Thời gian nào để suy nghĩ

Liên quan tới việc trợ cấp cho lao động gặp khó khăn vì dịch bệnh hoặc đề nghị tăng lương thưởng, nhiều cuộc tranh cãi đã nổ ra trên mạng giữa những người làm ngành nghề khác nhau. Ai cũng sẵn sàng chứng minh nghề của mình vất vả hơn người khác.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa

Trong khi đó, một bài báo có tiêu đề "Sự bối rối trong thế hệ chúng ta" cũng từng gây xôn xao dư luận Trung Quốc, có đoạn viết: "Hầu hết mọi người đều có vẻ siêng năng, nhưng nhiều trong số đó là lười biếng trong suy nghĩ”.

Sự thật là nhiều người trong chúng ta dành thời gian vất vả mỗi ngày để làm công việc lặp đi lặp lại theo đường hướng được vạch sẵn, về nhà chỉ để ngủ. Lâu dần, 5 năm, 10 năm, quá quen trong guồng quay ấy, họ quên mất sự siêng năng chất lượng thấp thực ra là một dấu hiệu của bệnh lười suy nghĩ.

Điều này không xa lạ khi nhiều cơ quan, doanh nghiệp kiểu cũ, vẫn quản lý nhân viên theo thời gian vật chất mà không đề cao hiệu suất. Khó khăn xuất hiện khi người lười suy nghĩ gặp khủng hoảng hoặc phải tự đưa ra quyết định.

Không phải ngẫu nhiên mà đa phần người lao động ở các nước văn nh rất coi trọng thời gian nghỉ ngơi. Đó chính là khoảng quý giá để suy nghĩ, nạp lại năng lượng và tìm kiếm ý tưởng sáng tạo. Thời gian rảnh rỗi là lúc bạn có thể suy nghĩ xem có hướng đi nào, có cách nào để làm tốt hơn hiện tại hay không.

Đương nhiên, nghỉ ngơi dài ngày cũng khiến chúng ta dễ rơi vào bẫy “lười suy nghĩ”, khó bắt nhịp trở lại công việc. Nhưng những ai biết sắp xếp, sử dụng thời gian khoa học, sau khi trải qua thời kỳ khó khăn dịch bệnh đã biến mình thành “triệu phú thời gian”, nghỉ ngơi để tìm được đúng giá trị mình theo đuổi.

Còn bạn, bạn có dành thời gian để nghĩ-cho-mình trong cuộc sống bận rộn này không?