Vì sao hàng trăm nghìn nhà bán hàng rời sàn thương mại điện tử?

Theo thống kê, do tính chất cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, trong năm 2023 có tới hơn 105.000 nhà bán hàng trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo rời khỏi thị trường.

Ảnh nh hoạ: Tạp chí Doanh nghiệp và Tiếp thị

Tính đến cuối tháng 2, nhiều hiệp hội, ngành hàng phấn khởi chia sẻ, sau thời gian dài doanh nghiệp chật vật vì thiếu đơn hàng thì đến nay, các hợp đồng xuất khẩu bắt đầu rục rịch tăng trở lại. 

VinaCapital kỳ vọng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong các tháng tới nhờ niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng. Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. 

Riêng Trung Quốc - thị trường số 1 của rau quả Việt Nam, nước ta dự kiến mở cửa thêm 2 mặt hàng mới là dừa tươi và sầu riêng đông lạnh vào thị trường này.

Và cũng nhờ sự khởi sắc từ hoạt động của DN, nên người lao động có nhiều cơ hội tìm được “bến đỗ mới” sau Tết.

Như tại Hà Nội, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố cho biết, đã có tới hơn 44.000 chỉ tiêu tuyển dụng, tuyển sinh tại phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 9 tỉnh, thành phố vừa được tổ chức. 

Còn tại TPHCM, tính đến tuần cuối tháng 2, hiện thị trường lao động thành phố đang thiếu hụt nhân sự và cần tuyển dụng thêm khoảng 52.000 người lao động.

Ảnh nh hoạ: Funix

Ngược lại, thị trường bán hàng trực tuyến lại đang khởi đầu năm 2024 khá chậm chạp. Dẫn chứng là theo nền tảng số liệu TMĐT Metric, sức mua chưa có dấu hiệu phục hồi sau kỳ nghỉ Tết kéo dài. Từ ngày 15 đến 18-2, doanh thu của Shopee và TikTok Shop chỉ đạt 1.500 tỉ đồng, giảm 65% so với tuần trước Tết. 

Cũng theo thống kê, do tính chất cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt, trong năm 2023 có tới hơn 105.000 nhà bán hàng trên 4 sàn Shopee, Lazada, Tiki, Sendo rời khỏi thị trường. Điều này cho thấy, bán hàng trên các sàn thương mại điện tử là xu hướng nhưng cũng không dễ dàng với người bán hàng.

Và không chỉ với các gian hàng online, nhu cầu du lịch và mua sắm các mặt hàng giá trị lớn của người dân cũng đang có sự “dè dặt”. Bởi theo số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố, tháng 1-2024, lượng và kim ngạch ô tô nhập khẩu vào Việt Nam đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. 

Trong khi đó, từ 1/3 tới, giá trần vé máy bay sẽ được điều chỉnh tăng. Điều này, đã khiến doanh nghiệp lo ngại du lịch nội địa 'đói' khách trong những dịp cao điểm. 

Với thị trường giao dịch hàng hóa, thị trường tiếp tục đóng cửa hôm qua (22/2) với diễn biến phân hoá giữa các nhóm mặt hàng khiến chỉ số MXV-Index biến động giằng co và chốt ngày chỉ giảm không đáng kể 0,02% xuống 2.122 điểm. Mặc dù vậy, giá trị giao dịch toàn Sở vẫn tăng mạnh hơn 16%, đạt trên 4.800 tỷ đồng.

Đáng chú ý, 2 mặt hàng cà phê quay đầu giảm mạnh khi thị trường liên tục đón nhận những tin tức tích cực về nguồn cung. Cụ thể, cà phê Arabica giảm hơn 2,6% xuống 4.037 USD/tấn, cà phê Robusta đánh mất 2%, chốt ở 3.113 USD/tấn.

Theo dự báo mới nhất, sản lượng cà phê năm 2024 của Brazil đạt 67 triệu bao, tăng 4,2% so với năm 2023. Trong khi đó, Tổng Cục Hải quan Việt Nam cũng cho biết, trong tháng 1/2024, nước ta đã xuất đi 238,2 nghìn tấn cà phê, tăng lần lượt 67,4% và 14,8% so với tháng 1/2023 và tháng 12/2023.

Ảnh: TTXVN

Thị trường chứng khoán

Với TTCK Mỹ, các chỉ số cổ phiếu Mỹ bật tăng mạnh mẽ trong phiên thứ Năm với mức đỉnh mới được thiết lập ở hai chỉ số DJIA +1,18% và S&P 500 +2,11%. Nasdaq +2,96% cũng đang tiệm cận đỉnh lịch sử vào năm 2021.

Còn ở trong nước, tạm thời dừng lại dưới vùng 1.233 - 1.234, VNIndex điều chỉnh nhẹ và tích lũy trong phạm vi 1.222-1.230. Các chỉ báo kỹ thuật trên vùng tích cực và có dấu hiệu suy giảm

Theo SSI Reseach, chỉ số VNIndex có thể tiếp tục đi ngang trong khu vực trên trước khi chuyển hướng tích cực trở lại.