tôi sẽ chuyển đi tuyến trên còn những bệnh đơn giản sẽ cấp cứu và chăm sóc tại chỗ, có đầy đủ thuốc men trang thiết bị y tế phục vụ bà con. Sau mưa lũ chúng tôi sẽ có những bài phát thanh, tuyên truyền để hướng dẫn bà con cách vệ sinh nhà cửa và cũng sẽ có những kế hoạch phát các loại hóa chất hoặc tự phun hóa chất sau khi mưa lũ rút để người dân cọ rửa vệ sinh nhà cửa và khử trùng”. 

Lành đạo HĐND thành phố chỉ đạo khắc phục, ổn định cuộc sống của người dân sau bão lũ 

Lành đạo HĐND thành phố chỉ đạo khắc phục, ổn định cuộc sống của người dân sau bão lũ 

Được biết, để ứng phó với tình trạng mực nước sông Hồng vượt mức báo động 2 và dự báo có thể tiếp tục tăng cao hơn, quận Hoàn Kiếm đã yêu cầu toàn bộ hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện công tác khắc phục hậu quả sau bão.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông chính xác, kịp thời về tình hình mưa lũ, các biện pháp phòng tránh ứng phó đến người dân, tránh tâm lý chủ quan. Hai phường Chương Dương và Phúc Tân tiếp tục rà soát, đảm bảo không để sót hộ dân phải di chuyển, cương quyết di chuyển hộ dân tại khu vực nguy hiểm, nhất là người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật…

Đại diện UBND phường Chương Dương nhận quà thăm hỏi từ HĐND thành phố Hà Nội

Đại diện UBND phường Chương Dương nhận quà thăm hỏi từ HĐND thành phố Hà Nội

Chỉ đạo công tác khắc phục, sớm ổn định cuộc sống người dân sau bão, ông Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội cho biết:

“Phương án là chúng ta phải có tinh thần không chủ quan, phân công ứng trực 4 tại chỗ, tinh thần chủ động. Vì vậy việc theo dõi sát sao là  rất quan trọng.

Cần rà soát lại những khu vực nguy hiểm, có nguy cơ cao, nước dâng cao thì phải có phương án kiểm tra rà soát lại, phải có phương án sơ tán di dời dân đến những vị trí an toàn. Điều đầu tiên rất quan trọng là hệ thống chính trị chúng ta phải vào cuộc.

Vận động người dân thấy, trong trường hợp chúng ta vận động tại những khu vực nguy hiểm mà người dân không đi thì phải cương quyết, thậm chí có trường hợp để đảm bảo an toàn cho tính mạng, tài sản của nhân dân có thể dùng biện pháp cưỡng chế. Sơ tán di dời dân đến địa điểm mới chúng ta cũng phải đảm đầy đủ nhu yếu phẩm, nước sạch, thuốc men và các điều kiện sinh hoạt khác”.

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Hà Nội: Nhiều khu vực ngập sâu và cấm phương tiện qua lại

Sáng nay, theo ghi nhận của nhóm PV VOV Giao thông, nhiều tuyến đường vẫn trong tình trạng ngập sâu, ảnh hưởng đến giao thông, nhiều nơi lực lượng chức năng phải đặt barie cấm phương tiện ra/vào, thậm chí có khu vực bị rạn nứt, tiềm ẩn nguy hiểm...

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Hà Nội: Hạn chế phương tiện lưu thông trên đường 70

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP. Hà Nội vừa có thông báo hạn chế các phương tiện lưu thông trên tuyến đường 70, đoạn qua UBND Phường Phúc La và nút giao Phúc La – Cầu Bươu (Quận Hà Đông, Hà Nội).

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Có nên kích hoạt chế độ làm việc từ xa

Trong bối cảnh nhiều cầu ngang sông đã cấm hoặc hạn chế đi lại, nhiều khu vực vẫn đang ngập nặng, giao thông bị chia cắt, việc đi lại trở nên khó khăn và nguy hiểm hơn; học sinh một số nơi đang phải tạm nghỉ, người lớn đi làm trong nước lũ và ùn tắc cũng rất khó khăn.

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Cầu Vĩnh Tuy ùn tắc, vẫn còn nhiều điểm ngập sâu

Chiều 11/9, mật độ phương tiện đổ dồn về cầu Vĩnh Tuy để sang Long Biên khá đông dẫn đến xảy ra ùn tắc, các phương tiện nối đuôi nhau di chuyển chậm, còn chiều ngược lại từ Long Biên sang Q. Hai Bà Trưng lại khá thông thoáng.

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Đội mưa, lội nước đi mua đồ thiết yếu

Bà Phạm Kim Thành - Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàng Mai cho biết, ngay trong đêm 10/9 khi nhận được thông tin về mực nước sông Hồng sẽ đạt báo động 3, chính quyền địa phương đã hỗ trợ người dân di chuyển tài sản khỏi vùng bị ảnh hưởng ngập nước.

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Giờ cao điểm “tràn khung”, tổ chức giao thông cần thay đổi ra sao?

Như VOV Giao thông đã thông tin, giờ cao điểm tại các đô thị đang có sự thay đổi rõ rệt, trong đó, tình trạng ùn tắc buổi trưa diễn ra thường xuyên hơn, giờ cao điểm sáng, chiều kéo dài hơn.

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM: Để phát triển du lịch đường thủy, cần phát triển hạ tầng cảng, bến tăng tính kết nối

TP.HCM hiện có 17 sản phẩm du lịch đường thủy, với 7 tuyến thường kỳ và 10 tuyến mới. Nỗ lực xây dựng du lịch đường thủy đã góp phần không nhỏ vào doanh thu hơn 108 nghìn tỷ đồng từ tổng thu du lịch trong 7 tháng qua.