Tâm sự của chiếc túi nilon

Sự ra đời của túi nilon đã mang lại nhiều tiện lợi, nhất là trong việc bao gói hàng hóa, song đến thời điểm này túi nilon đang là một vấn nạn môi trường và nhiều quốc gia đang tìm mọi cách để loại bỏ.

Ảnh nh họa
 

Tôi là nilon. Tôi tự hào là con của Wallcar Hume Carothers – nhà phát nh vĩ đại người Mỹ. Năm 1937, sự xuất hiện “phiên bản” trước đó của tôi là chiếc bàn chải đánh răng, sau đó là những chiếc tất da chân đã làm thay đổi cả thế giới. 

Tôi mềm, mịn, dai, bền, không thấm nước, thích hợp với mọi loại thời tiết, kháng nấm mốc. Bởi thế, tôi len lỏi vào trong các gia đình, trên tay những bà nội trợ hàng ngày, là quần áo bạn mặc, là bát cơm bạn ăn, thìa, nĩa bạn sử dụng, …. Tất cả đều được làm từ tôi dưới dạng sợi hay ếng. 

Nhưng khi cha đẻ của tôi phát nh ra tôi, ông cũng không thể hình dung được, hơn 70 năm sau, một chiếc túi nilon nhỏ bé, mỏng manh như tôi lại trở thành hiểm họa và nỗi lo sợ của toàn cầu.

Người ta bảo với tôi rằng, vứt bỏ tôi, chỉ mất một giây, nhưng để phân hủy được tôi phải mất từ 500-1.000 năm. Từ một lựa chọn tiêu dùng, tôi biến thành rác thải. Lượng rác thải từ tôi cùng với 500 tỷ chai nhựa mỗi năm đủ để phủ kín gấp bốn lần diện tích bề mặt Trái đất. 

Bạn có sợ tôi không?

Tôi e là chưa. Vì đa phần mọi người vẫn nghĩ rằng, đại dương, Trái đất là chuyện xa xôi. Tôi chỉ được nhắc đến rầm rộ sau mỗi đợt thiên tai, lũ lụt. 

Hàng ngày, trên chiếc xe máy đi chợ, tôi có mặt ở bên trái, bên phải, lủng lẳng cơ man thịt thà, rau quả. Xong việc, người ta đẩy tôi ra bãi rác với hàng ti tỉ thứ rác trên đời. Chôn lấp có, đốt có, nhiệt phân có. Tôi cũng được đẩy ra kênh rạch, sông hồ, và thênh thang đi ra đại dương, chui vào bụng các loài động vật biển, gây nên cái chết thảm thương cho những chú cá voi. Tôi “độc hại” đến mức đủ gây ra mưa axit, ô nhiễm môi trường đất.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành lệnh cấm sản xuất ra tôi ở dạng khó phân hủy, đánh thuế mạnh với các doanh nghiệp, hoặc yêu cầu người tiêu dùng phải trả tiền khi “rước” tôi về nhà. 

Có lẽ đến lúc bạn phải sợ tôi rồi đúng không?  Đúng là một gánh nặng.

Nhưng tôi nghĩ mình không vô dụng đến vậy. Nếu tìm hiểu kỹ một chút, bạn sẽ biết thành phần chính làm ra tôi  là hai loại hạt nhựa có nguồn gốc từ dầu mỏ. 

Bởi vậy, tôi cũng là một dạng tài nguyên nếu bạn biết cách biến tôi thành khí đốt, phân bón, điện năng, vật liệu tái chế….

Và cuối cùng, nếu bạn vẫn yêu quý tôi, thì đừng kết thúc cuộc đời tôi ở bãi rác, các bạn nhé.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị ngày 8/12 tại đây: