Thúc đẩy năng lượng xanh, phục vụ các mục tiêu phát triển bền vững

Hiện nay, tại Việt Nam xu hướng sử dụng năng lượng xanh thay thế cho nhiên liệu truyền thống như xăng dầu đang được nhiều người trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng trạm sạc xe điện còn rất thiếu và hạn chế, vì thế khiến nhiều người lo ngại khi chuyển sang sử dụng phương tiện ô tô điện.

# Hội thảo “Kết nối cung - cầu đối với các sản phẩm phụ trợ, sản phẩm trung gian trong sản xuất nhằm thúc đầy kinh tế tuần hoàn trong các ngành công nghiệp" vừa diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh. Theo đó, Bộ Công Thương đã và đang hỗ trợ các địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn đoạn 2021 – 2030.

# Trước khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU chịu mức thuế từ 10 - 20%. Để tận dụng EVFTA thì việc chuyển hướng sản xuất theo phương thức hữu cơ là yếu tố bắt buộc để ngành rau, củ quả cải thiện kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới.

# Mới đây, Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại & Dịch vụ VinFast đã phối hợp với Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam khai trương trạm sạc xe điện tại 10 cửa hàng xăng dầu đầu tiên trong số hơn 500 điểm dự kiến của Petrolimex ở cả ba ền Bắc - Trung - Nam.

Hình ảnh xe xăng chiếm chỗ sạc bị xe điện "quây" kín được chia sẻ trong nhiều hội nhóm về ô tô, thu hút hàng nghìn lượt bình luận. Ảnh: Tuan Nguyen

Hiện nay, tại Việt Nam xu hướng sử dụng năng lượng xanh thay thế cho nhiên liệu truyền thống như xăng dầu đang được nhiều người trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng trạm sạc xe điện còn rất thiếu và hạn chế, vì thế khiến nhiều người lo ngại khi chuyển sang sử dụng phương tiện ô tô điện.

Đầu năm nay chị Nguyễn Thanh Bình, sinh sống ở Tòa nhà Golden West tại Lê Văn Thiêm, Hà Nội quyết định xuống tiền đặt cọc mua một chiếc ô tô điện thay thế cho chiếc Mazda đang chạy bằng xăng, bởi tòa nhà chị ở đã có sẵn hệ thống trạm sạc.

Tuy nhiên, sau nhiều lần quan sát, vị trí trạm sạc này thường xuyên bị cư dân chiếm dụng đỗ xe, vì thế gần đây chị buộc phải hủy hợp đồng.

"Hầm để xe nhà mình, người dân đi về không có chỗ để là họ cứ táng vào chỗ sạc pin, nên không có chỗ để sạc. Bởi chỗ sạc đó luôn luôn có xe để vào, mặc dù không phải xe của Vinfast, mình thấy quá bất cập nên thôi hủy, trừ khi nhà mặt đất chứ chung cư thì câu chuyện rất phức tạp.

Vì do ý thức của người dân, ví dụ chung cư cao cấp có “lốt” để xe, có bảo vệ quản lý, lốt của ai người đó để thì trạm sạc điện sẽ tốt hơn", chị Bình nói.

Hiện nay, tại Việt Nam xu hướng sử dụng năng lượng xanh thay thế cho nhiên liệu truyền thống như xăng dầu đang được nhiều người trẻ lựa chọn. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng trạm sạc xe điện còn rất thiếu và hạn chế, vì thế khiến nhiều người lo ngại khi chuyển sang sử dụng phương tiện ô tô điện như trường hợp của chị Nguyễn Thanh Bình.

Mặc dù vậy, ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng khẳng định, chuyển đổi từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng xanh là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững, được xem là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh cũng như thực hiện cam kết của Việt Nam tại COP26.

Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đang tận dụng cơ hội này rất tốt, khi sớm chuyển dịch sang sản xuất các phương tiện giao thông sử dụng điện. Điều này đỏi hỏi sự đầu tư kịp thời về mặt hạ tầng và hệ thống tiêu chuẩn hỗ trợ cho quá trình phát triển các sản phẩm này.

"Hỗ trợ cho quá trình phát triển phương tiện giao thông sử dụng điện năng đặt ra một loạt vấn đề, thay vì các trạm xăng thì tiêu chuẩn đối với các trạm sạc điện, trụ sạc điện như thế nào để thống nhất, tạo điều kiện cho xe điện phát triển, nhưng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể dễ dàng sử dụng", ông Linh cho biết.

Theo Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cácbon và khí mêtan thì lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh trong lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, ở giai đoạn một từ năm 2022 - 2030 sẽ thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện.

Mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Bên cạnh đó, thúc đẩy phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu; khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và chuyển đổi theo tiêu chí xanh.