Vietnam Airlines tránh nguy cơ mất thanh khoản dòng tiền trong ngắn hạn

Trước thông tin đã có ba tổ chức tín dụng cam kết tài trợ cho gói hỗ trợ cho vay tái cấp vốn 4.000 tỷ đồng cho Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), ngày 23/6, đại diện Vietnam Airlines cho biết, hãng và các tổ chức tín dụng đã hoàn tất cá

Ảnh nh họa

Theo các chuyên gia, cùng với các chính sách tiếp tục giảm thuế, phí, các gói cho vay lãi suất ưu đãi từ Chính phủ hiện là trợ lực quan trọng giúp thị trường hàng không Việt Nam cầm cự và nhanh chóng bứt phá sau đại dịch.

Đại diện Vietnam Airlines nhấn mạnh, sự trợ lực bằng các biện pháp hỗ trợ tài chính quy mô lớn từ Chính phủ sẽ giúp hãng này tránh được nguy cơ phá sản do mất thanh khoản dòng tiền trong ngắn hạn.

Theo đó, hãng đã xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tiền này để bổ sung vốn phục vụ trực tiếp cho sản xuất kinh doanh và bù đắp thiếu hụt thanh khoản do ảnh hưởng của đại dịch CODID-19 thông qua hỗ trợ thanh khoản, thanh toán các khoản phải trả quá hạn, các khoản vay ngắn hạn và trả các khoản vay ngắn hạn, dài hạn tại các ngân hàng.

Về khoản vay tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng cho vay với lãi suất 0%/năm, Vietnam Airlines cam kết bảo đảm quyền lợi của cổ đông nhà nước.

Cụ thể, doanh nghiệp này sẽ tính giá trị phần hỗ trợ của nhà nước trên cơ sở chênh lệch giữa lãi suất của khoản vay tái cấp vốn và lãi suất thị trường để đề xuất phương án bảo đảm quyền lợi của cổ đông nhà nước; trong đó, bao gồm phương án tăng tương ứng giá trị phần vốn nhà nước tại Vietnam Airlines.

Thực tế, Vietnam Airlines đang đồng thời triển khai phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ thêm 8.000 tỷ đồng. Phương án này đang thực hiện các bước theo quy định và có thể trình cổ đông sớm nhất tại Đại hội đồng cổ đông tới đây.

Bên cạnh giải pháp vay tái cấp vốn và tăng vốn điều lệ, Vietnam Airlines đang tiếp tục thực hiện các giải pháp tự thân và nỗ lực đàm phán với các nhà cung ứng để ứng phó với đại dịch COVID-19.

Năm 2021, Vietnam Airlines đặt mục tiêu tiết giảm khoảng 9.450 tỷ đồng đối các loại chi phí; trong đó, giải pháp tự thân hơn 6.100 tỷ đồng, gồm: gần 5.300 tỷ đồng chi phí và sửa chữa bảo dưỡng máy bay; trên 800 tỷ đồng tổ chức lại lao động và sản xuất bằng việc giảm 4 đầu mối ban, đơn vị ở cấp tổng công ty và khoảng 70 đầu mối cấp phòng ở các cơ quan, đơn vị khác.

Đầu tháng 6 vừa qua, Vietnam Airlines đã mời đấu giá 11 chiếc máy bay thân hẹp A321CEO. Đây là một phần trong kế hoạch làm mới đội bay cũng như cải thiện dòng tiền của hãng.

Trước đó, trong Báo cáo tình hình phát triển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo, Vietnam Airlines có thể lỗ lên đến 10.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm. Hiện số nợ phải trả quá hạn đạt tới 6.240 tỷ đồng và đang rơi vào trạng thái cực kỳ khó khăn, bên bờ vực phá sản.

Trong khi đó, các ngân hàng thương mại chưa nhìn thấy gói giải cứu 12.000 tỷ đồng của Chính phủ nên không cho Vietnam Airlines giải ngân tiếp hoặc không gia hạn hoặc cấp tiếp hạn mức tín dụng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra cảnh báo, Vietnam Airlines đang đối mặt với rủi ro kiện tục pháp lý với số nợ quá hạn quá cao và rủi ro trong việc không cân đối trả các khoản vay ngắn hạn đến hạn tại các ngân hàng./.