Từ số liệu 2 tháng đầu năm: Lạm phát liệu đã đạt đỉnh?

Trong bối cảnh lạm phát là một trong những câu chuyện chính và chi phối nhất với kinh tế thế giới, điều này ảnh hưởng thế nào đến nước ta?

Kinh tế sau 2 tháng đầu năm 2023 ghi nhận nhiều điểm sáng, trong đó lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp. CPI bình quân trong 2 tháng đầu năm tăng 4,6% so với cùng kỳ năm trước.

Cùng với đó, nhiều chuyên gia dự báo, lạm phát có thể đã đạt đỉnh và xu hướng sẽ giảm dần từ, sau đó chững lại. Các thành phần chính của CPI sẽ không tăng vọt trong nửa đầu năm 2023 và chỉ điều chỉnh nhẹ trong nửa cuối năm. Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Hồ Quốc Tuấn cho rằng:

Sang năm nay chúng ta có một bức tranh đã khác đi, lãi suất tăng nhưng đã chậm lại, và sẽ đạt đỉnh trong năm nay. Điều đó làm người ta hi vọng rằng lãi suất toàn cầu sẽ còn tăng nữa nhưng tăng ổn định hơn năm 2022, và các nước đã có sự chuẩn bị cho vấn đề này.

Ảnh nh họa

Đồng quan điểm, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tiền tệ Quốc gia nhận định, lạm phát sẽ còn tăng đến hết quý 1 sau đó sẽ giảm dần:

Dự báo ban đầu của chúng tôi, lạm phát sẽ còn tăng đến hết quý 1 rồi đạt đỉnh rồi sau đó là có thể dừng lại hoặc giảm nhẹ trong những quý tiếp theo. Tuy nhiên, áp lực lạm phát năm nay là vẫn còn và thậm chí là tương đối lớn đối với Việt Nam chúng ta

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, áp lực lạm phát năm nay là tương đối lớn. Đề cập đến những yếu tố chính tác động đến lạm phát. TS. Lê Đăng Doanh, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương bày tỏ quan điểm:

Vì chúng ta nhập khẩu khá nhiều nên luôn có độ trễ so với quốc tế. Thứ 2, năm nay là năm mà chúng ta phải thực hiện tăng giá mặt hàng thiêts yếu, đặc biệt là giá điện cơ bản của người dân. Năm nay, cũng do độ trễ của cung tiền của năm ngoái cũng như của năm nay như chúng ta đã thấy.

Bên cạnh đó, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh, chuyên gia kinh tế cho rằng áp lực lạm phát là không thể chủ quan. Bởi, giá cả thế giới biến động khó lường, logistic tiếp tục gặp khó khăn, các nước trên Thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát, tác động đến việc điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam, gây sức ép lạm phát trong nước: 

Khi nước ta nhập khẩu nhiều hơn khi lạm phát Thế giới tăng thì sản xuất cũng tăng lên, việc sản xuất quay trở lại bình thường làm hoạt động kinh tế tăng lên, làm thu nhập người dân lớn hơn, từ đó dẫn đến nhu cầu cũng tăng theo vì thế cho nên thời gian tới lạm phát có áp lực lớn là sẽ tăng.

Phân tích về áp lực lạm phát của Việt Nam trong năm 2023, ông Phạm Chí Quang, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước cho biết:

NHNN quan sát rất kỹ lạm phát cơ bản, lạm phát lõi, qua đấy thấy được áp lực của lạm phát, đặc biệt là lạm phát vòng 2 khi mà giá của các mặt hàng sẽ tác động đến CPI trong thời gian tới là rất dữ dội, đây là điều mà ngân hàng Nhà nước luôn kiên định để điều hành chính sách, hướng tới ổn định kinh tế vĩ mô.

Cũng theo nhận định mới đây của các nhà kinh tế của Moody's, lạm phát của Việt Nam sẽ đạt đỉnh trong quý I năm nay và sau đó giảm dần. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trước bối cảnh kinh tế còn nhiều biến đông, kiềm chế lạm phát tiếp tục là thách thức với Việt Nam.

Người dân TP HCM mua hàng tại một siêu thị. Ảnh: Quỳnh Trần/VnExpress

Thông tin tài chính, kinh tế

# Phát biểu tại Hội thảo kinh tế cấp cao VN-Nhật Bản diễn ra hôm nay, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, Chính phủ sẽ đồng hành cùng DN, tạo mọi thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh. 

# Đáng chú ý, Các hiệp hội và địa phương đề xuất Chính phủ gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và giảm 50% lệ phí trước bạ ôtô sản xuất, lắp ráp trong nước năm nay để kích cầu. 

# Mới đây nhất, Bộ Công Thương cho biết, sẽ phối hợp với Bộ NNPTNT và các địa phương  hướng dẫn DN hoàn thiện hồ sơ XK chính ngạch để xuất khẩu hiệu quả sang thị trường Trung Quốc. 

# Nhờ những nỗ lực này, mới đây, Giám đốc Alibaba.com khu vực Châu Á Thái Bình Dương đánh giá, hàng hóa Việt Nam đang đứng đầu về nhu cầu thu mua của thế giới. 

# Cụ thể, tổng dung tích và tổng trọng tải của đội tàu vận tải hiện đã tăng trưởng mạnh (trên 7%). Xu hướng tăng thuộc về loại tàu có trọng tải lớn. 

# Mức phí xếp dỡ hàng hóa mà DN cảng biển Việt Nam được hưởng chỉ bằng 1/3 chi phí mà hãng tàu thu từ chủ hàng - thấp nhất trong các nước ĐNÁ. 

# Càng gần đến ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), thị trường hoa tươi tại các thành phố lớn sôi động. Đặc biệt, hoa hồng đỏ đã tăng đến gấp 2-3 lần so với ngày thường.  Cũng để kích cầu tiêu dùng dịp này, nhiều siêu thị và DN thời trang, mỹ phẩm đã tung ra thị trường nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá lên tới 30-50%. 

Tòa nhà trụ sở Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) tại Frankfurt am Main, ền Tây Đức ngày 3/2/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

# Ngân hàng Trung ương Châu Âu vừa cảnh báo lạm phát cơ bản trong Eurozone (loại trừ giá thực phẩm và nhiên liệu), có thể ở mức cao ngay cả khi tỷ lệ lạm phát chung giảm trong những tháng tới. 

# Còn theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), để đẩy lùi lạm phát, việc Fed thắt chặt thêm chính sách tiền tệ trong một thời gian dài hơn có thể sẽ cần thiết.

# Nguồn thu từ dầu khí giảm khiến Nga tiếp tục thâm hụt ngân sách trong tháng 2, nâng tổng mức thâm hụt hai tháng lên 34 tỷ USD. 

# Đáng chú ý, tổng giá trị tài sản ròng của những người giàu nhất nước Nga đã tăng gần 13 tỷ USD kể từ đầu năm, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây.