Việt Nam cần chuẩn bị gì khi tham gia thị trường mua bán tín chỉ carbon?

Mới đây, Văn phòng Chính phủ cũng phát đi văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ ngành nghiên cứu đề xuất xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 và thực hiện nguyên tắc địa phương nào phát triển nhiều công

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Việt Nam sản xuất được tín chỉ các-bon và đã bán nhưng giao dịch chưa được chú ý nhiều. Ảnh: Tài nguyên môi trường

Vấn đề tổ chức và phát triển thị trường carbon trong nước vừa được đưa vào Luật bảo vệ môi trường 2020 sửa đổi. Và mới đây, Văn phòng Chính phủ cũng đã phát đi văn bản truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao các Bộ ngành nghiên cứu đề xuất xây dựng và áp dụng Bộ chỉ số môi trường rừng, chỉ số CO2 và thực hiện nguyên tắc địa phương nào phát triển nhiều công nghiệp, thải nhiều khí COC2 thì phải mua chỉ số carbon.

Ông Lương Quang Huy – Trưởng Phòng Giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon (Cục Biến đổi Khí hậu, Bộ TN&MT) đã có cuộc trao đổi với PV xung quanh nội dung này.

PV: Thưa ông, tại sao Việt Nam cần thiết phải hình thành và phát triển một loại hàng hóa đặc biệt - thị trường carbon?

Ông Lương Quang Huy: Mục tiêu của việc tham gia thị trường carbon đầu tiên đó là để giảm phát thải khí nhà kính.

Việc này đáp ứng hai nhu cầu. Nhu cầu thứ nhất là đáp ứng cam kết của Việt Nam với Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu.

Mục tiêu thứ hai là khi Chính phủ Việt Nam giảm nhẹ phát thải khí nhà kính thì nó có nhiều cái đồng lợi ích.

Ví dụ như giảm ô nhiễm không khí, chuyển đổi công nghệ sang công nghệ sạch, xanh hơn.

Một mục tiêu nữa là tạo ra được một cơ chế linh hoạt cho Doanh nghiệp. Vì không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng ngay được.

PV: Vậy doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn như thế nào và cần phải chuẩn bị gì, thưa ông?

Ông Lương Quang Huy: Đây là một lĩnh vực mới. Và ngành gì thì cũng đòi hỏi sự đầu tư ban đầu, dẫn đến doanh nghiệp phải cân nhắc chi phí lợi ích của việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính như thế nào.

Luật thì đã ra rồi. Dưới Luật thì sẽ có các Bộ ngành, trong đó có Bộ TN&MT, Bộ Tài chính… sẽ ban hành những hướng dẫn kỹ thuật đầy đủ, cũng phải mất vài năm để có thể chuẩn bị hành lang pháp lý, nền tảng về pháp lý cho các doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì bao giờ cũng phải là cơ chế ưu đãi cho họ để họ có thể tiếp cận gần với thị trường carbon trong nước và kể cả quốc tế.

PV: Xin cảm ơn ông.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: