Thực trạng thể chế hội đồng trường trong giáo dục đại học

VOVGT - Từ năm 2003, thể chế hội đồng trường đã được đưa vào vào hệ thống giáo dục đại học như một bước trong trong lộ trình tự chủ đại học.

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Mới đây, dự thảo “Hội đồng trường – Khâu đột phá trong việc thực hiện tự chủ đại học” diễn ra ngày 20/4 tại ĐH Sao Đỏ, Hải Dương, TS. Võ Thanh Bình – Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam – đưa ra những con số cho thấy, hiện trạng của hội đồng trường trong các cơ sở giáo dục hiện nay chỉ có 58/169 cơ sở giáo dục đại học công lập có hội đồng trường, chiếm 34,3%. Tuy nhiên, chủ tịch hội đồng trường ở các cơ sở này chỉ ở cấp trưởng khoa, phòng hoặc tương đương trực thuộc thay vì một người “ngoài trường”.

Hiện chỉ có 58/169 cơ sở giáo dục đại học công lập có hội đồng trường, chiếm 34,3%

Trả lời với Kênh VOV Giao thông về vấn đề này, GS Nguyễn Minh Thuyết, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho biết, về hình thức, HĐT được trao quyền rất lớn, tuy nhiên vì không có quyền bầu và ễn nhiệm hiệu trưởng nên thực tế hiệu trưởng không phải chịu trách nhiệm trước hội đồng trường. Theo đó, năm 2010, kết quả giám sát của Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội trong 440 trường ĐH, CĐ lúc đó thì chưa có tới 10 trường có HĐT và các HĐT đã có thì hầu như không hoạt động. Tuy vậy, cho đến năm 2010, cả nước mới chỉ khoảng 10 trường đại học có hội đồng trường. 

 

Thêm vào đó, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết, các thành viên ngoài trường hầu như không dự phiên họp nào, không có bất cứ hoạt động gì, trừ sự hiện diện tại phiên họp công bố quyết định thành lập hội đồng. GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết thêm, ở nhiều nước trên thế giới, cơ chế Hội đồng trường được sử dụng rất phổ biến trong quản trị giáo dục đại học. Tuy nhiên tại Việt Nam, hội đồng trường vẫn chỉ mang tính hình thức và không có nhiều tác dụng. Ngay cả những đơn vị có Hội đồng trường thì hoạt động của hội đồng này cũng chỉ mới có tính chất tư vấn cho lãnh đạo, Hiệu trưởng nhà trường mà chưa thực sự thể hiện là một hội đồng có quyền lực

Đồng tình với quan điểm này, TS Lê Viết Khuyến, Hiệp hội các trường ĐH,CĐ Việt Nam cho biết, Một trong những nguyên nhân khiến hội đồng trường chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng hoạt động chiếu lệ là “hiệu trưởng các trường đại học công lập chưa thực sự sẵn sàng trao quyền cho hội đồng trường”.

 

Theo TS Lê Viết Khuyến, chức năng của hội đồng trưởng là cầu nối giữa nhà trường và chủ sở hữu cộng đồng, xây dựng chính sách, đảm bảo sự hoàn thành nhiệm vụ của bộ phận thực thi. Trong khi đó, hội đồng trường của các trường ở Việt Nam hiện nay đều mang tính tư vấn. Ở một số trường có hội đồng trường thì thành viên của hội đồng lại gồm hiệu trưởng, các trưởng khoa, phòng, ban, Đảng ủy, công đoàn, một số giáo sư… Về bản chất vẫn là hội đồng hành chính “bên trong” của nhà trường, thay vì một hội đồng gồm những thành viên “bên ngoài” trường.

Theo TS Lê Viết Khuyến, hiện nay số trường có Hội đồng trường còn ít và thậm chí còn yếu. Kết quả khảo sát sơ bộ tại một số trường ĐH cho thấy, hầu hết các trường, trong đó có trường đã thành lập hội đồng trường gần 5 năm như ĐH GTVT Hà Nội, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh hay các trường chưa có HĐT đều xem HĐT chỉ mang tính hình thức và không có nhiều tác dụng. Có thể nói, hội đồng trường của các trường đại học hiện nay vẫn chưa phát huy hiệu quả . Do đó, theo TS Lê Viết Khuyến Theo ông Khuyến, để hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất phải xóa bỏ khái niệm bộ chủ quản, nhưng bản thân bộ chủ quản không muốn buông vai trò quản lý với nhà trường nên không ủng hộ.

 

Có thể thấy, Việc đưa thể chế hội đồng trường vào hệ thống giáo dục đại học (ĐH) từ năm 2003 là một bước tiến đáng ghi nhận trong lộ trình tự chủ ĐH. Tuy nhiên đến nay, việc triển khai vẫn mang tính hình thức và chưa phát huy hiệu quả của hội đồng quyền lực này. Theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân khiến hội đồng trường chưa được thành lập hoặc đã thành lập nhưng hoạt động chiếu lệ là “hiệu trưởng các trường đại học công lập chưa thực sự sẵn sàng trao quyền cho hội đồng trường”. Do vậy, theo nhiều chuyên gia, để hội đồng trường là cơ quan quyền lực cao nhất phải xóa bỏ khái niệm bộ chủ quản.