Xóa bỏ cơ chế xin - cho đối với trợ giá xe buýt

Chiều ngày 25/7, Cổng thông tin chính phủ tổ chức tọa đàm với chủ đề Để xe buýt thực sự là lựa chọn văn minh. Nhiều chuyên gia cho rằng cần bỏ cơ chế xin-cho trong trợ giá xe buýt.

Doanh nghiệp xe buýt gặp khó, người dân “quay lưng”

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, hệ thống xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt là 2 thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, còn nhiều vấn đề tồn tại và tồn tại nhiều năm nay rồi, mà chưa giải quyết được. 

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các DN xe buýt rơi vào vòng xoáy khó khăn, do người dân quay lưng, khách ít hơn, trợ giá giảm đi, khiến doanh nghiệp bị lỗ, không có tiền để đầu tư nâng cấp phương tiện, hạ tầng. Một số DN bỏ bến, chất lượng giảm đi, khiến hành khách không muốn sử dụng xe buýt. 

TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân tích, sở dĩ xe buýt chưa hấp dẫn là do dịch vụ, thái độ của xe buýt chưa tạo được sự yên tâm cho người dân.

Xe buýt cồng kềnh, giao thông ùn tắc nên không đảm bảo được thời gian đúng giờ, hạ tầng giao thông tiếp cận xe buýt chưa thuận lợi và thái độ phục vụ của nhân viên xe buýt có nơi có lúc chưa phù hợp là những nguyên nhân khiến người dân chưa thực sự lựa chọn xe buýt

Ông Nhưỡng nhấn mạnh: “Chúng ta cũng đặt ra những cơ chế trợ giá xe buýt, rồi đặt ra BRT. Người dân đặt ra dấu hỏi đấy là duy trì để trợ giá cho hành khách hay trợ giá cho các công ty, doanh nghiệp vận tải xe buýt. Nếu chúng ta đặt ra được những gì hấp dẫn với người dân, người tham gia giao thông thì người ta lựa chọn, còn nếu vẫn giữ tình trạng như hiện nay thì xe buýt thực sự khó khăn”.

Đề xuất xóa bỏ cơ chế xin- cho trong trợ giá xe buýt

Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia đã thảo luận “nghịc lý” có những địa phương, mỗi năm chi hàng nghìn tỷ đồng để trợ giá xe buýt, nhưng vẫn kêu lỗ, trong khi đó lại có địa phương 100% xe buýt không được trợ giá nhưng "sống khỏe". 

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam cho rằng cần phải xem xét lại cơ chế quản lý nói chung và cách thức trơ giá xe buýt nói riêng để cải thiện chất lượng dịch vụ xe buýt, tạo sự bình đẳng cho các doanh nghiệp vận tải.

Ông Thanh khẳng định: Đối với xe buýt công cộng ở các đô thị lớn nhất định phải trợ giá của Nhà nước, nhất là trong tình hình hiện nay. Nhưng phải đổi mới cơ chế trợ giá, xóa bỏ cơ chế xin- cho, hết sức công khai nh bạch. Doanh nghiệp nào đáp ứng được các yêu cầu đó thì thực hiện. Phải có chế tài đủ mạnh để mà các doanh nghiệp nhận không thực hiện được sẽ bị xử phạt, coi đó là hành động lừa dối Nhà nước, lừa dối nhân dân.

TS. Lưu Bình Nhưỡng đồng tình, không thể không đấu thầu. Nhà nước phải thay nhân dân tìm được nhà thầu tốt nhất, đấu thầu phải thực hiện công khai, nh bạch.

Thứ hai là quy hoạch. Quy hoạch giao thông thì việc phân luồng tuyến bến bãi phải rõ ràng. Xe buýt không được xung đột với các loại hình giao thông khác, xe buýt phải nằm trong luồng tuyến của các loại hình khác thì mới có nhiều giá trị.

Ông Đào Viết Ánh, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xe khách Phương Trang – FUTA buýt Lines cho rằng, các địa phương cần nghiên cứu đề án xe buýt của riêng mình và tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp đầu tư. Phải nghiên cứu nhu cầu đi lại của người dân để tổ chức đấu thầu nhằm kêu gọi các doanh nghiệp vận tải tham gia.

Những tuyến kém phải yêu cầu doanh nghiệp đổi mới và cải thiện dịch vụ, nếu hết thời hạn không thực hiện thì thu hồi để các doanh nghiệp uy tín tham gia.

Ông Đào Viết Ánh ủng hộ đưa ra đấu thầu công khai nh bạch và bộ tiêu chí chất lượng dịch vụ để người dân biết và chấp nhận chất lượng dịch vụ. “Đừng bao cấp xin cho nữa để doanh nghiệp tự quyết định chất lượng dịch vụ, người dân cũng tự quyết định, chất lượng cao thì giá cao mà chất lượng vừa thì vừa tiền”, ông Ánh nhấn mạnh.