Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Kinh Doanh

Bánh Trung thu “made in Việt Nam” vẫn được ưa chuộng

Trang Linh: Thứ hai 18/09/2023, 15:24 (GMT+7)

Thay vì “sính ngoại” lựa chọn các dòng sản phẩm đến từ Trung Quốc, Nhật Bản, nhiều người dân “trung thành” với bánh trung thu sản xuất trong nước bởi mẫu mã đa dạng, chất lượng, giá thành hợp lý. Đây cũng là cách thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào hàng Việt, người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Thị trường bánh Trung thu năm nay bắt đầu sôi động khi nhiều gian hàng bán bánh Trung Thu của các thương hiệu có tiếng như Kinh đô, Bibica… có mặt trên nhiều con đường tuyến phố.

Thị trường bánh Trung thu năm nay bắt đầu sôi động khi nhiều gian hàng bán bánh Trung Thu của các thương hiệu có tiếng như Kinh đô, Bibica… có mặt trên nhiều con đường tuyến phố.

Năm nào cũng vậy, đến dịp Tết Trung thu, chị Trịnh Thu Hà (ở Trương Định, Hà Nội) lại có thông lệ mua bánh Trung thu để biếu bố mẹ, người thân và mua cho gia đình ăn. Thay vì đến đúng dịp rằm tháng 8 mới tìm mua bánh, thì năm nay, chị thắp hương bánh trung thu từ rằm tháng 7. Khi mua bánh, chị lựa chọn sản phẩm của các hãng bánh trong nước sản xuất, vì yên tâm về chất lượng và giá thành hợp lý.

“Trước kia mình từng mua bánh trung thu Đài Loan hay Hồng Kông nhưng mình thấy thứ nhất là về chi phí nó khá cao. Thứ hai là vị của nó hơi ngọt, không hợp khẩu vị của mình lắm. Sau khi mình thử 1 năm là năm kia mình đổi sang mua bánh trung thu của Việt Nam.

Mình mua một số bánh thương hiệu trong nước thì mình cảm thấy đây đúng là vị mà tuổi thơ đã từng ăn, cũng có nhiều loại nhân để mình lựa chọn đa dạng giống như là bánh trung thu của của Hồng Kông hay của Đài Loan mà chi phí của nó cũng rất phải chăng. Mình thấy nó rất là phù hợp. Khi mình mua về nhà thì gia đình bố mẹ ông bà đều rất thích, ăn bánh trung thu và uống trà thấy rất hợp và ngon miệng”, chị Hà nói.

9c92273b88d65d8804c715


Theo chị Hà, mua bánh Trung thu do công ty trong nước sản xuất vừa là cách thể hiện tình cảm, sự quan tâm tới bố mẹ, người thân vừa là thể hiện sự ủng hộ với hàng Việt.

Cùng chung suy nghĩ với chị Hà, chị Hoa (ở Hà Nội) nhiều năm nay cũng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bánh trung thu trong nước sản xuất.

Empty


Có mặt tại rạp bánh trung thu của thương hiệu Kinh Đô trên phố Lĩnh Nam, chị Hoa vừa mua 6 bánh trung thu với giá 64.000 đồng/chiếc cho gia đình ăn. Theo chị Hoa, dù bánh trung thu được bán nhiều ở các sạp bánh kẹo trong chợ với giá khá rẻ chỉ 15.000 – 30.000 đồng nhưng chị vẫn giữ thói quen mua sản phẩm của các thương hiệu có tiếng vì yên tâm về nguồn gốc, xuất xứ.

“Các con đòi mua thì chị cứ ra đây mua thôi, chứ chị không bao giờ mua bánh ở chợ. Ví dụ Rằm Trung thu thì chị cũng ra chỗ Kinh Đô này chị mua thôi. Chợ gia công thì nhiều loại lắm, giá 15.000, 20.000, 25.000 cũng có, tại sao ở đây 60.000, hơn 100.000 cũng có nên là nó yên tâm chất lượng hơn. Vì sức khỏe của con mình, ăn cũng chả nhiều nên là mình cứ mua thôi”, chị Hoa cho biết.

Thị trường bánh Trung thu năm nay bắt đầu sôi động khi nhiều gian hàng bán bánh Trung Thu của các thương hiệu có tiếng như Kinh đô, Bibica…có mặt trên nhiều con đường tuyến phố.

2c195e8ff162243c7d7313


Theo khảo sát, năm nay, do giá nguyên liệu, chi phí đầu vào tăng nên hầu hết các thương hiệu  bánh Trung thu đều tăng giá so với năm ngoái dù không tăng quá nhiều, chỉ khoảng 5-10%. Bánh trung thu Kinh Đô truyền thống như bánh nướng, bánh dẻo vị đậu xanh, đậu đỏ,… giá niêm yết khoảng 55.000-65.000 đồng/cái.

Tương tự, đại diện truyền thông Công ty cổ phần Bibica cho biết trong mùa Trung Thu năm 2023, do giá nguyên liệu đầu vào có sự gia tăng như bột mì tăng 33%, hộp giấy tăng 11%..., nên giá bánh cũng được công ty điều chỉnh tăng nhẹ từ 5-10% tùy vào từng chủng loại bánh so với giá bán năm ngoái.

Đặc biệt, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng, các thương hiệu bánh trong nước cũng tập trung vào những dòng bánh có nhân mới lạ, ít ngọt…, bao bì cũng được thiết kế độc đáo, bắt mắt đáp ứng tốt nhu cầu tặng, biếu người thân, đối tác của khách hàng.

36785e9df170242e7d6110


Chị Hà Minh, nhân viên bán hàng tại quầy bánh trung thu của thương hiệu Maison cho biết: Năm nay, để phục vụ cho nhu cầu biếu tặng của khách hàng, MaiSon đưa ra các sản phẩm đặc biệt với nhiều mức giá khác nhau từ 350.000 đến 860.000 đồng: “Rạp bánh bắt đầu mở từ tháng 7 âm. Lượng khách đang dần đông lên vì sát Trung thu. Khách hàng thường lựa chọn hộp bánh có giá 390.000 để biếu tặng hay thắp hương”.

Bên cạnh việc phân phối qua các kênh truyền thống, các doanh nghiệp trong nước hiện còn bán bánh trên các sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki, Shopee… nên khách hàng có thể dễ dàng mua các sản phẩm chính hãng, đảm bảo chất lương, uy tín.

Với nhu cầu mua sắm bánh Trung thu tăng dần cùng với tâm lý ủng hộ hàng Việt như hiện nay, hi vọng thị trường bánh Trung thu năm nay sẽ có nhiều khởi sắc, thoát khỏi tình cảnh ảm đạm như hai năm dịch bệnh vừa qua.

Ý kiến của bạn
Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây

Việc đưa vào thông xe 1 phần đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây sẽ giảm tải cho nút giao An Phú, kéo giảm ùn tắc giao thông cho đường dẫn cao tốc, đường Nguyễn Thị Định đường Đỗ Xuân Hợp, hay Vành Đai 2.

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Điều gì xảy ra nếu không hợp pháp hóa “chung cư mini”?

Vụ cháy “chung cư mini” xảy ra tại Khương Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) đặt ra câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu không hợp pháp hóa chung cư mini? Người mua hoặc thuê các căn hộ trong đó sẽ đối mặt những rủi ro nào? Trật tự an toàn xã hội sẽ phát sinh những vấn đề gì?

Dân 'chung cư mini' nóng ruột chờ hướng dẫn

Dân "chung cư mini" nóng ruột chờ hướng dẫn

Sau vụ cháy kinh hoàng tại chung cư mini trên phố Khương Hạ (Thanh Xuân (Hà Nội) nhiều người đổ xô đi mua vật dụng thoát hiểm, thiết bị phòng cháy chữa cháy. Thậm chí, nhiều người còn phá “chuồng cọp”, mở rộng ban công, tạo lối thoát nạn thứ hai, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ trong quá trình thực hiện.

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Có quy hoạch nhưng cải tạo chung cư cũ vẫn “tắc”

Trên địa bàn Hà Nội có trên 40 nhà tập thể, chung cư cũ ở mức nguy hiểm, cực kỳ nguy hiểm, cùng với đó là hàng trăm khu nhà đã xuống cấp. Mặc dù đã có chủ trương đầu tư, thậm chí có quy hoạch chi tiết nhưng để thực hiện cải tạo, xây mới những tòa nhà này là không đơn giản.

Than trời vì đường ngập 'ổ gà'

Than trời vì đường ngập "ổ gà"

Những con đường xuống cấp, ngập ‘ổ gà, ổ trâu’ vốn thường chỉ xuất hiện ở những khu vực có hạ tầng giao thông kém phát triển, ít được đầu tư. Nhưng bất ngờ là ngay tại nước Anh, một quốc gia giàu có ở châu Âu, vấn nạn ‘ổ gà’ cũng đang là tình trạng đáng báo động.

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

“Tư nhân hóa” kỳ vọng thay đổi ngành đường sắt Mỹ

Là một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng ngành đường sắt Mỹ tụt hậu khá xa so với Trung Quốc, Nhật Bản hay châu Âu. Tuy nhiên, dù muộn còn hơn không, nhiều chính sách thúc đẩy hạ tầng đang được nhà chức trách Mỹ đưa ra, trong đó có việc tư nhân tham gia phát triển đường sắt.

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Phối hợp thế nào để chống ùn tắc cổng trường?

Bước vào năm học mới, vấn đề an toàn cho học sinh tại khu vực cổng trường được quan tâm. Hiện nay, chính quyền địa phương và ngành giao thông đã có sự phối hợp như thế nào để phòng chống ùn tắc giao thông khu vực cổng trường và đảm bảo an toàn cho học sinh trên địa bàn Hà Nội?