Thị trường bất động sản vẫn đang có nguy cơ ‘bong bóng’

‘Thị trường vẫn đang có nguy cơ bong bóng’ - là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trong bối cảnh, thời gian gần đây, thị trường có một số dấu hiệu phát triển không ổn định, có nguy cơ dẫn đến bong bóng, thể hiện ở một số khía cạnh.

Ảnh: KTCK

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

# Thông tin từ Bộ Tài chính, với sự chỉ đạo sát sao và quyết liệt từ Chính phủ, giá cả dịp cuối năm và Tết Nguyên đán cơ bản vẫn đang được kiểm soát tốt. 

Còn Bộ TT&TT vừa đề nghị các địa phương thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ y tế, giáo dục, bảo hiểm... thông qua kênh thanh toán số, Mobile Money.

Và mới đây, NHNN đã yêu cầu các NH phải báo cáo lãi suất tiền gửi và cho vay của các giao dịch phát sinh mới trong kỳ báo cáo hàng tuần cho NHNN. 

# Bất chấp tình hình khó khăn, ngành thủy sản vẫn dự kiến kết thúc năm 2022 với mốc 11 tỷ USD, con số kỷ lục của ngành trong hơn 20 năm qua. 

Trong khi đó, nếu nắm bắt tốt cơ hội từ thị trường, dự báo XK cà-phê năm nay của Việt Nam có thể thiết lập được mốc kim ngạch 4 tỷ USD. 

# Trong khi nhiều nhà máy không có đơn hàng, sa thải bớt công nhân, thì nhiều DN, cửa hàng, siêu thị… ở TPHCM, Bình Dương đang ráo riết tuyển lao động làm hàng Tết, nhất là lao động thời vụ. 

Còn tại Hà Nội, Sở Công Thương thành phố vừa công bố 33 sản phẩm công nghiệp chủ lực năm 2022 đến từ 35 doanh nghiệp. 

# Ở lĩnh vực BĐS, ‘thị trường vẫn đang có nguy cơ bong bóng’ - là nhận định của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh trong bối cảnh, thời gian gần đây, thị trường có một số dấu hiệu phát triển không ổn định, có nguy cơ dẫn đến bong bóng, thể hiện ở một số khía cạnh. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh cho biết:

"Hoạt động của các doanh nghiệp đang gặp khó khăn, đặc biệt là tiếp cận nguồn vốn tín dụng rồi là phát hành trái phiếu huy động vốn của khách hàng, dẫn đến các doanh nghiệp thiếu vốn, phải giãn tiến độ, dừng triển khai dự án. Lãi suất cho vay, rồi tỷ giá ngoại tệ rồi giá vật tư nguyên vật liệu vừa rồi cũng tăng".

Lãnh đạo Bộ Xây dựng cũng lý giải nguyên nhân dẫn đến một số dấu hiệu phát triển không ổn định của thị trường bất động sản hiện nay như: sự thiếu hụt nguồn cung; lệch pha cung–cầu; giá nhà neo cao; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn; khách hàng mất niềm tin.

# Với thị trường giao dịch hàng hóa, đóng cửa ngày giao dịch hôm qua (15/12), lực bán áp đảo trên thị trường hàng hoá, đặc biệt ở nhóm các mặt hàng kim loại. Chỉ số MXV- Index quay đầu suy yếu 0,59% xuống mức 2.440 điểm, kết thúc chuỗi tăng 6 phiên liên tiếp. Dòng tiền đầu tư đến thị trường lại cho thấy sự bứt phá. Giá trị giao dịch toàn Sở đạt trên 4.400 tỷ đồng, tăng gần 12% so với ngày trước đó.

9 trên tổng số 10 mặt hàng kim loại đồng loạt đóng cửa trong sắc đỏ. Quặng sắt là mặt hàng duy nhất đi ngược xu hướng chung của nhóm với mức tăng khá mạnh 2,65%, chốt ở 111,5 USD/tấn. Trong khi đó, giá bạc dẫn dắt đầu đà giảm, đóng cửa ở 23,3 USD/ounce, giảm hơn 3,4%.

Trên thị trường năng lượng, khí tự nhiên đảo chiều tăng vọt 8,4% sau phiên giảm sâu trước đó. Mặt hàng này nhận hỗ trợ trước số liệu báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ EIA. Theo đó, tổng tồn kho khí gas tự nhiên tại các kho chứa ngầm của Mỹ đã giảm 50 tỷ feet khối trong tuần vừa qua.

Nguồn: The Straits Times

# Năm 2023, các nước EU được dự báo sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong vấn đề năng lượng. Tình trạng khan hiếm khí đốt hiện tại đã đẩy chi phí năng lượng của các hộ gia đình tăng vọt, buộc nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động để giảm chi phí.

Giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) Fatih Birol cảnh báo:

"Cuộc khủng hoảng này vẫn chưa kết thúc và năm tới 2023 có thể còn khó khăn hơn nhiều so với năm nay. Rất có khả năng là năm tới chúng ta sẽ không có bất kỳ nguồn cung khí đốt nào từ Nga trong hệ thống năng lượng của mình. Như chúng ta đều biết, có vẻ như Nga vẫn tiếp tục sử dụng khí đốt làm vũ khí chính trị. Vì vậy, năm tới – theo phán đoán của chúng tôi – mọi thứ sẽ còn khó khăn hơn nhiều".

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cảnh báo, mức thiếu hụt khí đốt thậm chí có thể lên tới 60 tỷ m3 nếu EU không có các biện pháp ứng phó khẩn cấp.

# Bộ Thương mại Trung Quốc vừa nộp đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), phản đối các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip của Mỹ. 

Còn Ấn Độ thông báo, nước này và Nga sẽ thử nghiệm một cơ chế thanh toán mới, chi trả các khoản thanh toán chỉ bằng đồng rupee và loại boe USD, bắt đầu từ tuần này. 

Ảnh nh họa: KT

Thị trường chứng khoán

# Với TTCK Mỹ, chỉ số DJIA giảm đến 764,13 điểm, tương đương 2,25%; đây là phiên giao dịch giảm mạnh nhất của chỉ số kể từ tháng 9 khi hy vọng thị trường hồi phục về cuối năm đang yếu dần.

# Còn ở trong nước, SSI Reseach nhận định, sau nhịp hồi phục mạnh từ vùng đáy ngắn hạn 875 điểm, chỉ số VNIndex đã chững lại đà tăng từ vùng kháng cự 1.100 điểm.

Chỉ số hiện đang chuyển sang diễn biến giằng co, đi ngang với vùng hỗ trợ gần là vùng 1.050 – 1.031 điểm, trong khi đó kháng cự gần trên chỉ số là vùng 1.062 – 1.070 điểm.