Thế giới đã tiêm vaccine cho trẻ em, Việt Nam có nên cân nhắc?

Trước sự phức tạp của tình hình COVID-19 do biến chủng Delta, nhiều nước, trong đó có cả các nước khu vực Đông Nam Á như Indonesia, Campuchia đã triển khai tiêm cho trẻ em. Một báo cáo mới đây cũng ghi nhận, 5% số ca mắc COVID-19 trên địa bàn Hà Nội thuộc

Vậy, chiến lược vaccine của Việt Nam nên cân nhắc ra sao về hướng đi này?

PV VOVGT trao đổi với PGS Nguyễn Trọng An, Chuyên gia trẻ em, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển môi trường sức khỏe về nội dung này:

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

PV: Một số nước đã triển khai tiêm vaccine cho trẻ em, do tỉ lệ trẻ em mắc COVID-19 đang có dấu hiệu gia tăng. Việt Nam có nên nghiên cứu để sớm triển khai hướng này?

PGS Nguyễn Trọng An: Hiện nay các nước văn nh khuyến cáo tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi trở lên, dưới 12 tuổi thì rất hãn hữu, và cùng phải tùy từng loại vaccine.

Với nước ta, theo chúng tôi được biết là hiện nay đang đợi, lượng vaccine chưa nhiều nên đang triển khai tiêm theo các nhóm danh sách ưu tiên. Còn chuyện tiêm cho trẻ em thì đương nhiên là cần phải nghiên cứu vì đây là nhóm cần được bảo vệ.

Tuy nhiên tỉ lệ mắc COVID-19 ở trẻ em trong mùa năm ngoái rất thấp, chỉ khoảng 2% và triệu chứng nhẹ. Gần đây có đơn vị đưa ra báo cáo là tỉ lệ mắc ở trẻ em tăng.

Nhưng tôi nghi ngờ điều này, vì năm ngoái, họ không thống kê. Và sau đó họ nói là triệu chứng nhẹ. Vậy thì các thông tin đưa ra là vẫn còn rất lơ mơ.

Tiêm vaccine cho trẻ em tại Mỹ. Nguồn: Reuters

PV: Về mặt chuyên môn, theo ông cần lưu ý gì khi triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em?

PGS Nguyễn Trọng An: Vẫn cần phải tuân thủ các nguyên tắc của tiêm chủng. Nhưng cần chú ý vì có thể lẫn lộn các triệu chứng của bệnh khác.

Và chúng ta vẫn nên làm theo khuyến cáo của các nước đã triển khai, rằng mới chỉ tiêm cho nhóm 12 đến 18 tuổi, còn nhóm dưới đó thì chưa hoặc rất thận trọng, cần nghiên cứu thêm.

PV: Xin cảm ơn ông!