Tẩy chay hàng quán gây ô nhiễm tiếng ồn

Tiếng ồn gây hại thính lực, sức khỏe tinh thần của con người, đặc biệt là trẻ em. Âm thanh quá lớn có thể khiến người tham gia giao thông giật mình, lơ đãng, gặp sự cố, tai nạn. Thậm chí, tại một số nơi, mâu thuẫn liên quan tiếng ồn đã dẫn tới xô xát, án

Ảnh nh họa

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Với nhiều người đi đường, có hai cảm giác rất khó chịu khi dừng chờ đèn tín hiệu ở ngã tư. Một là xe phía sau bấm còi inh ỏi, hai là tiếng nhạc ồn ã từ những chiếc loa cửa hàng mặt đường.

Đây không phải tình huống hiếm gặp trên đường phố Hà Nội. Càng gần các dịp lễ, Tết, mùa mua sắm cuối năm, các cửa hàng bán quần áo, thiết bị âm thanh, phụ kiện điện thoại… lại triển khai rầm rộ chương trình khuyến mãi.

Có rất nhiều cách gây chú ý với khách hàng, nhưng những cửa hàng này lại chọn cách tệ nhất – Bật loa công suất lớn, biến không gian công cộng thành một quán bar bật nhạc sàn!

Với cư dân Thủ đô, việc tham gia giao thông trong giờ tan tầm đã là một trải nghiệm không mấy dễ chịu. Ùn ứ, nắng nóng, ô nhiễm không khí, cộng thêm việc bị tra tấn bằng thứ âm thanh đinh tai nhức óc, quả là ác mộng!

Nếu để ý kỹ, hướng loa luôn chĩa ra ngoài đường, còn quản lý và nhân viên cửa hàng thì thường đóng kín cửa, ngồi điều hòa. Vừa mát mẻ, yên tĩnh, tha hồ cho thiên hạ được “thưởng thức” những bản nhạc rex mang tính chất “khủng bố” lỗ tai. Và chắc hẳn, chính bản thân họ cũng không dám nghe liên tục!

Khoa học đã chứng nh, con người chỉ chịu được tiếng ồn ở mức dưới 80 decibel. Ở mức 90 decibel, ngưỡng chịu đựng tối đa 1 giờ mỗi ngày. Còn trên 100 decibel, nếu không mang thiết bị bảo vệ, chỉ chịu được tối đa 15 phút. 

Tiếng ồn gây hại thính lực, sức khỏe tinh thần của con người, đặc biệt là trẻ em. Âm thanh quá lớn có thể khiến người tham gia giao thông giật mình, lơ đãng, gặp sự cố, tai nạn. Thậm chí, tại một số nơi, mâu thuẫn liên quan tiếng ồn đã dẫn tới xô xát, án mạng.

Các quy định liên quan Luật bảo vệ môi trường đã đề cập hành vi gây ô nhiễm tiếng ồn nơi công cộng. Tuy nhiên, ở phần lớn các địa phương, công tác kiếm tra, xử lý còn chưa được tập trung ưu tiên, chủ yếu là nhắc nhở. Cơ quan chức năng chưa được trang bị đầy đủ công cụ để đánh giá mức độ ô nhiễm tiếng ồn của các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Trong bối cảnh ấy, người dân hoàn toàn có thể sử dụng quyền tự do tiêu dùng để lên án, tẩy chay các cơ sở này. Để họ nhận ra rằng, những ồn ào, huyên náo, những âm thanh “độc hại” họ phát ra có thể gây tác dụng ngược, khiến họ “sập tiệm” bất cứ lúc nào.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: