Tỉnh táo với hiệu ứng 'không tiền mặt'

Thanh toán không dùng tiền mặt trở thành phương thức thanh toán hữu ích và tiện dụng trong đại dịch. Nhưng mặt trái của nó là nếu không làm chủ được, nhiều người sẽ rơi vào trạng thái chi tiêu không kiểm soát.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 
Ảnh nh họa

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, căng thẳng và mệt mỏi do đại dịch cũng là lý do dẫn mọi người đến thói quen chi tiêu nhiều hơn cho những thứ không cần thiết. Đối với các mặt hàng thiết yếu, nhiều người còn “mạnh tay” đến nỗi quên mất chất lượng. Trong khi nếu dùng tiền mặt, mỗi khoản chi lại có vẻ được cân nhắc nhiều hơn.

Cách tốt nhất để không phải “chuyển khoản” vô tội vạ, là tự mình đặt ra quy tắc trì hoãn trước khi chi tiêu. Chẳn hạn như bạn có nửa ngày, một ngày hay một đêm để suy nghĩ trước khi quyết định. Quy tắc này giúp bạn chỉ mua những thứ bạn thực sự cần, và sử dụng thời gian đó để mua sắm với giá tốt nhất. Bạn cũng có thể đặt giới hạn chi tiêu cho mỗi lần mua hàng. 

Đôi lúc, hãy rút tiền mặt đủ dùng trong tuần để chi tiêu thay thẻ trong trong một vài giao dịch. Bạn có thể chia tiền mặt trong những chiếc phong bì. Ví dụ, một phong bì dành cho tạp hóa, một phong bì dành cho đồ chơi trẻ em… Khi phong bì trống, bạn sẽ không chi tiêu cho danh mục đó nữa. 

Nếu bạn lưu trữ số thẻ tín dụng của mình trên tài khoản trực tuyến để thanh toán dễ dàng, bạn cũng có thể xóa chúng để “kéo dài” thời gian nhập liệu. Cảm giác ngại thao tác cũng sẽ góp phần trì hoãn hành động mua ngay.

Để không bị hiệu ứng “không tiền mặt” chi phối và phải còng lưng chi trả những thứ không đâu, hãy lập ngân sách cho hoạt động chi tiêu và kìm hãm tốc độ mua sắm bằng sự tỉnh táo. 

Cứ 1 tuần hoặc 1 tháng, bạn hãy không mua bất cứ thứ gì xem sao. Bạn sẽ thấy, có rất nhiều thứ mình mua chẳng để làm gì, ngoài niềm vui chốc lát.