Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Sự việc

Bãi xe này là của đồng chí nào?

Chu Đức: Thứ ba 27/12/2022, 07:00 (GMT+7)

Theo khảo sát của nhóm phóng viên VOV Giao thông, trung bình một năm, ngân sách một quận vùng lõi của Hà Nội thu được khoảng 10 tỷ đồng từ việc khai thác các bãi đỗ xe trên vỉa hè. Đó là chưa kể thống kê từ các bãi gửi xe dưới lòng đường.

Dĩ nhiên, con số này không phản ánh tiềm năng rất lớn của các nguồn lợi từ việc khai thác lòng đường, hè phố.

Nếu tách hẳn các hoạt động khác trong cụm từ vốn được dùng khá nhiều nhưng không chuẩn xác lắm là “nền kinh tế vỉa hè”, chỉ tính riêng dịch vụ trông giữ xe, một nhóm các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, một quận có thể thu được từ 3.000 - 5.000 tỷ đồng/năm nếu quản lý được, thu đúng giá các dịch vụ đáp ứng nhu cầu đỗ xe trong quận đó.         

Vậy con số không chảy vào ngân sách ấy chảy đi đâu? Câu trả lời nằm ở chỗ 90% phương tiện vẫn đang phụ thuộc vào các bãi đỗ xe tạm thời, gồm cả có phép và không phép.         

Những bãi xe này hình thành như thế nào và tồn tại bằng cách gì, trước hàng nghìn tai mắt nhân dân và hệ thống kiểm soát kín kẽ từ cấp phường?         

Câu trả lời dễ hiểu nhất là từ quan hệ.

Theo khảo sát của nhóm phóng viên VOV Giao thông, trung bình một năm, ngân sách một quận vùng lõi của Hà Nội thu được khoảng 10 tỷ đồng từ việc khai thác các bãi đỗ xe trên vỉa hè. Đó là chưa kể thống kê từ các bãi gửi xe dưới lòng đường.

Theo khảo sát của nhóm phóng viên VOV Giao thông, trung bình một năm, ngân sách một quận vùng lõi của Hà Nội thu được khoảng 10 tỷ đồng từ việc khai thác các bãi đỗ xe trên vỉa hè. Đó là chưa kể thống kê từ các bãi gửi xe dưới lòng đường.

Nhóm phóng viên đã tìm hiểu kỹ quy trình cấp phép cho các bãi đỗ xe tạm thời. Nó vẫn mang nặng tính xin-cho. Có rất nhiều khoảng trống đầy cảm tính từ người cấp phép. Họ là người quyết định ai là người được nộp hồ sơ xin cấp phép đỗ xe, hồ sơ ấy có căn cứ hợp lệ hay không; và nếu hợp lệ, căn cứ nào để xét duyệt?         

Trong số các doanh nghiệp được cấp phép ở các vị trí đắc địa, tiềm năng kinh doanh rất béo bở ở trung tâm Thủ đô, có thể chia ra làm vài nhóm: Nhóm thứ nhất là doanh nghiệp có bóng dáng của Nhà nước (công ty thuộc doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần do Nhà nước chi phối); Nhóm thứ hai là doanh nghiệp “thân hữu”, có mối liên hệ, gắn bó lâu năm với chính quyền sở tại; Nhóm thứ ba là các doanh nghiệp không thuộc hai nhóm vừa nêu.         

Tiêu biểu cho nhóm thứ ba chính là các đơn vị đứng sau các ứng dụng đỗ xe thông minh vốn đã “chết yểu” sau khi không nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cơ chế, chính sách và các lực lượng nắm địa bàn.         

Hai nhóm còn lại nhận được sự ưu ái rõ ràng từ chính quyền đô thị. Thể hiện qua một loạt vi phạm xảy ra như trông quá giá, quá diện tích, không xuất vé, hợp đồng, nhưng chủ yếu bị xử phạt hành chính, phạt cho tồn tại. Ít trường hợp bị tước giấy phép, mà hình thức xử lý nghiêm nhất chỉ là sa thải cá nhân nhân viên trông xe.         

Không phải ngẫu nhiên, một vị nguyên là thị trưởng Hà Nội từng nói rõ trước công luận rằng, ông biết có tình trạng lãnh đạo địa phương đứng sau các bãi giữ xe. Nếu không chấn chỉnh, ông sẽ tiết lộ đích danh bãi xe nào của ông bí thư hay chủ tịch quận nào.         

Đến nay, đó vẫn là câu phát ngôn kinh điển cho thấy rõ lợi ích nhóm bền chặt và dai dẳng ra sao đang đeo bám, ký sinh vào các diện tích công sản như vỉa hè, lòng đường.         

Giải pháp thì các chuyên gia đã chia sẻ nhiều: Đó là minh bạch hóa các nguồn thu từ công sản, công khai đấu giá quyền sử dụng một phần lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe, quy trách nhiệm tới từng lãnh đạo, cán bộ phụ trách vấn đề trật tự đô thị, có chế tài nếu để xảy ra sai phạm trên địa bàn.

Tuy nhiên, rất khó để thay đổi cách nhìn nhận của chính quyền đô thị về sự phụ thuộc vào các bãi đỗ xe tạm thời. Khi mà sự phá sản các bãi đỗ xe theo quy hoạch đã dẫn tới một tư duy tạm bợ, vụn vặt.     

Nó cũng khó tương đương với việc xé bỏ định kiến của người dân: Khi họ đề cập một bãi đỗ xe nào đó đang ngang nhiên vi phạm các quy định, họ vẫn phải tặc lưỡi cảm thán “Bãi đỗ xe này là của đồng chí nào!?”

Ý kiến của bạn
Sau 3 năm, bến xe Miền Đông mới vẫn chưa tương xứng kỳ vọng

Sau 3 năm, bến xe Miền Đông mới vẫn chưa tương xứng kỳ vọng

Được đưa vào hoạt động từ tháng 10/2020, xây dựng trên diện tích rộng 16ha, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, Bến xe Miền Đông mới có thể phục vụ hơn 7 triệu lượt khách mỗi năm. Thế nhưng sau 3 năm hoạt động, bến xe không đạt được như kỳ vọng.

Huyền thoại dây đờn Rạch Giá

Huyền thoại dây đờn Rạch Giá

Xuôi dòng kinh nhỏ về miệt thứ Kiên Giang, mảnh đất từng là nơi sớm tiếp thu những tinh hoa của nghệ thuật Đờn ca tài tử từ đầu thế kỷ 20.

Lập ban chỉ đạo vận tải Tết, xuân Giáp Thìn 2024

Lập ban chỉ đạo vận tải Tết, xuân Giáp Thìn 2024

Bộ GTVT vừa ban hành Kế hoạch công tác phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Giáp Thìn năm 2024.

Hoa lê, hoa mận rừng 'rục rịch' về phố

Hoa lê, hoa mận rừng "rục rịch" về phố

Còn hơn 2 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán 2024, nhưng thời điểm này các tổng buôn đã dần chuyển những cành hoa hoa lê, hoa mận rừng về Hà Nội để phục vụ người dân.

Từ 27/11, cấm phương tiện qua cầu Chương Dương sau 22h30

Từ 27/11, cấm phương tiện qua cầu Chương Dương sau 22h30

Để bảo dưỡng tuyến ống cấp nước, Hà Nội cấm các phương tiện qua cầu Chương Dương từ ngày 27/11 - 27/12, khung giờ từ 22h30 hôm trước đến 4h30 sáng hôm sau.

Giải ngân vốn đầu tư công: Gắn trách nhiệm với từng đảng viên

Giải ngân vốn đầu tư công: Gắn trách nhiệm với từng đảng viên

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023, đây là thời điểm quan trọng để các bộ ngành, địa phương dốc toàn lực đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công.

Học được gì từ tầm nhìn không có thương vong vì TNGT của Thụy Điển

Học được gì từ tầm nhìn không có thương vong vì TNGT của Thụy Điển

Thụy Điển được xem là một trong những quốc gia có hệ thống giao thông an toàn vào bậc nhất thế giới. Nền tảng cho sự thành công này đến từ chính sách “Vision Zero” (Tầm nhìn hướng tới không có thương vong trong giao thông) hiện đang được chính phủ Thụy Điển áp dụng.