Xóm trọ 0 đồng, phép màu của tình thương

Thất nghiệp, không thể đóng tiền nhà. Ăn uống được chăng hay chớ. Đó là tình cảnh của những lao động nghèo tha hương, đang mắc kẹt ở những xóm trọ Sài Thành suốt gần 3 tháng nay. Giữa lúc thắt ngặt, một sự cưu mang dù ít dù nhiều, cũng mang lại niềm tin...

 XÓM TRỌ 0 ĐỒNG - PHÉP MÀU TÌNH THƯƠNG


Một buổi trưa nắng giữa tháng 8, chúng tôi theo chân ông Nguyễn Công Định vào “Xóm trọ 0 đồng” của ông ở phường Long Bình, TP Thủ Đức.

Dãy trọ có 10 phòng với hơn 20 lao động nghèo. Người phụ hồ, người công nhân, người buôn bán… vì duyên nợ phiêu dạt về đây. Có người ở đây mới 3 năm, người lâu nhất 8 năm. Xóm trọ như một đại gia đình.

Dịch bệnh ập đến, hơn 2 tháng nay, họ đành ru rú ở trong nhà.

Thất nghiệp, không thể đóng tiền nhà, ăn uống được chăng hay chớ. Đó là tình cảnh của những lao động nghèo tha hương, đang mắc kẹt ở những xóm trọ Sài Thành suốt gần 3 tháng

Hiểu được hoàn cảnh mọi người, vợ chồng ông Đinh quyết định ễn phí 2 tháng tiền trọ cho bà con rồi kiếm mạnh thường quân xin được ít gạo, muối dầu ăn, rau xanh tiếp tế thêm.

Bà Trương Thị Kim Phượng (48 tuổi), vợ ông Định, chia sẻ, vợ chồng bà cũng vất vả, trước bà đi giúp việc, giờ chỉ ở nhà nội trợ; nhưng bà coi mỗi người ở đây như ruột thịt.

Cuộc trò chuyện của chúng tôi với bà Phượng liên tục ngắt quãng. Bà Phượng sụt sùi nước mắt: 

"Hai vợ chồng bàn nhau, khó khăn quá thì bớt cho người ta hai tháng 8 và 9. Nhà có gì thì mình …. san sẻ, coi người ta như người nhà mình. Nhà có thì cho, không thì xin mạnh thường quân rồi phát cho bà con. Có rau phát rau, có trứng phát trứng, có gì cho đó. Mình cũng đi làm giúp việc cho người ta, nói chung là làm “osin” đó mà dịch này ở nhà. Mấy người ở đây toàn ở lâu không ai có ai bỏ đi hết, ở suốt…"

Bà Trương Thị Tám (54 tuổi) làm phụ hồ cho các công trường xây dựng. 3 tháng ròng, bà mất việc. Quê bà Tám là ở đảo Hòn Sơn (Kiên Giang), cách đất liền 50 hải lý, đò thuyền cách trở nên không thể về nhà, bà đành nương nhờ ở lại đây. 

"Chủ nhà trọ cũng thương cho, xin bên khác cho thêm vậy mới có sống được qua ngày, thực sự rất là khó, khó cực kì. Có cái tiền trọ người ta cho là mừng lắm luôn, tại vì ráng trụ lại đây đợi hết dịch rồi tính, giờ đi không được về cũng không xong. Giờ ở đâu ở yên chỗ để Nhà nước đỡ lo xíu, hông có thì nhờ cộng đồng, không đi đâu được cũng phải chịu thôi chứ biết sao giờ".

Hai đứa con của bà thuê phòng kế bên cũng được cặp vợ chồng tốt bụng ễn hai tháng tiền nhà. 

Vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Đạt (30 tuổi) và con gái sống dãy trọ hơn 8 năm. Gia đình anh cũng từng tính toán đùm túm vợ con về ền Tây. Song được hỗ trợ, anh ráng bám trụ. 

"Ở đây lâu thân thiết như gia đình, ảnh chị (chủ trọ) cũng thương giúp đỡ này nọ cũng nhiều. Anh chị hỗ trợ cho 2 tháng, tháng 8, 9. Giúp vậy thì đỡ rất là nhiều, chỉ ở nhà lo chuyện ăn uống".

Ông Nguyễn Thành Nam, Bí thư Đảng ủy phường Long Bình cho biết, địa phương có hơn 2.300 phòng trọ; 128 hộ nghèo, 99 hộ cận nghèo, 80 hộ bán vé số xe ôm. 

Phường đã phát động các chủ nhà trọ chia sẻ với người lao động ở lại để đảm bảo công tác chống dịch. Tuy nhiên, cũng không ít khó khăn.

"Phường phát động khu nhà trọ 0 đồng, vận động từng chủ nhà trọ, danh sách được 3 khu, nhiều nhà trọ giảm 30%, 50%, tổng cộng giá trị tiền hỗ trợ gần 1 tỷ đồng từ đầu dịch đến giờ. Tuy nhiên, có những hộ gia đình cũng phải vay tiền từ ngân hàng xây nhà trọ, người ta áp lực trả ngân hàng đến tháng đến kì đóng lãi. Vì vậy, vận động thực hiện nhà trọ 0 đồng như vậy cũng khó khăn cho người ta".

Ông Nam cũng chia sẻ thêm, một số công nhân các quận, huyện khác về quê kẹt lại ở cửa ngõ phường Long Bình, phường cũng đã hỗ trợ một số hoàn cảnh đặc biệt:

"Có hộ gia đình không có nơi về, ví dụ như trường hợp hộ gia đình 6 người ở Long An, rồi hai em làm phụ hồ ở An Giang, vượt các chốt đi được đến đây, phường cũng đã thuê nhà trọ và vận động nhà trọ giảm giá hết sức và chi phí đó do phường hỗ trợ; rồi vận động trang bị nồi niêu xoong chảo, rồi khẩu phần lương thực thực phẩm để an tâm ở lại. Hôm qua phường cũng bố trí cho 5 trường hợp gồm 2 bà cháu và 5 thanh niên yên tâm ở lại. Dĩ nhiên, không thể phủ hết được, phường sẽ cố gắng hết sức mình".

Chia tay xóm trọ, ám ảnh chúng tôi là những lao động nghèo ngồi ở bậu cửa nhìn xa xăm và những người mẹ đưa võng liền tay ru  con…

Ở quê nhà ền Tây, họ còn cha mẹ già và người thân.

Dù biết ở lại là muôn trùng khó khăn, nhưng họ cố nghĩ đến lý do rời quê lên thành phố lập nghiệp, để tự động viên mình, và cùng nhau nương tựa một phép màu - Phép màu của tình thương, lòng nhân ái.

--

Nghe nội dung chi tiết tại đây: