Hà Nội đến và yêu: Trịnh Công Sơn - Con đường mang tên người nhạc sỹ tài hoa
Phóng viên - 21/09/2020 | 15:54 (GTM + 7)
Giữa năm 2018, phố đi bộ Trịnh Công Sơn ra đời với mục đích tạo ra một không gian văn hóa mới cho người dân Hà Nội bên cạnh phố đi bộ Hồ Gươm vốn đã quá tải từ lâu...
Tuy nhiên chính vì sinh sau đẻ muộn nên rõ ràng về độ hấp dẫn du khách, phố đi bộ Trịnh Công Sơn có phần nào lép vế so với người anh của mình. Bù lại khi ghé thăm con phố này, du khách sẽ được tận hưởng một không gian xanh thoáng đãng với không khí trong lành.
Điều này có được là do phố Trịnh Công Sơn có vị trí nằm ngay sát đầm sen công viên nước Hồ Tây, tuy không phải là trái tim thành phố nhưng vô hình đây lại trở thành ưu điểm vì không bị quây kín bởi nhà nhà phố phố.
Thậm chí khi tản bộ trong hương sen vào mùa thì phố Trịnh Công Sơn có điểm cộng tuyệt đối, chỉ hơi tiếc là mùa sen Tây Hồ lại chỉ mang tính thời điểm nên du khách sẽ không có nhiều thời gian để tận hưởng điều này. Không khí trong lành, không gian thoáng đãng và không quá tấp nập tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn chính là điều khiến nhiều người yêu thích con phố này.
"Tôi cũng đã có tuổi rồi, cảm thấy mình không hợp với không gian đi bộ mà quá náo nhiệt nữa. Những chỗ như vậy thì hợp với các bạn trẻ hơn, chính vì vậy, phố đi bộ TCS này rất hợp ý tôi".
"Một không gian thoáng rộng con trẻ nô đùa cũng an toàn nên vợ chồng tôi cũng hay cho cháu nhỏ nhà tôi ghé thăm.Các cháu cũng thích vui đùa tại đây".
Hơn 2 năm đi vào hoạt động, phố đi bộ Trịnh Công Sơn đã có nhiều thay đổi với thời gian nhưng có một điểm nhấn mà ngay từ khi ra đời thì phố Trịnh Công Sơn luôn gìn giữ để hình thành giá trị cốt lõi của phố đó chính là nhạc Trịnh.
Đều đặn vào tối thứ 7 mỗi tuần những người yêu nhạc Trịnh khi ghé thăm con phố này vẫn tìm thấy một không gian âm nhạc đúng gu trên một sân khấu riêng mà ở đó từ giọng hát chuyên đến không chuyên đều có thể hết mình với các ca khúc của nhạc sỹ tài hoa Trịnh Công Sơn. Nhâm nhi caffe nghe nhạc Trịnh trong một không gian văn hóa mở như thế này hẳn cũng là một trải nghiệm thú vị.
Chị Vân Anh, một người sinh sống tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ghé qua đây trong một chiều thứ 7 đã chia sẻ:
"Tôi là một người yêu nhạc Trịnh, tất nhiên không thể cuối tuần nào cũng qua nhưng có cơ hội là tôi lại đến đây. Vừa được lắng nghe dòng nhạc mình thích mà cũng có thể kết giao với những người bạn mới có cùng sở thích như mình. Nghe nhạc Trịnh trong không gian này cũng có cái thú riêng".
Một chút trầm lắng kiểu lãng mạn chứ không cổ kính uy nghiêm như không gian đi bộ quanh hồ Gươm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn thu hút du khách bằng sự thơ mộng như vậy.
Với những người kỹ tính có thể phố đi bộ Trịnh Công Sơn còn chưa thực sự hoàn hảo nhưng trên hết cả người dân đô thị và du khách ghé thăm sẽ lại có thêm một sự lựa chọn cho mình về một không gian văn hóa trong lòng Hà Nội, nhẹ nhàng nhưng sâu lắng khó quên.
Cẩm nang du khách
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn dài gần 1km, không gian đi bộ còn có một phần ngõ 431 Âu Cơ và ngõ 612 Lạc Long Quân. Cũng giống như phố đi bộ Hồ Gươm, phố đi bộ Trịnh Công Sơn được mở từ tối thứ 6 đến hết ngày Chủ Nhật hàng tuần.
Không gian tại phố rộng và đẹp, những bức ảnh selfie check-in là điều không thể thiếu khi ghé thăm nơi này.
Nhạc Trịnh chỉ được biểu diễn vào tối thứ 7 nên du khách ghé thăm vào thứ 6 hay Chủ Nhật sẽ không được tận hưởng điều thú vị này. Nhưng ở các quán caffe quanh phố thì bạn hoàn toàn thưởng thức một không gian đầy ắp nhạc Trịnh.
Vào ngày hè phố hơi nắng, thời điểm tuyệt vời nhất để du khách ghé thăm nên từ chiều muộn đến tối. Lúc đó, thời tiết mát dịu và các hoạt động văn hóa nghệ thuật cũng được trình diễn nhiều hơn.
Phố đi bộ Trịnh Công Sơn cũng không tấp nập như phố đi bộ Hồ Gươm, các hàng quán ẩm thực quanh phố cũng không có nhiều như trước. Nếu như gia đình ghé thăm cùng con nhỏ thì nên chuẩn bị trước đồ ăn nhẹ để các cháu không bị đói.
“Những người mộng mơ”, hay “những người dùng thời gian một cách xa xỉ”, đó là lời tự bạch của những người có thói quen đạp xe đi làm, đạp xe đến trường – Một cộng đồng có khoảng 13 nghìn thành viên trên Facebook.
Theo dự thảo sửa đổi Luật cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đề xuất cơ chế quản lý cán bộ, công chức sẽ được đổi mới theo vị trí việc làm, lấy đó là cơ sở để tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.
Phương tiện đưa đón học sinh ngày càng trở thành loại hình vận tải hành khách thiết yếu, đặc biệt là tại các đô thị lớn. Số lượng các xe đưa đón học sinh cũng tăng nhanh trong những năm gần đây nhưng công tác quản lý còn khiến nhiều phụ huynh băn khoăn, lo lắng.
Loạt phóng sự "Để quy định về thiết bị an toàn trên xe ô tô cho trẻ em đi vào cuộc sống" của nhóm phóng viên VOV Giao thông đoạt giải nhất ở thể loại báo nói.
Ngõ Cầu Gỗ - là một con ngõ ngắn nằm giữa phố Cầu Gỗ, nối với phố Gia Ngư. Vốn trước kia nằm trong cùng một phố chợ Hàng Bè quen thuộc của người Hà Nội - phố cổ. Trước đây chợ Hàng Bè nằm "chiếm" hoàn toàn hoặc một phần lòng đường của các con phố Hàng Bè, Gia Ngư, Ngõ Cầu Gỗ...
Thời gian qua, đường dây nóng Kênh VOV Giao thông liên tục nhận được nhiều phản ánh của người dân về tuyến đường Chu Văn An, đoạn từ Học viện Cán bộ TP.HCM đến ngã 5 Bình Hòa, liên tục bị đổ trộm rác thải, xà bần dù chính quyền đã căng dây cảnh báo xử phạt.
Theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ, số doanh nghiệp phải thực hiện báo cáo phát thải trong năm 2024 lên hơn 2.100 doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa sẵn sàng cho chuyển đổi xanh.