Tìm giải pháp đưa đặc sản miền núi vào kênh phân phối hiện đại

Thời gian qua, việc thực hiện các Chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn rất nhiều sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi chưa vào được các hệ thống phân phối hiện đại. Tỷ lệ các sản phẩm này còn rất thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, rất cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sâu hơn vào các hệ thống phân phối.  

Ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương

Chia sẻ tại tọa đàm “Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi vào hệ thống phân phối hiện đại” diễn ra ngày 5/10, ông Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương, Bộ Công thương cho biết, trong 10 năm trở lại đây, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi của Chính phủ đã đem lại những kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại các địa phương.

Rất nhiều mặt hàng, các doanh nghiệp, các tỉnh đã có hàng chục mặt hàng đặc trưng đặc sản, lợi thế của từng vùng thâm nhập được vào hệ thống phân phối hợp lớn, đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng như mẫu mã, quy cách đóng gói, các yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Tuy nhiên, kinh tế xã hội khu vực này dù có phát triển nhưng khoảng cách ngày càng xa so với các trung tâm kinh tế, các thành phố của cả nước. Điều kiện hạ tầng và tất cả mọi mặt vẫn còn kém, còn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy mà thực tế sản xuất, hệ thống phân phối sẽ kéo theo những khó khăn trong việc kết nối giữa hàng hóa khu vực này với các hệ thống phân phối hiện đại.

"Các mặt hàng mặc dù có lợi thế về tất cả mọi mặt, thế nhưng để có được sản lượng lớn thì cũng gặp nhiều khó khăn. Bởi vì hàng hóa khu vực này có những đặc trưng, đặc sản, chủ yếu là mặt hàng nông nghiệp, lâm sản, các mặt hàng gia vị, theo điều kiện địa lý khác nhau, khi cầu nhiều thì cung không đủ. Bên cạnh đó, do tính chất của mùa vụ, mùa nào thức nấy đã khiến chúng ta gặp khó khăn trong kết nối bền vững. Tất nhiên là khoa học công nghệ có phát triển vẫn có những sản phẩm trái vụ nhưng mà vẫn bị ảnh hưởng do tính chất thời vụ", ông Hội nhận định.

Tỷ lệ các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi còn thấp ở các kệ hàng hóa trong các siêu thị, cửa hàng bán lẻ hiện đại

Theo ông Nguyễn Văn Hội, mặc dù có nhiều cơ chế, chính sách nhưng thách thức ở chỗ làm thế nào để hoàn thiện các cơ chế, chính sách này mạnh hơn nữa, thực tiễn hơn nữa, triển khai mang tính khả thi hơn nữa, hiệu quả hơn nữa, đây là những thách thức mà chúng ta cần vượt qua trong thời gian tới.

Nhìn nhận ở góc độ địa phương, bà Đào Thị Thu Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai nêu thực tế giải pháp, thời gian qua, Gia Lai khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã thu mua các sản phẩm thế mạnh có thể vào chuỗi cung ứng, đưa các sản phẩm lên sàn thương mại điện tử lớn trong và ngoài nước, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng tiếp cận thị trường. 

"Bên cạnh đó, Gia Lai cũng lồng ghép các nguồn lực, kêu gọi, khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư để xây dựng, cải tạo các trung tâm, các chợ, siêu thị đáp ứng nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, phục vụ nhân dân trong đời sống hàng ngày", bà Nguyệt chia sẻ.

Ông Kiều Song Hào, Giám đốc thu mua ền Bắc MM Mega Market Việt Nam

Ở góc độ doanh nghiệp phân phối, ông Kiều Song Hào, Giám đốc thu mua ền Bắc MM Mega Market Việt Nam, cho biết, về tiêu chuẩn sản phẩm thì đến thời điểm này các HTX, hộ nông dân của các các tỉnh, thành phố đang thực hiện tương đối tốt những tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận Vietgap, GlobalGAP hay chỉ dẫn địa lý,… 

Nhưng trở ngại nhất cho doanh nghiệp hệ thống siêu thị là các đơn vị, các tỉnh, thành chỉ tập trung một số nhóm sản phẩm, dẫn đến sản lượng thì nhiều nhưng tiêu thụ không được nhiều. Đấy là khó khăn, vì các siêu thị muốn bán thật nhiều sản phẩm vùng ền, với nhiều mặt hàng, mã hàng của nhiều tỉnh thành chứ không phải chỉ 1-2 sản phẩm.

Để chia sẻ các khó khăn và tìm giải pháp đồng hành với các tỉnh thành, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi Tây Bắc, Đông Bắc, MM Mega đã thực hiện các giải pháp, trong đó có giải pháp về kho trung chuyển.

"Ngoài ra, việc thiết thực nhất mà MM Mega đang thực hiện là hàng năm, trung tuần tháng 11, MM Mega tổ chức tuần lễ giới thiệu hàng OCOP, các mặt hàng nông thôn tiêu biểu, các mặt hàng đặc sản của các tỉnh thành, HTX, hộ nông dân giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng, đặc biệt người tiêu dùng Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng là 3 đầu mối tổ chức trực tiếp trong 1 tuần. Các tỉnh thành có nhu cầu có thể đăng ký với MM Mega để giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng qua con đường ngắn nhất, nhanh nhất", ông Kiều Song Hào bày tỏ.