Tranh chấp tại chung cư - Chẳng lẽ lại khó quản?

Thời gian qua hình ảnh những băng rôn màu đỏ, trên ghi nội dung kiện cáo, tranh chấp, bức xúc của cư dân treo kín ban công của một số chung cư từ bình dân đến cao cấp đã không còn lạ lẫm. Việc này cũng góp phần làm giảm niềm tin của người mua nhà khi lựa chọn chung cư.

Vậy tại sao tình trạng này lại diễn ra? Cách nào để những tranh chấp ở chung cư không còn là nỗi ám ảnh với xã hội? PV VOV Giao thông có cuộc trao đổii với TS Chuyên ngành BĐS Nguyễn Huy Cường, Chủ tịch CLB BĐS Hà Nội về nội dung này.

PV. Thưa ông, trước những hình ảnh băng rôn kiện cáo treo kín một số chung cư từ cao cấp đến bình dân thời gian qua, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến cuộc sống cư dân và mất niềm tin cho người mua nhà, ông nhận định thế nào ạ?

Ông Nguyễn Huy Cường: Sẽ có những cái xung đột do không giống cam kết, có thể đến từ nhà đầu tư hoặc từ khách hang, chưa thanh toán đầy đủ, hoặc cũng có thể đến từ việc các sale, các đại lý F2 F3, quảng cáo không đúng với thực tế của chủ đầu tư, dẫn tới kiện cáo bởi khi nhận nhà các vấn đề như bãi xe, dịch vụ, hậu mãi… không như quảng cáo.

Cư dân tại chung cư Saigon Gateway căng băng rôn yêu cầu chủ đầu tư cấp Sổ hồng. Ảnh: tphcm.chinhphu.vn

PV. Vậy làm cách nào để tranh chấp tại chung cư không còn là nỗi ám ảnh với những ai đang có dự định “xuống tiền”, thưa ông?

Ông Nguyễn Huy Cường: Điều quan trọng vẫn là nh bạch, càng nh bạch thông tin càng tốt, để đảm bảo cho người mua nhà người ta biết là mình bỏ tiền ra thì mình mua được cái gì, rồi phải niêm yết công khai những chính sách của chủ đầu tư, tránh kiện cáo sau này là không đúng thực tế.

Và cũng cần hạn chế việc F2 F3 nhảy vào kinh doanh, quảng cáo sai so với những gì chủ đầu tư công bố để dụ dỗ người ta mua nhà. Cũng cần quy định rõ trách nhiệm, có sự vào cuộc mạnh mẽ của cơ quan chức năng, của chính quyền để góp phần quản lý tốt hoạt động mua bán BĐS.

PV. Xin cảm ơn ông