Với những ai đã sống và yêu Sài Gòn, mỗi mùa tết đến, xuân về, những nẻo đường tràn ngập sắc hoa đã trở thành một hình ảnh quá đỗi thân thương. Và tết ở Sài Gòn là những mùa tết chẳng thể thiếu sắc vàng rực rỡ của những cành hoa mai, hình ảnh những bông mai vàng rực khoe sắc đầu năm như một điềm báo một năm mới thịnh vượng, tràn ngập sức sống của thành phố đáng sống bậc nhất cả nước.
Làng mai Thủ Đức là một trong những làng mai đã vang danh khắp mảnh đất Sài Gòn xuyên suốt nhiều thập kỷ qua và Vườn Mai Hà Ba Trận cũng là một trong những vườn mai có tuổi đời thuộc dạng lão làng.
Lang thang 1 vòng Sài Gòn những ngày giáp tết, giữa cái tiết trời se se lạnh báo hiệu một mùa tết đến, xuân về, những nẻo đường, tuyến phố của Sài Gòn như được khoác lên một lớp áo mới, rực rỡ sắc màu.
Chạy dọc đại lộ Phạm Văn Đồng, hai bên đường những nhành mai đã bắt đầu e ấp nụ. Chúng tôi ghé lại vườn mai Hà Ba Trận trên đường Phạm Văn Đồng, thành phố Thủ Đức, vườn mai đã có tuổi đời ngót nghét 7 thập kỷ.
Từ những năm 1960, nghệ nhân Nguyễn Văn Trận đã mở cửa hàng buôn bán các loại cây kiểng, bon sai, mai cổ thụ và các loại vật tư nông nghiệp tại đường Lò Lu. Vào năm 1998, sau quá trình tìm tòi, học hỏi nghệ nhân đã thành công lai tạo ra giống hoa mai 8 – 12 cánh được gia đình gọi là giống mai Ba Trận.
Đến năm 2006, con trai út của nghệ nhân là anh Nguyễn Thanh Hà cũng là người con duy nhất trong gia đình kế nghiệp ông cha tiếp quản và phát triển thương hiệu mai vàng Hà Ba Trận đến ngày hôm nay.
Xuyên suốt hơn 30 năm gắn bó và trưởng thành bên những cành mai vàng của gia đình, giờ đây khi đã ngoài 40 tuổi nghệ nhân Nguyễn Thanh Hà cũng đã phần nào chạm tới ước mơ của ông, cha, mang sắc vàng của những nhành mai đi dọc dài đất nước.
Ngồi lại tại một bộ bàn ghế đá được kê sát góc vườn, nghệ nhân Nguyễn Thanh Hà kể cho chúng tôi nghe về những đổi thay của vườn mai Hà Ba Trận xuyên suốt gần 70 năm hình thành và phát triển: “Những năm đó, làm mai vườn thôi, ông bà trồng, ba trồng mai vườn, tết cắt cành rồi bán. Nó không tân tiến như bây giờ, vô chậu, cho thuê. Xưa đa số bứng gốc, bán, 29, 30 cắt cành ra bán cho người ta trưng. Hồi đó, mình bó gọn trong một khu nào đó nhỏ, bây giờ mình có thể giao tới toàn quốc.”
Đảo mắt ngắm nhìn những nhành mai là thành quả xuyên suốt một năm chăm bẵm của mình, đôi mắt ánh lên chẳng thể giấu nổi sự tự hào với thành quả lao động của chính bản thân. Chúng tôi hỏi anh về những ngày đầu gian khó và những gian truân xuyên suốt hành trình tiếp bước cha ông, thoáng chút bùi ngùi, ngẫm nghĩ về người cha, người bạn đường đã dìu dắt anh những bước đầu chập chững vào nghề trồng mai, anh kể lại:
“Khi mình làm được nghề này cũng nhờ ông già, từ ba mình mới dẫn dắt mình đi quan hệ, bạn bè rồi từ đó mình mới tiếp cận được những người làm mai nhiều sau đó học hỏi, nhờ người này người kia chỉ thì mình mới được như ngày hôm nay. Nói chung được ngày hôm nay thì cũng trải qua rất nhiều, cũng có biến cố, cũng có thất bại, từng ngày từng ngày mình mới lớn lên được", anh Hà chia sẻ.
Chọn cho mình cái nghề mà anh gọi là nông dân, nghề mà chẳng có ai trong gia đình có thể tiếp bước ông cha ngoài bản thân mình, dù biết trước sẽ lắm chông gai, thách thức, phần bởi người nông dân trồng mai phải dành cả năm chăm bón, vun trồng chỉ đến dịp cuối năm mới được thu hoạch thành quả của một năm ệt mài lao động.
Hơn 30 năm ăn cũng mai, ngủ cũng mai, trải qua đủ những gian truân và thăng trầm cùng mai, đến nay, vườn mai Hà Ba Trận cũng đã có chỗ đứng và vị thế của riêng mình trong làng mai Thủ Đức nói riêng và mảnh đất Sài Gòn nói chung. Người đàn ông tóc đã pha sương cùng làn da sạm đen sau những ngày dầm mưa dãi nắng ấy vẫn chưa khi nào mỏi mệt. Nhìn những nhành mai được tự tay mình chăm sóc, nuôi dưỡng đưa đến tay khách hàng, nhận được những lời cảm ơn, những lời ngợi khen như nguồn động lực bất tận thôi thúc anh luôn vững bước trên hành trình của mình tiếp tục hướng về phía trước.
“Trong cái vất vả có niềm vui. Những năm thời tiết khắc nghiệt mình cũng vượt qua được, thì cũng có cây mai bông giao đến cho khách hàng thành công, lúc đó vừa tự hào vừa sung sướng. Những cái đó lại an ủi cho mình những lúc khó khăn vậy nên mình mới theo được cái nghề. Chứ còn gặp trục trặc mà cứ bỏ sẽ không có được ngày hôm nay", anh Hà bộc bạch.
Trót yêu, trót phải lòng sắc vàng rực của những nhành mai, nhìn những cây mai được tự tay mình chăm bẵm trưởng thành từng ngày như tấm gương phản chiếu của chính bản thân đã vượt qua những gian truân để có được vị thế của ngày hôm nay.
Nhìn ngắm những cậu con trai, cô con gái đang phụ giúp trong góc sân, được nuôi lớn bởi đôi bàn tay lấm lem bùn đất của chính mình, những giọt nước mắt mang đầy hạnh phúc nhưng không khỏi pha chút chua xót. Hỏi anh rằng, nếu một ngày đôi tay anh đã thấm sự mỏi mệt, gối đã chùn, chân đã mỏi vậy ai sẽ thay anh cáng đáng và gìn giữ vườn mai có tuổi đời ngót nghét trăm năm này. Bởi, nghề làm nông chẳng như những nghề khác, ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, dầm mưa, dãi nắng để chăm bón, vun trồng.
Và chắc có lẽ nghệ nhân Nguyễn Thanh Hà cũng là nghệ nhân cuối cùng của vườn mai Hà Ba Trận. Chẳng giấu nổi sự bùi ngùi, anh tâm sự: “Mình là người cuối cùng, không có người nối tiếp. Buồn chứ, tại vì cái nghề của ba song mình tiếp nối nhưng mà nó cực quá đi, mình cũng không muốn con mình cực. Thôi, đứa nào nó làm được thì tốt, còn không được thì thôi. Giống như mình tạo ra được cái nghề, cái niềm đam mê của mình là do mình thôi, chứ mình bắt con mình cũng không có được.”
Tạm gác lại câu chuyện vẫn còn dở dang bởi những công viện còn bộn bề những ngày cận tết. Tạm biệt anh, lên xe ra về nhưng những xúc cảm sau những chuyện kể về nỗi gian truân, vất vả của người nông dân trồng mai xuyên suốt cả năm trời đằng đẵng để có được cây mai rực rỡ sắc vàng trong mỗi dịp tết đến, xuân về vẫn vẹn nguyên.
Ngắm nhìn tấm áo mới rực rỡ sắc màu trên các nẻo đường, tuyến phố của mảnh đất Sài Gòn đầy hoa lệ, thế nhưng, mấy ai biết được để đổi lấy mỗi chồi non xanh mướt e ấp nụ vàng mọc lên là biết bao giọt mồ hôi, công sức của người nông dân hoà vào với đất.
SỐNG Ở SÀI GÒN: Văn hoá đổ lỗi
Diễn biến giao thông những ngày cuối năm ở TP.HCM nóng hơn bao giờ hết. Một phần do lượng phương tiện tăng cao vì nhu cầu giao thương, một phần do người tham gia giao thông giờ đây đã “trật tự” hơn từ khi có nghị định 168 được Chính Phủ ban hành và áp dụng từ ngày 01/1/2025.
Không leo lề, không vượt đèn đỏ...gọi chung là ý thức giao thông, thứ vốn bị ngó lơ suốt một thời gian dài dù đã ra sức tuyên truyền. Tuy nhiên, đâu đó tại các điểm dừng đèn đỏ, nhiều người vẫn thường trách móc kẹt xe do luật mới và kẹt xe do hạ tầng....
Trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua có nói nhiều về tình trạng kẹt xe ngày càng phức tạp, kể từ lúc nghị định 168 được thi hành. Thay vì trước kia một số bộ phận người dân khôn lỏi thường leo lề, vượt đèn đỏ mỗi khi xảy ra ùn tắc, thì giờ đây chẳng ai còn dám bởi mức phạt tăng lên rất nhiều lần. Cũng vì thế đã phần nào khiến xe thêm ùn ứ.
Tuy nhiên có thể thấy, giờ đây, nghị định 168 đã tạo nên sự tích cực trong việc nâng cao nhận thức chấp hành luật của người dân mỗi khi tham gia giao thông. Dù thế nhiều người vẫn hay đổ lỗi rằng, việc tăng mức phạt và hạ tầng giao thông quá tải là nguyên nhân chính dẫn đến kẹt xe ngày càng trở nên trầm trọng. Lý lẽ này biện nh cho những cái sai, thói quen xấu của một số bộ phận người dân khi không còn được “linh hoạt” đi trên phần đường người đi bộ, vượt đèn đỏ...
Thay vì đổ lỗi thì cần nhìn nhận rằng, “bức tranh” giao thông giờ đây đã ngăn nắp và kéo giảm được rủi ro xảy ra tai nạn giao thông hơn. Nhìn lại so với các nước tiên tiến khác trên thế giới, việc nâng cao hình phạt đối với người vi phạm giao thông là không mới, có nơi mức phạt còn cao hơn nhiều lần và thậm chí là phạt tù để răn đe.
Luật pháp cần nghiêm nh và người dân chấp hành sẽ là tiền đề để xây dựng một đô thị phát triển bền vững. Thế nên, đánh vào túi tiền của người vi phạm để nâng cao nhận thức chấp hành của người dân là điều cần làm. Bởi nếu đường sá có được mở rộng nhưng bộ phận người dân xem nhẹ luật pháp và chạy loạn xạ, không tuân thủ thì cũng bằng thừa. Yếu tố quan trọng vẫn nằm ở ý thức người dân khi tham gia giao thông – vấn đề mà nhà quản lý đô thị đã cố gắng tuyên truyền nhiều năm qua nhưng bị chính người dân ngó lơ.
Tuy nhiên, nhà quản lý cũng cần quan tâm sát sao hơn nữa và có những động thái khắc phục đối với các vấn đề phát sinh ở hạ tầng giao thông, ví dụ bất cập của đèn tín hiệu “vừa xanh đã đỏ” khiến không ít người dân bức xúc. Có như thế thì người dân sẽ đồng tình hưởng ứng và việc thực thi pháp luật sẽ được trơn tru.
Dù biết ùn tắc giao thông gây ra nhiều cản trở đối với phát triển kinh tế của một đô thị và người chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là bộ phận người dân. Vì thế, trong tương lai gần, thành phố cần tính toán những biện pháp kéo giảm vấn đề, ví dụ giảm số lượng xe cá nhân vào trung tâm, đẩy mạnh liên kết và phát triển giao thông công cộng, giãn dân cư khu vực nội thành...Khi ấy đường sá sẽ thông thoáng, phương tiện công cộng sẽ được quan tâm hơn và đặc biệt nề nếp, văn hoá tham gia giao thông của mọi người cũng sẽ trở nên văn nh.
TIN YÊU
# Liên quan đến việc có nên hay không nhường đường cho xe ưu tiên khi đang dừng đèn đỏ, Thượng tá Lê Mạnh Hà - Phó trưởng Phòng Tham mưu Công an TP. HCM nhấn mạnh, điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ, không xử phạt hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết. Do đó, trong tình huống có xe ưu tiên, người dân có thể vượt đèn đỏ để nhường đường mà không bị xử phạt hành chính.
# Tăng cường hoặc điều chuyển phương tiện trái tuyến khi khách tăng cao đột biến. Xây dựng phương án bố trí phương tiện trong và ngoài bến xe phù hợp với nhu cầu từng thời điểm; kiểm tra chặt chẽ điều kiện an toàn giao thông của phương tiện, tài xế; kiểm tra chất lượng dịch vụ vận tải, việc niêm yết giá vé, niêm yết các thông tin trên xe trước khi giải quyết cho xe xuất bến.
# Vừa qua, UBND Quận 5 đã phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng đoạn kênh Hàng Bàng trên địa bàn Quận 5. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu bước tiến mới trong nỗ lực cải tạo môi trường, chỉnh trang đô thị và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
# Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ người dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương có kế hoạch đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao, ứng phó hiệu quả với các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông có tính phổ biến trong các dịp lễ, tết để bảo đảm an toàn cho người tham gia giao thông và phục vụ tốt nhất nhu cầu đi lại của Nhân dân; phòng ngừa, ngăn chặn ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.