Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới, đã thử nghiệm nghiên cứu vaccine trên chuột

Theo tin Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, tới 6h sáng 4/5, 18 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng và có hơn 27.000 người đang cách ly chống dịch...

Việt Nam có hơn 27.000 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch được cách ly

Tổng số ca mắc:

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 4/5: 18 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 6h ngày 4/5: Việt Nam có tổng cộng 131 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.

Tính từ 18h ngày 3/5 đến 6h ngày 4/5: 0 ca mắc mới.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 27.409, trong đó:

Cách ly tập trung tại bệnh viện: 238

Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.871

Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 21.300

Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 12 ca.

Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 9 ca.

Việt Nam đã thử nghiệm nghiên cứu vaccine COVID-19 trên chuột

Việt Nam đã có được thành công bước đầu trong việc nghiên cứu vaccine COVID-19 và vừa tiến hành thử nghiệm lần 1 trên chuột. Thông tin này được đại diện Công ty vaccine và sinh phẩm số 1 VABIOTECH - Bộ Y tế cho biết.

 Là 1 trong 70 đơn vị trên thế giới nghiên cứu vaccine COVID-19, từ cuối tháng 1 năm nay, Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1  đã phối hợp với Đại học Briston của Anh, tiến hành nghiên cứu dựa trên việc cài đặt kháng nguyên của một con vector virus. Nghiên cứu đã bước đầu thành công trong việc tạo ra được con virus mang kháng nguyên của virus SARCoV-2. Sau đó, việc thử nghiệm tính đáp ứng ễn dịch của loại kháng nguyên vừa nêu đã được tiến hành trên chuột. Nếu kháng nguyên sinh được ễn dịch trên cơ thể chuột thì đây sẽ là "ứng viên" phù hợp để phát triển vaccine COVID19.

Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, Giám đốc Công ty Vaccine và Sinh phẩm số 1 cho biết: “Đó mới chỉ là bước đầu tiên để đánh giá là kháng nguyên có sinh ễn dịch trên cơ thể vật hay không? Đây là bước quan trọng nhất vì đối với nhiều loại kháng nguyên sau khi tiêm cho động vật, không tạo được khấng thể, đặc biệt là kháng thể trung hòa nên không phải là những dụ tuyển tốt để mình làm được vắc xin. Bước tiếp theo là nếu thành công thì sẽ lựa chọn dự tuyển (ứng viên) đó để làm tiền đề tiếp tục nghiên cứu, xây dựng quy trình sản xuất, quy mô phòng thí nghiệm, rồi quy mô lớn hơn, có thể đánh giá sâu hơn trên động vật về tính an toàn cũng như đáp ứng ễn dịch, khả năng bảo vệ của vaccine”

Cũng theo Tiến sĩ Đỗ Tuấn Đạt, trong tuần tới các mẫu máu trên chuột thí nghiệm sẽ được chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để đánh giá về khả năng sinh ễn dịch (hay còn gọi là kháng thể) chống lại virus SARS-CoV-2. Sau hơn 1 tuần sẽ cho kết quả đánh giá. Nếu thành công, các nhà khoa học sẽ tiến hành nhiều bước tiếp theo để khẳng định về mức độ an toàn của vaccine trên động vật.

Băng: “Đối với vaccine COVID 19 là vaccine hoàn toàn mới vì trên thế giới thì cũng chưa có vaccine thương mại nào phòng virus Corona. Đặc tính của vaccine đại dịch còn có rất nhiều yếu tố cần phải đánh giá để đánh giá có an toàn hay không, có hiệu quả hay không. Cả thế giới cũng đang đặt ra mục tiêu có được vaccine COVID 19 sớm nhất. Thứ hai là cũng còn nhiều điều phải trao đổi, nghiên cứu thêm nên chúng tôi cũng không thể nói trước thời điểm nào sẽ cho ra đời vaccine COVID 19 tại Việt Nam.”        

Hiện trong số 70 nhà sản xuất trên thế giới nghiên cứu vaccine COVID 19, đã có 8 đơn vị đã tiến hành thử nghiệm trên người./.