Vật liệu xanh, lựa chọn ưu tiên cho các công trình xây dựng

Theo một nghiên cứu từ năm 1995, các hoạt động xây dựng trên toàn thế giới đã tiêu thụ 3 tỷ tấn nguyên liệu mỗi năm, chiếm 40% tổng lượng sử dụng toàn cầu. Do đó, vật liệu xây dựng xanh đang trở thành xu thế mới, giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình khai thác, chế tạo, lắp đặt,...

 

# Phó thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký phê duyệt Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài đến năm 2030” nhằm quảng bá, nâng cao vị thế sản phẩm Việt, khuyến khích doanh nghiệp tham gia chuỗi sản xuất, cung ứng, phân phối hàng hóa toàn cầu.

# Diễn đàn Mekong Connect 2022 sẽ diễn ra từ ngày 23 - 24/11 tại Cần Thơ. Một số sự kiện đáng chú ý là “Ngày hội khởi nghiệp - Phiên chợ khởi nghiệp xanh”, phân tích kinh nghiệm thành công của các mô hình thực hành kinh tế tuần hoàn, xây dựng vùng nguyên liệu bền vững…

# Hà Nội sẽ lập trạm xét nghiệm an toàn thực phẩm tại các chợ. Theo đề án được TP. Hà Nội ban hành, mục tiêu tới năm 2025, 100% số chợ được giám sát, lấy mẫu kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.

Vật liệu xây dựng xanh đang trở thành xu thế mới, thúc đẩy bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái sinh.

Theo một nghiên cứu từ năm 1995, các hoạt động xây dựng trên toàn thế giới đã tiêu thụ 3 tỷ tấn nguyên liệu mỗi năm, chiếm 40% tổng lượng sử dụng toàn cầu. Do đó, vật liệu xây dựng xanh đang trở thành xu thế mới, giảm thiểu tác động tiêu cực trong quá trình khai thác, chế tạo, lắp đặt,...

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Đặng Văn Thường, Trưởng phòng Kết cấu, Công ty TNHH xây dựng Lâm Phạm để tìm hiểu rõ hơn về nội dung này.

PV: Thưa ông, vật liệu xây dựng xanh là gì và có lợi ích như thế nào?

Ông Đặng Văn Thường: Khái niệm vật liệu xanh gần đây mới nói nhiều tại Việt Nam, tuy nhiên, ở các nước châu Âu đã chú trọng vào vật liệu xây dựng xanh rồi. Vật liệu xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường, có thể tái chế hoặc tự phân hủy. Cả vòng đời từ sản xuất đến hết thời hạn sử dụng, vật liệu luôn thân thiện và bền vững, không ảnh hưởng đến môi trường sống.

PV: Ông có thể chia sẻ về một số loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến hiện nay?

Ông Đặng Văn Thường: Trải qua hơn 16 năm, chúng tôi đã giành rất nhiều thời gian để khuyến khích, thuyết phục các chủ đầu tư sử dụng các giải pháp bền vững, thân thiện với môi trường. Và một trong những giải pháp mà chúng tôi đặt những “viên gạch” đầu tiên cho sản phẩm này tại Việt Nam là sàn phẳng Ubot.

Nó là hộp định hình rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene, để sản xuất các sàn phẳng không dầm nhịp lớn, đẹp về thẩm mỹ và hiệu quả kinh tế, thời gian thi công nhanh, giúp chủ đầu tư giảm hàm lượng thép và cốp pha cho sàn của công trình.

Chúng tôi cũng có công văn gửi UBND TP. Hà Nội và UBND TP.HCM, áp dụng vật liệu xanh để giải quyết vấn đề ngập úng đô thị, như giải pháp LPC E.Buble mà chúng tôi phát nh. Đây là giải pháp dùng các khối nhựa tái chế rỗng, nằm trong vườn hoa, đường đi để tích trữ lượng nước khi mưa lớn.

Hiện tại, Công ty Lâm Phạm cũng đang nghiên cứu và hợp tác với một viện nghiên cứu để sản xuất tường cách âm bằng sợi rơm.

PV: Theo ông cần những giải pháp gì để thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng xanh hơn nữa?

Ông Đặng Văn Thường: Đầu tiên phải có những chính sách khuyến khích, cũng như hỗ trợ trực tiếp các doanh nghiệp đã, đang nghiên cứu và phát triển vật liệu xanh, trực tiếp vào đối tượng quan tâm là tư vấn thiết kế, sản xuất, cung cấp giải pháp vật liệu xanh.

Cơ chế ưu đãi khai thác và sử dụng vật liệu xanh, tiết kiệm năng lượng cho công trình xây dựng. Tăng thuế môi trường cho những vật liệu xây dựng gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất.

Bên cạnh đó, nên đưa các giải pháp về vật liệu xanh, bền vững vào chương trình đào tạo ở các trường liên quan đến ngành xây dựng và vật liệu trong tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông!