Vườn ươm Lapho: Mang sắc hoa tới Thủ đô

VOVGT - Với hơn 100 năm tồn tại, Vườn ươm Lapho đã trở thành một trong những địa chỉ gắn liền với Hồ Tây trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Có một công trình vườn ươm rất quy mô đã được hình thành ở khu vực Hồ Tây ngay sau vài năm người Pháp quản lý Hà Nội – đó chính là vườn ươm Lapho.

Tại nơi đây, người Pháp đã không ngừng phát triển sản xuất, nuôi trồng các giống cây, con của bản địa và cả nhập từ Pháp, Mỹ hay Châu Âu về, làm thay đổi bộ mặt cả một vùng ven Hồ Tây nói riêng và cả Hà Nội lúc bấy giờ nói chung. 

Với hơn 100 năm tồn tại, Vườn ươm Lapho đã trở thành một trong những địa chỉ gắn liền với Hồ Tây trong ký ức của nhiều thế hệ người Hà Nội.

Ngay sau đây, nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến sẽ phác họa đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của vườn ươm Lapho qua những câu chuyện kể của mình:

 

Dốc Lapho

Dốc La Pho là một con dốc dài khoảng 300m, nối từ đường Hoàng Hoa Thám xuống dốc Thụy Khuê, nằm sát vách Công viên Bách Thảo Hà Nội.

Một điểm thú vị nữa mà làm cho Dốc La Pho trở nên đặc biệt, đó là tên gọi “Dốc” được đặt theo cách gọi dân dã của người dân địa phương, không hề có trong quy chế đặt tên đường, phố và các công trình công cộng.

Ngay từ khi hình thành cho đến giai đoạn phát triển sau một thời gian ngắn, vườn ươm Lapho đã trở thành 1 địa chỉ quen thuộc và cần thiết, không chỉ với cuộc sống người dân Hà Nội thời bấy giờ mà còn với cả toàn ền bắc. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến tiếp tục mang đến những câu chuyện thú vị về vườn ươm Lapho:

 

Người Pháp đem về trồng ở vườn ươm La Pho nhiều cây cảnh đẹp, tô điểm cho các biệt thự, công viên như cây tigôn, cây hoa giấy, hoa dơn, các loài cúc, thược dược… số lượng các loài cây bóng mát, cây cảnh ngoại lai có đến cả trăm loài, sau này lại lai tạp thành nhiều chủng loại đa dạng.

Song song với việc du nhập nhiều loài cây đặc sắc, nhà cầm quyền còn cho sưu tập phong phú các loài cây trong cả nước và các loài cây của các châu lục khác để trồng thử từ đó phổ biến rộng trong nhân dân, các mảng xanh đô thị Hà Nội đã dần đi vào ổn định nên cây xanh đã phát huy được vai trò cân bằng sinh thái vùng đông dân cư. Một người dân ở đây nhớ lại:

 

Sau khi thủ đô Hà Nội được giải phóng năm 1954, Hà Nội bước vào xây dựng hòa bình, cây cỏ được trù phú thêm và mở rộng ra nhiều khu vực mới. Đáng kể hơn cả là các công trình xây dựng công viên Thống Nhất, cải tạo đường Cổ Ngư thành đường Thanh Niên, nằm ngăn cách hai hồ lớn…

Đây là những ngày lao động không biết mệt mỏi của nhân dân Thủ đô Hà Nội, đặc biệt các tổ chức đoàn thanh niên, học sinh, sinh viên… các công viên lớn, nhỏ trong các quận nội thành cũng được sửa sang, trồng thêm cây bóng mát, mở rộng các bãi cỏ, giàn leo…

Cuộc kháng chiến chống Mỹ tuy gay go ác liệt, nhưng Hà Nội vẫn luôn rợp bóng cây xanh và các vườn hoa vẫn được chăm sóc cho hoa nở bốn mùa, và khu vườn ươm trên dốc La Pho vẫn ngày ngày mang hàng trăm loài cây cho hoa đẹp, nhiều hương thơm đến các công viên lớn, nhỏ của thành phố.

Và sự kiện lớn nhất trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ là xây dựng lăng Hồ Chí Minh. Đây là dịp các tỉnh ền Bắc đem các loài cây gỗ quý, cây cảnh đẹp về để tô điểm cho khu Di tích lịch sử Ba Đình. Cây cỏ thật đa dạng về chủng loại, phong phú về dạng sống nên đã có cả một ban quản lý cây xanh cho lăng.

Sau này khi có dịp giao lưu hai ền Nam-Bắc, số lượng loài cây càng được gia tăng và quần thể cây cỏ quanh lăng Hồ Chủ Tịch đã làm giàu cho hệ thực vật của Thăng Long-Hà Nội. Và một điều thú vị nữa là cây trồng trong lăng Bác cũng được ươm và chăm sóc tại vườn ươm La Pho. Một người dân ở đây chia sẻ tiếp:

 

Nhiều loại hoa có ở lăng bác cũng được trồng từ vườn ươm Lapho

Thời kỳ mở cửa, hội nhập lại là bước ngoặt lớn cho việc sưu tập nhiều loài cây đẹp, đặc sắc của nhiều nước trên thế giới. Cây cỏ được đem về trồng ở Hà Nội qua rất nhiều con đường giao thương: từ các nhà sưu tập chuyên nghiệp nhập nội các loài hoa ngắn ngày để kinh doanh, chủ yếu các loài phong lan lai đến các nhà sưu tầm nghiệp dư như các kiều bào, các đoàn hợp tác quốc tế khi về nước đã làm trù phú cho Hà Nội nhiều loài cây đẹp. Hà Nội đã có nhiều vườn ươm thay thế vườn ươm La Pho như vườn ươm bên trường Nông Nghiệp, mạn Hưng Yên, Tây Mỗ, vườn quốc gia Ba Vì....

Khu đất vàng trên dốc La Pho được quy hoạch thành các công trình dân sinh, chỉ còn một khoảng nhỏ ươm cây giống như lưu lại những ký ức vàng son một thời. Anh Đinh Thành, sống trên phố Hoàng Hoa Thám chia sẻ:

 

Nhà mình ở trên phố Hoàng Hoa Thám nên thi thoảng cũng đi qua Dốc La Pho. Tên gọi của dốc cũng hơi tây tây nhưng khi tìm hiểu sách báo mình được biết đây từng là nơi có vườm ươm cây cảnh lớn của Hà Nội khi xưa. Mình rất tò mò về điều này bởi bản thân mình cũng là người thích trồng cây xanh. Thật tiếc khi dấu tích vườn ươm xưa nay chỉ còn một chút cây cối lẻ tẻ, thay vào đó là nhiều công trình dân sinh mọc lên trên nền vườm ươm xưa. Nếu thành phố quy hoạch phục hồi lại được vườn ươm xưa thì thật tuyệt nhất là nằm gần Hồ Tây, đảo cây xanh mát trong lành của thủ đô thì sẽ rất ý nghĩa.

Đó là những hình dung của một thính giả vừa chia sẻ về tương lai, hình ảnh một vườn ươm tràn ngập sắc hoa và màu xanh nằm kề bên sóng nước Hồ Tây, để hương hoa được ngày ngày vấn vít cùng sương khói nơi đây - Đó có lẽ là một không gian mà tất cả chúng ta đều ao ước.