Hà Nội - 02437919191    TP. Hồ Chí Minh - 02839919191    MekongFM - 02838309090
  • Hà Nội - 02437919191   
  • TP. Hồ Chí Minh - 02839919191   
  • MekongFM - 02838309090   
Tự hào hàng Việt Nam - Tinh hoa hàng Việt Nam

Lễ hội “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”

Thái Sơn: Chủ nhật 10/12/2023, 07:15 (GMT+7)

Tối ngày 9/12, tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”,“Tinh hoa hàng Việt Nam” năm 2023.

Chương trình là một trong chuỗi các hoạt động thực hiện Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 – 2025 do Bộ Chính trị phát động.

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội

Các đại biểu thực hiện nghi thức khai mạc Lễ hội

Ông Đỗ Thắng Hải - Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, kết quả thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ từ năm 2009 đến nay, hàng năm đều có mức tăng trưởng trên dưới 10% so với năm trước. Ngay cả trong thời kỳ đại dịch Covid-19, hay trong thời kỳ nhu cầu thế giới suy giảm như hiện nay, thì thị trường nội địa là không gian đủ rộng cho doanh nghiệp tiếp tục duy trì đà tăng trưởng doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.

"Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động, phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo và các địa phương trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện. Đồng thời, thực hiện đồng bộ, hiệu quả Chiến lược Phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, ông Đỗ Thắng Hải thông tin.

Bộ Công Thương cũng chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các nhiệm vụ thuộc Đề án Phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2021 - 2025, với trọng tâm là tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”.

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, nâng cao ý thức thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong ngành nhằm truyền đến xã hội một cảm xúc tích cực về nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện thu hút đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đến tham quan, mua sắm

Sự kiện thu hút đông đảo người tiêu dùng Thủ đô đến tham quan, mua sắm

Chương trình hành động hàng năm của Bộ Công Thương hưởng ứng Cuộc vận động đã được tổ chức rộng khắp trên 4 lĩnh vực, gồm Thông tin tuyên truyền; Rà soát, ban hành bổ sung luật pháp, cơ chế chính sách hỗ trợ sản xuất; Xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; Cải cách thủ tục hành chính và quản lý thị trường.

Đặc biệt, Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam với tên “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam” thường niên do Vụ Thị trường trong nước phối hợp cùng Tạp chí Công Thương tổ chức đã có nhiều nỗ lực sáng tạo trong triển khai thực hiện và thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Các hoạt động của Chương trình thực sự truyền cảm hứng cổ vũ và kết nối hàng chục triệu người Việt đến với hàng Việt; góp phần tạo ra dòng chảy mới, đầy xung lực trên thị trường hiện nay; người tiêu dùng ngày càng đánh giá cao chất lượng và uy tín thương hiệu hàng Việt Nam.

 

Thái Sơn/vovgiaothong.vn
Ý kiến của bạn
Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Lời kể của nạn nhân may mắn thoát chết trong vụ sập cầu Phong Châu

Khoảng 10h sáng nay (9/9), cầu Phong Châu nối 2 huyện Tam Nông và Lâm Thao (Phú Thọ) đã bị sập 2 nhịp cầu do mưa bão. Nhiều người dân cho biết, thời điểm cầu sập, trên cầu có cả ô tô và xe máy.

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

Sau bão, đường phố Hà Nội kẹt cứng vì cây đổ

 Giao thông sáng nay (9/9) trên nhiều cung đường tại thủ đô Hà Nội gặp rất khó khăn do nhiều cây xanh bị gãy đổ sau cơn bão số 3 hiện vẫn chưa thể khắc phục, lòng đường bị thu hẹp, các phương tiện di chuyển khó khăn.

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

Đã khơi thông vị trí sạt lở trên QL 32 đoạn qua huyện Mù Cang Chải

11h ngày 09/9, theo nguồn tin của PV VOV Giao thông, đến thời điểm này các vị trí sạt lở trên tuyến QL 32 đoạn qua địa phận huyện Mù Cang Chải dã được khơi thông đất đá sạt lở, giao thông trên địa bàn huyện Mù Cang Chải trở lại bình thường.

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Những cây cầu, động lực phát triển cho huyện Nhà Bè (TP.HCM)

Nhà Bè là huyện ngoại thành cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, thông qua quận 7, quận 4, và cũng là huyện có hệ thống sông, kênh rạch bao quanh. Do vậy, những cây cầu kết nối với các quận, huyện khác của thành phố, có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của địa phương.

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Không đội mũ bảo hiểm cho con: Phụ huynh ngại hay không sợ bị phạt?

Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học y tế công cộng tại 10 tỉnh, thành, tỷ lệ đội MBH của trẻ em tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 40-44%, trong đó tỷ lệ đội MBH đúng cách của trẻ dưới 6 tuổi tại Hà Nội chưa đến 20%.

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Khẩn trương khắc phục 38 điểm ùn tắc, sạt lở do bão và hoàn lưu bão số 3

Những ngày qua mưa, bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây ra những thiệt hại nặng nề về người, tài sản và đặc biệt nhiều công trình giao thông bị sạt lở, đứt gãy, giao thông nơi bị tê liệt.

Những người “dọn bão”

Những người “dọn bão”

Sau bão số 3, Hà Nội có hàng vạn cây xanh bị đổ. Ngay sau khi bão đi qua, mặc dù vẫn còn mưa, những người dân phối hợp cùng các lực lượng chức năng đã khẩn trương khắc phục, nhằm sớm ổn định cuộc sống cũng như giao thông tại thủ đô.