Thức tỉnh văn hóa giao thông bằng sự độ lượng

Va chạm hay sự cố giao thông là điều không ai mong muốn, nhưng vẫn thường xảy ra trong điều kiện giao thông phức tạp ở nước ta, nhất là tại các đô thị lớn, khi hạ tầng còn nhiều bất cập, ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Nhưng, hậu quả của các sự cố

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Hình ảnh một va chạm trên đường, hai tài xế xuống vui vẻ giải quyết và bắt tay nhau.

Một lời xin lỗi và cảm ơn được thính giả nhờ VOVGT nhắn tới tài xế vừa ngang qua đường. Bác tài kể, trong lúc xe dừng chờ đèn đỏ ở đường Trường Chinh (Hà Nội), anh tranh thủ kiểm tra tin nhắn, sơ ý để xe trôi về phía sau, va chạm nhẹ với một xe khác. Lúc đó anh khá lo lắng, nghĩ bụng, rắc rối to rồi! Nhưng thật bất ngờ, bác tài phía sau rất lịch sự, chỉ xuống kiểm tra xe một chút rồi nhẹ nhàng bỏ qua, kèm theo nụ cười độ lượng.

Thính giả nói rằng, chính cách xử sự vì người, vì cái chung của bác tài kia làm anh suy nghĩ, để lại trong anh nhiều bài học “không lời”.

Va chạm hay sự cố giao thông là điều không ai mong muốn, nhưng vẫn thường xảy ra trong điều kiện giao thông phức tạp ở nước ta, nhất là tại các đô thị lớn, khi hạ tầng còn nhiều bất cập, ý thức tuân thủ pháp luật còn hạn chế.

Nhưng, hậu quả của các sự cố ấy như thế nào, phụ thuộc rất lớn vào cách xử lý tình huống của các bên liên quan. Đã có không ít trường hợp sự cố rất nhỏ vẫn dẫn đến tắc đường, to tiếng, thậm chí không giải quyết được bằng lời thì dùng nắm đấm và nhiều thứ nguy hiểm khác. Có những va quệt nhẹ do vô ý, hoặc chuyển làn bất cẩn lại khiến người khác hiểu nhầm là tạt đầu, là chèn đường, rồi rượt đuổi nhau hàng cây số để chặn đầu, nói chuyện phải quới, bắt xin lỗi, thậm chí hạ nhục nhau.

Làm căng đến đâu, rồi cuối cùng cũng phải đi đến một phương án giải quyết. Mọi sự tranh cãi đúng sai không giúp phân xử tình hình, mà chỉ kích thích sự “hiếu thắng” của đối phương, làm cản trở mọi thức tỉnh của lý trí một khi đã bốc hỏa lên đầu. Không bên nào có thể thay đổi tích cực hơn nhờ cách giải quyết này, mà chỉ thiệt đơn thiệt kép cho mình, rồi gây phiền toái mọi người, náo loạn xung quanh.

Trong khi, một sự độ lượng, bỏ qua cho nhau lại có thể khiến người có lỗi cảm thấy áy náy, suy nghĩ, tự nhận thấy mình sai dù không cần bất kỳ sự phán xét hay nhắc nhở nào. Người tài xế nhỡ gây va quệt do sử dụng điện thoại kia, có lẽ đó cũng là lần cuối cùng anh cầm đến điện thoại khi lái xe. Và anh cũng sẽ làm thế, bình tình nhẹ nhàng giải quyết với người liên quan nếu chẳng may có sự cố xảy ra, như anh đã từng được đối xử.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 30/9 tại đây: