Văn hóa không làm phiền người khác

Nhiều người cho rằng, đó là sự hồn nhiên. Nhưng đó chính là văn hóa – văn hóa “không làm phiền người khác”. Điều này, chắc chưa có một môn học nào trong nhà trường dạy chúng ta.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Luôn tôn trọng quyền riêng tư, không gây ra tiếng ồn ở nơi công cộng là đặc trưng trong Văn hóa không làm phiền người khác của người Nhật Bản

Bạn đã từng gặp một ai đó cầm chiếc điện thoại “oang oang” ở nhà chờ sân bay, bến xe, ga tàu?

Bạn đã bao giờ cười to trước những trò đùa quái đản của mọi người, ngay cả khi họ không vui đến thế?
Và bạn đã từng chen lấn, xô đẩy một ai đó, chỉ vì “cái bụng đói” của mình mách bảo mình phải tiến lên và không thể xếp hàng chờ đợi?

Nhiều người cho rằng, đó là sự hồn nhiên. Nhưng đó chính là văn hóa – văn hóa “không làm phiền người khác”. Điều này, chắc chưa có một môn học nào trong nhà trường dạy chúng ta.

Trên chuyến tàu điện ở Nhật Bản, rất nhiều người nước ngoài đến quốc gia này ngạc nhiên vì “ai làm việc nấy”. Có người tranh thủ chợp mắt vì phải đến công sở sớm, có người đọc sách, người đeo tai nghe, người thì ngồi tĩnh lặng, kể cả lũ trẻ. Họ cảm thấy khó chịu khi một vài người xung quanh lớn tiếng hoặc cười đùa, nói chuyện riêng.

Nếu không tìm hiểu văn hóa Nhật Bản từ trước, bạn vô tình sẽ trở thành người “kỳ dị” trong mắt họ. Bởi văn hóa “không làm phiền người khác” là giá trị cốt lõi của đất nước Nhật Bản.

Trong khi đó, mỗi ngày, chúng ta hứng chịu rất nhiều loại âm thanh khác nhau. “Ô nhiễm” tiếng ồn còi xe. Tiếng karaoke của nhà hàng xóm hát ông ổng đêm ngày. Tiếng bà mẹ quát con ầm ĩ mỗi khi chúng mè nheo, quấy khóc.

Ở giới hạn khác, đó là những cuộc tranh luận không có người nghe, là sự thiếu khiêm tốn khi quy chụp và can thiệp vào cảm xúc hay chuyện riêng tư của người khác; là sự đùa giỡn, động chạm đến thân thể một ai đến mức “cưỡng bức” mà vẫn thản nhiên….

Người Nhật chẳng bao giờ có khái niệm “Nói nhỏ sẽ không ảnh hướng đến ai”. Còn với chúng ta, “động” đến một ai đó, cũng chỉ mất 200.000đ. Đó là sự khác biệt lớn về văn hóa, và ở góc độ nào đó, có sự “rộng lượng” của luật pháp.

Mỗi người đều có giới hạn của bản thân. Giới hạn đó có thể thể khác biệt theo từng nền văn hóa, theo từng cá nhân. Ngay từ nhỏ, tụi trẻ cần phải được dạy về văn hóa “không làm phiền người khác” bắt đầu từ những hành xử nhỏ nhất, như không chen ngang lời bố mẹ; nói câu “xin lỗi” khi buộc phải làm phiền; và học cách ứng xử văn nh nơi công cộng.

Thật không dễ khi tất cả chúng ta đều đang có cái gì đó làm phiền người xung quanh.

Nhưng sẽ có lúc bạn cảm thấy xấu hổ, vì tương lai con bạn sẽ học được những điều văn nh hơn. Bởi vậy, bạn hãy thay đổi ngay từ bây giờ.

--

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: