Lính Trường Sa và thứ lương thực “xa xỉ” nhất trên đại dương
Từ đảo nổi đến đảo chìm trên quần đảo Trường Sa, những vườn rau, chuồng gà là hình ảnh không thể thiếu…
Your browser does not support the playback of this video. Please try using a different browser.
Khi nói về giao thông bằng xe đạp, không thể không nhắc tới Hà Lan – quốc gia được mệnh danh là “thiên đường của xe đạp”, nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch ưu tiên cho phương tiện giao thông này.
Tính đến năm 2023, ước tính có khoảng 24,1 triệu xe đạp ở Hà Lan. Trong khi đó, dân số của đất nước này là 17,6 triệu người, nghĩa là trung bình mỗi người dân có 1,4 xe đạp.
Trước đây, vào khoảng thập niên 60-70s, Hà Lan là một trong những quốc gia thường xuyên chịu cảnh tắc nghẽn vì ô tô. Hạ tầng giao thông cũ kỹ khiến tỷ lệ TNGT tăng cao. Cùng với cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, 2 sự kiện này đã khiến chính phủ Hà Lan từ bỏ kế hoạch quy hoạch đô thị tập trung vào ôtô, thay thế bằng xe đạp.
Ngày nay, Hà Lan có hơn 35.000 km đường dành cho xe đạp trên tổng số 140.000 km đường bộ của đất nước.
Theo ông Lucas Harm, quan chức cấp cao tại Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý nước của Hà Lan, những thay đổi giúp Hà Lan trở thành quốc gia thân thiện với xe đạp như hiện nay, bao gồm tập trung vào việc cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông với mục tiêu thu hút người dân chuyển sang xe đạp và đi bộ, đồng thời đảm bảo an toàn cho nhóm phương tiện này. Và thứ hai là thông qua giáo dục, tuyên truyền để thay đổi suy nghĩ, nhận thức của người dân trong việc lựa chọn phương tiện.
Và thực tế, khi mà Hà Lan trở thành quốc gia thân thiện với xe đạp và đi bộ như hiện nay, thì không chỉ có nhóm phương tiện này được hưởng lợi.
Ông Lucas Harm cho biết: “Điều này nghe có vẻ phi lý, nhưng thực tế Hà Lan cũng rất thân thiện với ô tô. Bởi vì có rất nhiều người đạp xe, đi bộ hay dùng giao thông công cộng nên không gian dành cho ô tô cá nhân vẫn còn đó và được sử dụng hiệu quả. Ùn tắc cũng không còn nhiều nữa.
Chúng tôi đã cho thấy rằng chúng ta có thể kết hợp hài hoà giữa những hình thức phương tiện tưởng chừng như đối lập. Có thể nói, hiện ở Hà Lan, người dân có thể tự do chọn hình thức đi lại mà không cần lo ngại nhiều về an toàn hay tình hình giao thông”.
Cộng hoà Dominica là một trong những quốc gia có tình hình giao thông tệ nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy, lượng phương tiện cao là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng ùn tắc thường xuyên tại quốc gia này.
Trung bình cứ 1.000 người dân có tới 507 người sở hữu phương tiện cá nhân, chỉ đứng sau Argentina, Brazil và Mexico. Hơn 68% người dân phụ thuộc vào phương tiện cá nhân như ô tô hay xe máy.
Tỷ lệ người dân sử dụng xe đạp hay đi bộ đều ở mức thấp khi chỉ có hơn 7% người dân chọn đi bộ; xe đạp còn ở mức thấp hơn khi con số nằm dưới 1%. Do đó, để vận động các chính sách giao thông dành cho nhóm phương tiện này là không hề đơn giản.
Bà Carolina Mejia, thị trưởng Thành phố, Thủ đô Santo Domingo của Cộng hoà Dominica chia sẻ: “Đường phố tại Santo Domingo không có làn riêng dành cho xe đạp. Do đó, việc có một làn riêng thực sự an toàn cho xe đạp là điều cần thiết. Hơn nữa, chúng tôi thấy việc thay đổi trong nhận thức về đi lại, khuyến khích người dân sử dụng “giao thông xanh” là cần thiết. Xe đạp nên trở thành một phần của giao thông, chứ không chỉ là công cụ để tập thể dục”.
TP.Santo Domingo sau đó đã phát động chiến dịch Hành động vì xe đạp, thành quả là Thành phố đã có hơn 9 km đường có làn riêng cho xe đạp. Số lượng người sử dụng xe đạp sau đó cũng tăng 17%. Dù thành công vẫn còn hạn chế, nhưng bà Carolina Mejia tin rằng, đây sẽ là khởi đầu cho những điều tốt đẹp hơn.
Cải thiện ATGT không phải lúc nào cũng đến từ những kế hoạch, những chiến dịch lớn lao, mà đôi khi chỉ cần những hành động nhỏ cũng tạo ra thay đổi. Tại Thủ đô Addis Ababa, Ethiopia, giao lộ Adebaye là một trong những điểm giao thông đông đúc với hàng ngàn người qua lại mỗi ngày.
Tuy nhiên, người đi bộ tại đây phải đối mặt với nhiều mối nguy TNGT do giao lộ không có vạch kẻ đường.
Theo ông Mesganaw Bimrew, thành viên của Liên minh toàn cầu Các tổ chức phi chính phủ Vì an toàn đường bộ chia sẻ, chỉ cần một hành động nhỏ đã tạo nên thay đổi lớn cho giao lộ này:
“Chúng tôi phát hiện ra rằng yếu tố an toàn cho người đi bộ đã bị bỏ qua ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng giao lộ. Do đó chúng tôi đã quay một đoạn băng cho thấy người dân đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi băng qua khu vực này, và sau đó chia sẻ lên MXH Tiktok. Đoạn băng đã thu hút rất nhiều lượt xem. 2 tuần sau đó, Chính phủ đã thêm vạch kẻ đường và gờ giảm tốc tại đây. Hiện chúng tôi đang cố gắng thực hiện các chiến dịch tương tự với nhiều điểm đen về TNGT khác”.
Trở lại với Việt Nam, vừa qua, hưởng ứng Tuần lễ An toàn Đường bộ Toàn cầu lần thứ 8 do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phát động, Ủy ban ATGT Quốc gia đã kêu gọi toàn xã hội thay đổi hành vi giao thông nguy cơ cao, đồng thời thúc đẩy đi bộ, xe đạp - giải pháp xanh, bền vững và an toàn cho tương lai.
Ủy ban ATGT Quốc gia đánh giá cao vai trò của đi bộ và xe đạp - phương thức di chuyển tiết kiệm, tốt cho sức khỏe, thân thiện môi trường và giúp kết nối hiệu quả với giao thông công cộng. Dù hiện tỷ lệ đi bộ, xe đạp tại Việt Nam còn dưới 1%, nhưng đây là hướng đi chiến lược đang được khuyến khích mạnh mẽ.
Theo Tiến sỹ Angela Pratt - Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, Việt Nam có thể học hỏi từ bằng chứng trên khắp thế giới về những biện pháp hiệu quả để thúc đẩy việc đi bộ và đi xe đạp. Trong đó, điều quan trọng nhất nằm ở việc thiết kế và quy hoạch đường phố sao cho an toàn với nhóm phương tiện này. Và sau đó là nâng cao nhận thức của người tham gia giao thông.
Thực tế, tại Hà Nội đã thí điểm tuyến đường ưu tiên cho xe đạp và đi bộ, nằm ven sông Tô Lịch đoạn từ cầu Mọc đến cầu Yên Hoà từ ngày 1/2/2024. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 1 năm thí điểm, đoạn đường ưu tiên này vẫn chưa thực sự thu hút người dân tham gia. Bên cạnh đó, dịch vụ xe đạp công cộng dọc tuyến cũng vắng khách.
Đánh giá về thực trạng này, KTS Trần Huy Ánh - Ủy viên Thường vụ Hội Kiến trúc sư Hà Nội cho rằng, để tuyến đường cũng như dịch vụ xe đạp công cộng tại đây thành công thì còn thiếu quá nhiều yếu tố như thạ tầng, sự liên kết các phương tiện công cộng. KTS Trần Huy Ánh cho rằng đoạn đường cần thêm nhiều sự hỗ trợ về mặt chính sách để có thể tồn tại và phát triển, mang lại lợi ích cho xã hội.
Từ đảo nổi đến đảo chìm trên quần đảo Trường Sa, những vườn rau, chuồng gà là hình ảnh không thể thiếu…
Sau 5 năm triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025, đông đảo người dân cả nước đã dần quen thuộc với việc thực hiện các giao dịch số không có sự xuất hiện của tiền mặt.
Lưu thông trên các tuyến đường bộ cao tốc những năm qua đã trở thành lựa chọn quen thuộc để tiết kiệm thời gian lẫn chi phí. Tuy vậy, không phải tài xế nào cũng có thói quen kiểm tra xế yêu trước mỗi lộ trình, đặc biệt là trên các tuyến cao tốc.
Một trong những câu chuyện còn để lại dư âm đến cuối tuần, là chuyện người đàn ông bật khóc khi được CSGT hỗ trợ tiền nộp phạt.
Sáng 7/6, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 công lập tại TP.HCM chính thức khép lại với bài thi Toán – môn thi cuối cùng trong ba môn bắt buộc. Kỳ thi năm nay diễn ra trong hai ngày, tại 142 điểm thi trên toàn địa bàn thành phố.
Thính giả Trần Huy (Bắc Ninh) hỏi: “Xin hỏi khi lưu thông trong hầm đường bộ tôi thấy có trường hợp xe ô tô quay đầu xe để chuyển hướng. Hành vi này có vi phạm pháp luật hay không? Nếu có thì mức xử phạt như thế nào?”.
Sáng 7/6, 103.000 học sinh Hà Nội bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025–2026, với môn thi đầu tiên là Ngữ văn.