Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tài chính - Thị trường

Áp thuế Tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường: Tác động kinh tế ra sao? (Phần 1)

Như Ngọc - Thùy Linh : Thứ năm 17/10/2024, 21:14 (GMT+7)

Với việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, liệu tác động kinh tế của nó tới trực tiếp ngành nước giải khát ra sao? Liệu áp thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này có giúp điều tiết hành vi và tăng thu ngân sách?

 

Ảnh minh hoạ: baokiemtoan.vn

Ảnh minh hoạ: baokiemtoan.vn

Kết quả tính toán của Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường” của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho thấy khi áp thuế TTĐB 10% đối với nước giải khát (NGK) có đường thì các tác động cụ thể tới ngành NGK như quy mô sản xuất của các doanh nghiệp nước giải khát bị co hẹp sau khi tăng thuế; giá trị tăng thêm (VA) và giá trị sản xuất (GO) của nhóm ngành NGK đều giảm. Trong đó, giá trị tăng thêm giảm 0,772%, tương đương giảm 5.650 tỷ đồng.

Đồng thời, tác động loan toả, liên ngành tới 24 ngành trong nền kinh tế, chính sách còn làm giảm giá trị sản xuất trên 55.500 tỷ đồng, tương tự làm giảm giá trị tăng thêm 51.000 tỷ đồng, GDP giảm 42.570 tỷ đồng và tác động tới hàng loạt doanh nghiệp trong chuỗi liên kết ngành.

Đánh giá tác động lên nguồn thu ngân sách, theo TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM cho biết thêm: "Khi đánh thuế thì bao giờ năm đầu tiên thuế TTĐB cũng tăng, nhưng tiếp đó chúng tôi tính toán rằng thuế gián thu từ chu kỳ sau bắt đầu giảm. Với chu kỳ ngắn của ngành nước giải khát thì chúng tôi tính toán là thuế gián thu từ chu kỳ năm 2027 bắt đầu giảm ở mức 0,495, tức là giảm đi đến 4.900 tỷ, tức là năm đầu tiên tăng nhưng chu kỳ tiếp theo giảm. Như vậy mục tiêu nguồn thu năm đầu tiên đạt được nhưng thuế thu nhập doanh nghiệp sụt giảm. Thuế gián thu ở các chu kỳ tiếp sau nữa tiếp tục giảm vì các doanh nghiệp cắt giảm sản xuất thì thuế gián thu giảm"

Chia sẻ tại hội thảo, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam (VBA), cho rằng ban soạn thảo cần đánh giá tác động kỹ hơn, căn cứ số liệu từ các cơ quan nghiên cứu dựa trên bối cảnh thực tế tại Việt Nam, thay vì căn cứ số liệu từ các cơ quan nghiên cứu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ngành đồ uống cũng còn nhiều trăn trở khi sửa đổi Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đặc biệt lượng đồ uống hiện ngoài tầm kiểm soát, cơ quan chức năng không quản lý được lên tới 30% do người dân sản xuất: "Nếu tổng sản lượng về NGK hiện nay theo số liệu chúng tôi thống kê được khoảng 5,5 tỷ lít mà Việt Nam trên đầu người, tức 100 triệu dân là khoảng 55 lít.

So với những nước phát triển như Nhật Bản khoảng 140 lít/đầu người/năm. Tức là chúng ta cũng chỉ khoảng 1/3. Thứ hai là ngành NGK này tuy vậy nhưng những loại nước mà dân hay những DN nhỏ sản xuất không thống kê được. Tôi nghĩ nó cũng phải chiếm 30% nữa. Như vậy lượng không quản lý, không thống kê được còn rất nhiều"

Từ góc độ doanh nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách này, ông Bùi Thái Nguyên – đại diện Công ty Coca Cola Việt Nam vẫn còn băn khoăn về tính công bằng nếu như lập luận đường là thủ phạm của thừa cân béo phì. Bởi nếu như vậy cần phải gọi tên tất cả các sản phẩm có đường để đánh thuế TTĐB mới đúng lý lẽ khoa học.

Bên cạnh đó, những ảnh hưởng trong chuỗi cung ứng chắc chắn sẽ xảy ra nếu áp thuế: "Chúng tôi có khoảng 2000 ngàn lao động trực tiếp và 20 ngàn lao động gián tiếp cho chuỗi cung ứng về nguyên liệu và phân phối. Chúng tôi cũng có những đối tác liên quan đến kinh doanh trong mảng nhà hàng khách sạn du lịch, chúng tôi cũng cảm nhận được độ nóng và sự khó khăn và trì trệ trong lĩnh vực này trong thời gian vừa rồi.

Chúng ta biết với quốc gia như Việt Nam thì kinh tế du lịch rất quan trọng. Khi mà chúng ta hạn chế hoặc tác động trực tiếp vào các sản phẩm NGK như thế này thì có thể lường thấy trước những khó khăn trì trệ tiếp theo của chuỗi nhà hàng, khách sạn, du lịch".

Ảnh minh hoạ: Tạp chí Thuế

Ảnh minh hoạ: Tạp chí Thuế

Nếu như cơ sở để đánh thuế TTĐB với NGK có đường là nhằm hạn chế tình trạng thừa cân béo phì ở Việt Nam. Vậy có nên nhìn rộng ra các bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới?

Qua nghiên cứu của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ Asean tại Việt Nam, bà Bùi Việt Lâm cho biết có 3 trường hợp xảy ra. Thứ nhất là một số quốc gia khi áp thuế TTĐB với NGK có đường không thấy hiệu quả, thậm chí có tác động ngược về hành vi tiêu dùng của người dân, đó là lựa chọn sản phẩm thay thế. Chẳng hạn Đan Mạch vào năm 2014 phải bỏ thuế TTĐB với đồ uống có đường vì sụt giảm 5.000 việc làm và người dân bỏ sang nước khác để mua NGK có đường với mức giá thấp hơn.

Thứ hai là một số quốc gia sau khi áp dụng thì tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng. Đó là Phần Lân, Chile, Ấn Độ, Thái Lan,… Ví dụ Ấn Độ áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có đường từ năm 2017. Sau khi áp thuế thì tỷ lệ thừa cân béo phì vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể trong giai đoạn 2015 – 2016 so với giai đoạn 2019 – 2021 thì tỷ lệ thừa cân béo phì ở nữ giới tăng từ 20,6% lên 24%, ở nam giới là từ 18,9% lên 22,9%, ở trẻ em là 2,1% lên 3,4%.

Thứ ba là các quốc gia không áp dụng thuế TTĐB với mặt hàng này và tỷ lệ tiêu thụ NGK rất cao nhưng họ kiểm soát thừa cân béo phì rất hiệu quả. Bà Bùi Việt Lâm – đại diện quốc gia của Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ Asean tại Việt Nam cho rằng Việt Nam có thể cân nhắc bài học kinh nghiệm của các quốc gia này: "Thứ nhất là Nhật Bản. Tỷ lệ tiêu thụ NGK của họ 1 năm là 143 lít/đầu người nhưng tỷ lệ thừa cân béo phì chỉ dưới mức 4%. Bài học kinh nghiệm thành công của họ là áp dụng 1 chế độ tuyên truyền về dinh dưỡng rất lành mạnh, áp dụng thực đơn rất lành mạnh ở trường học cũng như có hướng dẫn cho người dân chế độ ăn uống healthy và giúp cho người dân Nhật giữ được mức rất tốt về mặt sức khoẻ.

Đức thì nước giải khát bình quân đầu người thuộc top cao nhất thế giới và cao nhất Châu Âu là 335,3 lít/đầu người nhưng họ cũng không áp dụng thuế TTĐB với đồ uống có đường. Họ áp dụng các chính sách hướng dẫn chế độ ăn uống và hoạt động thể chất. Họ cũng áp dụng các quy định hạn chế trong quảng cáo và nhãn dinh dưỡng".

Ảnh minh hoạ: Báo Nông nghiệp

Ảnh minh hoạ: Báo Nông nghiệp

Có thể thấy, xét về tác động kinh tế, việc áp thuế TTĐB 10% đối với NGK có đường dẫn tới tác động tiêu cực tới nền kinh tế. Cũng như thực trạng chung của doanh nghiệp ngành đồ uống, ngành NGK là ngành dễ bị tổn thương trước các cú sốc, bao gồm cả những thay đổi về chính sách.

TS. Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh - Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương CIEM nhận định thêm: "Vì thế nhìn cả tương quan về mặt kinh tế thấy rằng giá trị tăng thêm giảm, thu nhập của người lao động giảm, sản xuất của doanh nghiệp giảm, thuế trực thu giảm chỉ có thuế gián thu tăng. Nhưng thuế gián thu không tăng mãi mà tăng đến chu kì sau sẽ giảm. Và với một chu kỳ ngắn trong sản xuất với ngành NGK thì thang thuế gián thu chỉ có trong ngắn hạn còn về trung và dài hạn thì ảnh hưởng trực tiếp tác động tới kinh tế"

Với những tác động được Báo cáo nghiên cứu “Đánh giá tác động kinh tế của dự thảo thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước giải khát có đường” chỉ ra cũng như ý kiến các chuyên gia, liệu có nên đưa mặt hàng nước giải khát có đường theo Tiêu chuẩn Việt Nam có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt? Ngày mai CĐTT sẽ có câu trả lời./.

Như Ngọc - Thùy Linh /vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
“Cô tiên” vẫn còn trong ký ức?

“Cô tiên” vẫn còn trong ký ức?

Trên các phương tiện truyền thông, câu chuyện về “người tốt, việc tốt”, những tấm gương sáng, hành động thiện nguyện truyền cảm hứng luôn được ngợi ca và lan toả rộng rãi. Tuy nhiên, không ít những góc khuất liên quan đến đạo đức sau đó khiến cho dư luận ngỡ ngàng.

Đường Giải Phóng, xe khách vẫn “rùa bò” khi xuất bến

Đường Giải Phóng, xe khách vẫn “rùa bò” khi xuất bến

Hiện nay trên đường Giải Phóng (Hà Nội) lại tái diễn tình trạng xe khách, xe limousine đi “rùa bò” bắt khách gây cản trở giao thông. Đặc biệt là trên tuyến này cũng đang có công trường thi công Hầm chui Kim Đồng – Giải Phóng nên vào giờ cao điểm tình trạng ùn tắc lại càng kéo dài.

Quy hoạch 2 bên sông Hồng, cần đảm bảo trữ nước và thoát lũ

Quy hoạch 2 bên sông Hồng, cần đảm bảo trữ nước và thoát lũ

Quy hoạch sông Hồng cần ưu tiên dành không gian cho nước, bảo đảm thoát lũ nhanh mùa nước, hạn chế phát triển đô thị, công trình xây dựng trên hành lang này, mới có thể giúp thành phố dễ dàng ứng phó với biến đổi khí hậu.

Hà Nội sống và yêu: Bánh rán Việt Nam

Hà Nội sống và yêu: Bánh rán Việt Nam

Vài năm trở lại đây, ẩm thực của Việt Nam đã được nhiều du khách nước ngoài, các tạp chí quốc tế khen ngợi, một số món ăn đã được vinh danh, lọt vào top những món ngon hàng đầu thế giới.

Tăng cường giám sát, giáo dục và siết chặt Luật Giao thông là bảo vệ trẻ em

Tăng cường giám sát, giáo dục và siết chặt Luật Giao thông là bảo vệ trẻ em

Thời gian gần đây liên tiếp những vụ vi phạm pháp luật về an toàn giao thông xảy ra, mà trong đó có liên quan đến trẻ em, trẻ vị thành niên, khiến dư luận rúng động và lo ngại về sự “trẻ hóa” trong hành vi vi phạm pháp luật.

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội có thiếu nhân lực vận hành?

Theo báo cáo của Sở GTVT Hà Nội, việc tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội buộc phải dừng tàu sau khi xảy ra sự cố tại ga Cầu Giấy hôm 24/10, tại thời điểm xảy ra sự cố, Hanoi Metro - đơn vị vận hành không có nhân sự trực.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỉ niệm 70 năm sự kiện tập kết ra Bắc tại Cà Mau

Tối ngày 16/11, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình cầu truyền hình “Tập kết ra Bắc - Tình sâu nghĩa nặng” tại 3 điểm Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.