Thương hiệu ống thép luồn dây điện “made in Vietnam” tự tin thay thế hàng ngoại nhập

Được thành lập từ năm 2007, đến nay thương hiệu ống thép luồn dây điện Cát Vạn Lợi đã cung cấp và lắp đặt cho hơn 1000 công trình nhà máy công nghiệp và tòa nhà hạng sang tại Việt Nam. Thành công này bắt nguồn từ mục tiêu từ ngày đầu khởi nghiệp, đó là ra

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Thương hiệu ống thép luồn dây điện Cát Vạn Lợi tự tin thay thế hàng ngoại nhập

Vào năm 2007 do một biến cố gia đình, ông Lê Mai Hữu Lâm quyết định rời khỏi Tập đoàn dầu khí Việt Nam để ra ngoài lập nghiệp, chấm dứt cuộc đời “sáng xách ô đi, chiều xách ô về”. Ban đầu, ông cùng một người bạn mở một xưởng sản xuất cơ khí nhỏ phục vụ cho cơ điện lạnh Ree.

Ý tưởng về việc sản xuất sản phẩm của riêng mình đến với ông rất tình cờ trong một lần tiếp khách hàng vào năm 2009. Ông Lê Mai Hữu Lâm chia sẻ: “Khi cung cấp hàng vào nhà máy Intel vào năm 2009, tôi gặp vào trao đổi với khách hàng thì một ý tưởng về việc tiến hành sản xuất những vật tư thiết bị ngành cơ điện tại Việt Nam mới lóe trong đầu tôi. Khi đó, khách hàng đưa cho tôi một sản phẩm rất đơn giản mà họ tìm ở Việt Nam không ai sản xuất, mà nhập thì mất khoảng 3 tuần. Từ đó, tôi mới suy nghĩ là phải quyết tâm đầu tư để thay thế hàng nhập khẩu tại Việt Nam”.

Sản phẩm chủ lực Cát Vạn Lợi là ống thép luồn dây điện và phụ kiện; Hệ treo và giá đỡ cho hệ cơ điện và PCCC – điều hòa không khí; Hệ chống sét cổ điển và tiếp địa cho nhà máy và tòa nhà; Máng lưới cho nhà máy thực phẩm và data center.

Trong mảng sản xuất, Cát Vạn Lợi tự chủ đến 90% nguyên phụ liệu để sản xuất tại nhà máy. Do vậy sản phẩm ống thép luồn dây điện và các sản phẩm vật tư cơ điện của công ty đều có giá thành phù hợp với hầu hết khả năng tài chính của nhà thầu, giúp tiết kiệm thời gian, đảm bảo tiến độ thi công so với sử dụng hàng nhập khẩu.

Đại diện Cát Vạn Lợi chia sẻ, khát khao thay thế hàng nhập khẩu với tinh thần “làm được” và từng bước tự cường trong sản xuất công nghiệp là niềm mong ước của Cát Vạn Lợi. Thế nhưng, công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và sự ủng hộ của người dân.

“Bà xã tôi thường cằn nhằn vì với số tiền đầu tư nếu đầu tư bất động sản trong 5 năm thì lãi gấp 4 lần rồi mà nhẹ nhàng. Nhưng biết sao được, đó là đam mê, mình thấy vui khi mình làm được cái giá trị và cho xã hội cũng như là thay thế được hàng nhập khẩu đem USD về cho đất nước. Hãy hỗ trợ chúng tôi bằng những chính sách mang tính thực thi cao, đi vào đúng và trúng doanh nghiệp thực sự làm thật, người thật và việc thật.”.   

Nhà máy sản xuất ống thép luồn dây điện Cát Vạn Lợi tại Củ Chi, TP HCM. 

Trước khi là một doanh nhân thành đạt, ông Lâm nhận mình là một người dân yêu nước với khát khao làm giàu cho chính đất nước mình. Chính vì thế, ông mong rằng “Người Việt Nam hãy ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, ủng hộ các doanh nghiệp trong nước, từ đó giúp kinh tế đất nước ngày càng phát triển hơn. Ngược lại, để chinh phục được người tiêu dùng, doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm, năng lực phát triển sản phẩm mới về mẫu mã và quan trọng nhất là có đạo đức kinh doanh, không gian dối. 

“Hy vọng trong vài năm tới, chúng ta sẽ rõ một cái tinh thần dân tộc ủng hộ những sản phẩm Việt Nam chất lượng để chúng ta có những tập đoàn phát triển mạnh hơn, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam công nghiệp hóa hiện đại hóa vào 2045 như Đảng và Nhà nước đã kỳ vọng”.

Về định hướng trong tương lai, chủ thương hiệu Cát Vạn Liệu chia sẻ ông quan điểm là “đá sân nhà thật tốt rồi mới đá ở sân khách”, do đó tập trung trước tiên vào thị trường Việt Nam và các nước ASEAN.

Trong thời gian tới, khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực, nhiều nhà máy sẽ được đầu tư xây dựng ở Việt Nam và là cơ hội tốt để công ty mở rộng kinh doanh. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam, buộc  phải nâng cao năng lực cũng như chất lượng sản phẩm để hội nhập theo tiêu chuẩn quốc tế và thế giới.

Với nhận thức đúng đắn này, hi vọng thương hiệu Cát Vạn Lợi sẽ sớm hiện thực hóa giấc mơ “Thay thế hàng nhập khẩu”, góp phần nâng cao thương hiệu Việt, từng bước xuất khẩu ra thế giới.