Việt Nam hướng tới sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sang sử dụng xe điện

Thủ trướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

# Hướng đến mục tiêu chuyển đổi năng lượng xanh, Nghị định 10/2022 của Chính phủ quy định ễn thu lệ phí trước bạ ở lần đăng ký mới cho ôtô điện chạy pin, thời gian áp dụng trong 3 năm kể từ ngày 1/3/2022. Mới đây Quốc hội cũng đã thông qua mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô điện chạy pin. Theo đó, đối với loại xe chở người từ 9 chỗ trở xuống, từ ngày 1/3/2022 đến hết ngày 28/02/2027 được áp mức thuế là 3%, từ ngày 1/3/2027 mức thuế suất áp dụng mới là 11%.

# Thành phố Hà Nội đã và đang tích cực xây dựng vùng nông nghiệp an toàn, các chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm để kiểm soát chất lượng nông sản. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm an toàn thực phẩm về dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật vẫn xảy ra ở nhiều nơi. Để giải quyết triệt để vấn đề này, HN cần tổ chức liên kết sản xuất với tiêu thụ, xây dựng và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm; nâng cao chất lượng nông sản, sản xuất sạch và bền vũng.

# UBND TP Cần Thơ vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Vĩnh Thạnh (giai đoạn 1). Dự án được quy hoạch theo tiêu chí công nghiệp xanh, sạch, thân thiện với môi trường; quản lý thông nh, hiện đại, phát triển bền vững và giải quyết vấn đề lao động, việc làm và tạo nguồn thu cho thành phố.

Đến năm 2050, toàn bộ (100%) phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, xe máy thi công tham gia giao thông chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh (Ảnh: Thanh Niên)

Thủ trướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải, với mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Về lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực giao thông đường bộ, PV VOV Giao thông có cuộc trao đổi với Chuyên gia giao thông Vũ Anh Tuấn – Phó trưởng Bộ môn Quy hoạch và Quản lý GTVT (Trường Đại hoc GTVT). 

PV: Ông đánh giá thế nào về sự dich chuyển từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh trong ngành giao thông vận tải?

Ông Vũ Anh Tuấn: Sự dịch chuyển năng lượng vừa là chiến lược của ngành giao thông VN vừa là xu hướng tất yếu của thế giới. Các nước phát triển họ đã đi trước ta một lộ trình, ví dụ ở Châu Âu một số quốc gia đang hướng đến năm 2035 sẽ không cho phép lưu hành các phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thông nữa, sẽ phải chuyển đổi sang nhiên liệu xanh, cụ thể xe điện là chiến lược trọng tâm.

Việt Nam không nằm ngoài quy luật chung, Chính phủ đã có những cam kết rất mạnh mẽ về chuyển dịch năng lượng, nhiên liệu sử dụng cho các phương tiện cơ giới giao thông.

Tuy nhiên để phổ biến hóa được hệ thống phương tiện giao thông bằng xe điện ngoài khả năng sản xuất ra những phương tiện đó còn rất nhiều vấn đề khác liên quan đến hành lang pháp lý, hỗ trợ về việc xây dựng hạ tầng; các chính sách về sử dụng nhiên liệu và quan trọng hơn nữa là nhu cầu chuyển đổi của người sử dụng phải phù hợp theo từng lộ trình. 

PV: Được biết trong giai đoạn từ năm 2022 - 2030 sẽ thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện. Vậy theo ông để thực hiện mục tiêu này cần có những giải pháp và cơ chế thế nào để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm này?

Ông Vũ Anh Tuấn: Để sản phẩm xe điện đến được với người sử dụng, rào cản lớn nhất là chi phí mua sắm xe điện hiện nay vẫn đắt đỏ hơn so với phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch truyền thống.

Rào cản thứ hai là hạ tầng cung ứng cho hệ sinh thái hạt động của xe điện. Hiện nay để sạc xe điện từ mức pin thấp đến lúc đầy mất rất nhiều thời gian. 

Do vậy việc xây dựng hệ sinh thái là điều kiện tiên quyết để mở rộng và hấp dẫn nhu cầu sử dụng xe điện. Để làm được điều đó cần có chính sách từ phía Chính phủ

PV: Theo lộ trình đến năm 2050 VN sẽ chuyển đổi sang sử dụng 100% xe điện, với hạ tầng giao thông cũng như năng lực và quy mô của ngành sản xuất ô tô, xe máy Việt Nam, mục tiêu này có khả thi?

Ông Vũ Anh Tuấn: 2050 là lộ trình khá dài, nó phụ thuộc rất nhiều vào các chính sách mà Chính phủ ban hành và quyết tâm của Chính phủ trong thực hiện các mục tiêu đó.

Chúng ta cần phải có các chính sách về trợ giá, giảm giá phương tiện xe điện; thúc đẩy hạ tầng và cần nguồn lực đầu tư rất lớn.

Vì thế nguồn lực tài chính trong nước là không đủ, chúng ta cần có những dự án tốt để tranh thủ các nguồn tài trợ của quố tế và xâu dựng hành lang pháp lý để thực hiện.

PV: Xin cảm ơn ông!