Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng

Mới đây, Thủ tướng Chỉnh phủ vừa yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý tình trạng thao túng tổ chức tín dụng.

Cụ thể tại Chỉ thị vừa được ký ban hành, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an phối hợp với NHNN khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.

Thủ tướng cũng yêu cầu thanh tra, kiểm tra ngay thị trường vàng và DN kinh doanh vàng. Đồng thời, rà soát, xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 để triển khai thực hiện đồng bộ từ ngày 1/7/2024 khi Luật có hiệu lực thi hành. 

Ảnh: Vietstock

Nhắc tới thị trường vàng thì sáng nay thị trường có những diễn biến nào đáng chú ý? Giá vàng thế giới giảm trở lại xuống 2.304,4 USD/ounce, thấp hơn hôm qua 21 USD. Tại thị trường trong nước, vàng SJC chủ yếu đi ngang quanh ngưỡng 85,2 triệu đồng/lượng.

Một diễn biến đáng chú ý là trưa nay 3-5, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra thông báo hủy phiên đấu thầu vàng ếng dự kiến tổ chức sáng cùng ngày, do chỉ có một đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Đây là lần thứ ba, Ngân hàng Nhà nước hủy đấu thầu vàng do không đủ số lượng thành viên đăng ký dự thầu.

Hiện chỉ có một phiên đấu thầu vàng thành công nhưng cũng chỉ cung ra thị trường được 3.400 lượng vàng. Lượng vàng đấu thầu bị "ế" là 80%. 

Nếu như với thị trường vàng đang không có nhiều DN “mặn mà” tham gia đấu giá thì ngược lại, với thị trường BĐS, các DN đang khá tích cực “bơm” vốn vào thị trường.

Cụ thể như tại TPHCM, DN bơm vốn vào BĐS đang tiếp tục tăng khi thị trường rục rịch khởi sắc. Bốn tháng qua, doanh thu lĩnh vực này ước đạt hơn 80 nghìn tỷ đồng, cao hơn gần 10% so với cùng kỳ 2023.

Ảnh: VnEconomy

Còn tại Hà Nội, Savills dự báo, lĩnh vực kinh doanh BĐS sẽ tiếp tục thu hút nhà đầu tư ngoại nhờ kinh tế phục hồi, lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được kiểm soát ổn định. 

Tương tự như lĩnh vực BĐS, nhiều DN ở các ngành nghề khác cũng đang có cái nhìn lạc quan hơn về lợi nhuận? 

Dẫn chứng là dù chưa qua 1 nữa quý II, nhưng nhiều doanh nghiệp dệt may, da giày, gỗ đã nhận đơn hàng đến hết tháng 9/2024.

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá, với tình hình đơn hàng cải thiện, giá nhích tăng dần như hiện nay, cộng đồng DN đang chủ động nhập cuộc và hy vọng xu hướng tích cực sẽ kéo dài đến hết năm. 

Và cũng nhờ việc kinh doanh khởi sắc mà người LĐ cũng được hưởng lợi. Theo đó, 4 tháng đầu năm 2024, Hà Nội đã giải quyết việc làm cho hơn 73.000 người lao động, đạt hơn 40% so với kế hoạch.

Thị trường chứng khoản

Sau phiên tăng điểm hôm qua, liệu có là động lực để thị trường khởi sắc hơn và nối tiếp đà tăng của VN-Index không?

Phiên sáng nay nhóm cổ phiếu bluechip vẫn làm tốt nhiệm vụ nâng đỡ thị trường, giúp VN-Index tiếp tục tiến bước. Tuy nhiên, lực cầu khá yếu khiến thị trường chưa thể bứt phá.

Dẫn đầu đà tăng hiện tại là nhóm chứng khoán với một số mã tiêu biểu như SSI, VND, VCI và HCM... Chỉ 2 mã giảm là TVS và VFS nhưng mức giảm không quá 1%.

Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng có mức tăng khá tốt cùng độ rộng nghiêng về chiều mua. Trong đó nổi bật có TCB, BID, CTG, VPB và ACB...

Mặt khác, nhóm bất động sản cũng là ngành đang hỗ trợ cho đà tăng chung của thị trường nhưng lại có sự phân hóa khá mạnh. Đối với chiều mua, các mã VRE, KDH, KBC và PDR duy trì mức tăng.

Một diễn biến trái chiều với sắc đỏ khá tiêu cực ở nhóm cổ phiếu bán lẻ. Hiện tại, đây là nhóm đang chịu áp lực bán khá lớn với các mã MWG, PNJ và FRT.

Khép lại phiên sáng nay, VN-Index tăng 7 điểm, lên 1.223 điểm.