Thẻ thanh toán tự động cho xe buýt: Còn nhiều bất cập

Sau gần một tháng thí điểm, nhiều hành khách đánh giá dùng thẻ thông minh đi xe buýt dễ dàng, thuận tiện; tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập, chưa khuyến khích cho người dùng...

Từ 8/3, hành khách có thể dùng thẻ tự động thanh toán tiền đi xe buýt. Ảnh: M.Q

Từ 8/3, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thuộc Sở Giao thông vận tải TPHCM đã chính thức đưa vào hoạt động Thẻ xe buýt thông nh nhằm thu hút người dân tham gia đi xe buýt nhiều hơn, góp phần kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông. 

Theo thông tin từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hồ Chí Minh, mô hình thanh toán tự động trên xe buýt qua thẻ điện tử thông nh được áp dụng thí điểm (giai đoạn 1) trên 141 xe của 9 tuyến buýt. Đây là các tuyến có lộ trình đi qua các trường đại học, có số lượt hành khách đi lại thường xuyên cao. Dự kiến từ tháng 7-2019 sẽ triển khai tiếp trên 139 xe của 7 tuyến buýt.

Với mô hình trên, có 2 phương thức để hành khách có thể sử dụng thanh toán trên xe buýt, gồm: Thẻ vật lý (Uni Pass) và mã QR trên ứng dụng điện thoại thông nh. Trong giai đoạn đầu, người dân và sinh viên được mở thẻ ễn phí tại trường Đại học Tôn Đức Thắng (Quận 7) và Trung tâm điều hành xe buýt Sài Gòn (Quận 1). 

Tuy nhiên, do mới chỉ trong giai đoạn đầu thử nghiệm, việc thanh toán qua vé điện tử còn gây khó khăn cho người sử dụng. Bởi hiện nay, việc nạp tiền vào thẻ hiện chỉ mới kết nối với một ngân hàng duy nhất, gây khó khăn cho người dùng khi nạp tiền vào thẻ. Thẻ cũng chưa có tính liên thông, chỉ thanh toán được một tuyến, muốn đi các tuyến khác phải trả tiền mặt.

Bên cạnh đó, trong khi nhiều đối tượng được hưởng giá vé ưu đãi như sinh viên hay người cao tuổi thì thẻ thanh toán điện tử mới chỉ áp dụng đồng giá, chưa tạo sự linh hoạt khi hỗ trợ thanh toán cho nhiều đối tượng khác nhau.

Trước thực tế này, ông Trần Chí Trung, Giám đốc Trung tâm quản lý giao thông công cộng TPHCM cho biết, trong giai đoạn thử nghiệm, Trung tâm sẽ theo dõi, đánh giá quá trình vận hành để có những điều chỉnh phù hợp với thực tế: Các giải pháp kỹ thuật đã hoàn chỉnh và hiện đang có đội ngũ chuyên gia theo dõi vận hành như thế nào, đánh giá để cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và giải pháp kỹ thuật. Cùng với đó là xây dựng cấu trúc quản trị của hệ thống phù hợp với điều kiện tại TPHCM và các quy định hiện hành. 

Cần vượt qua những rào cản ban đầu nếu muốn việc sử dụng vé điện tử được phổ biến hơn 

Trước TPHCM, Hà Nội cũng là thành phố áp dụng triển khai sử dụng vé điện tử cho người đi xe buýt và cũng chưa có sự đồng nhất giữa các phương tiện giao thông công cộng khác nhau như xe buýt và BRT. Một hành khách cao tuổi cho biết:

Tôi thấy cái này cũng hơi bất tiện ở chỗ là nếu đã sử dụng thì phải sử dụng chung cho tất cả các loại, riêng BRT lại một loại nhiều khi người có tuổi không phải đi thường xuyên, mà mỗi lần đi lại phải dán vé các kiểu, rất không thuận tiện cho những người có tuổi. 

Đánh giá về việc triển khai vé điện tử tại Hà Nội thời gian qua, ông Nguyễn Hoàng Hải – Trung Tâm quản lý điều hành giao thông đô thị Hà Nội cho biết: Rõ ràng phải nhìn nhận rằng đây là thử nghiệm, chúng ta chưa nhìn thấy một hệ thống hoàn hảo ngay tại thời điểm này được, rất nhiều việc phải làm, rất nhiều khâu cần phải xử lý và rất nhiều trục trặc sẽ phát sinh. Qua theo dõi chúng tôi thấy rằng chuyển đổi thói quen đi lại của hành khách cũng rất nhanh. Thời gian một số ngày đầu hành khách cũng thấy lúng túng, cũng có phàn nàn. Qua một thời gian ngắn thì thói quen cũng đã thay đổi và hành khách cũng đã tiếp nhận rất nhanh công nghệ mới này. 

Chuyên gia giao thông TS Phan Lê Bình cho rằng, việc đưa vào thí điểm thẻ xe buýt thông nh được xây dựng trên nền tảng công nghệ phù hợp với xu hướng hiện nay trên thế giới, thuận tiện hơn cho cả tài xế và người sử dụng. Trong tương lai, thẻ vé điện tử cần thực hiện được nhiều chức năng thanh toán và sẵn sàng tích hợp, mở rộng để sử dụng một thẻ giao thông công cộng cho nhiều loại hình như metro, taxi, buýt thủy, xe đạp công cộng.

Tuy nhiên trong giai đoạn đầu để thay đổi thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân cần có những ưu đãi, khuyến khích sử dụng: Hiện nay, người dân vẫn đang có thói quen sử dụng tiền mặt vì nó thuận tiện, có tiền là đi được ngay không cần phải nạp tiền vào thẻ rồi mới sử dụng. Vì vậy, cơ quan quản lý cần có chế độ ưu đãi nhất định để khuyến khích người dân sử dụng thẻ để thanh toán khi đi xe buýt, ông Bình nói.

Theo Trung tâm quản lý giao thông công cộng TPHCM, đơn vị sẽ rút kinh nghiệm để điều chỉnh nhằm đạt được các mục tiêu về hiệu quả vận hành đặt ra. Việc này sẽ được báo cáo để Sở Giao thông - Vận tải trình UBND thành phố Hồ Chí Minh triển khai mở rộng trên toàn hệ thống xe buýt.