Sự phòng bị khi cứu người bị TNGT

Thực tiễn cuộc sống vốn muôn màu muôn vẻ, nhiều tình huống buộc chúng ta phải có sự phòng bị, có óc phán đoán và phân tích các kịch bản có thể gặp phải. Bắt gặp một vụ tai nạn giao thông là một ví dụ.

Trong một số trường hợp, ngoài ý niệm tử tế, muốn làm việc tốt, mỗi người cần phải có kỹ năng ứng phó tình huống khẩn cấp.

Bởi lẽ, khi quyết định đưa nạn nhân đi cấp cứu, bạn đã làm xáo trộn hiện trường vụ tai nạn. Ngoài ra, người bị nạn có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu hoặc di chuyển đúng cách.

Chưa kể, theo logic tâm lý, người nhà nạn nhân thường bị kích động, dẫn đến các hành vi mất kiểm soát với những người có liên quan đến nạn nhân.

Lúc này, nếu không có gì chứng nh trước cơ quan chức năng, trước người nhà nạn nhân, thì trong trường hợp xấu xảy ra, người giúp đỡ, đưa nạn nhân đi cấp cứu rất dễ bị hiểu nhầm là người gây tai nạn, hoặc người trực tiếp gây thêm tổn thương nặng cho nạn nhân.

Vì vậy, việc thu thập, ghi lại chứng cứ là một kỹ năng quan trọng.

Ảnh nh họa

Nếu mang theo di động, hãy gọi điện thông báo ngay tình hình cho cơ quan công an nơi gần nhất. Bạn nên chụp ảnh, quay clip hiện trường ban đầu, khi chưa có sự can thiệp từ bên ngoài. Đó sẽ là bằng chứng quan trọng để cơ quan chức năng điều tra sau này.

Trường hợp nạn nhân bị thương nặng, bất tỉnh, đừng sơ cứu hoặc di chuyển nạn nhân nếu không có chuyên môn, hãy gọi 115.

Nếu không mang theo thiết bị có thể ghi hình, không có điện thoại để gọi điện, hãy cố gắng vẫy xe, gọi thêm người đi đường, người sinh sống khu vực gần hiện trường tới để làm chứng. Trường hợp đánh giá tình hình có thể đưa nạn nhân đi cấp cứu, đừng đi một mình mà hãy đi cùng với một vài người khác biết ngọn nguồn câu chuyện.

Thực tế, có người giúp đỡ người bị nạn nhưng bị hiểu nhầm, đã nhờ cộng đồng mạng gửi clip từ camera hành trình từ ô tô hoặc camera giám sát nhà dân để “nh oan” thành công.

Tất nhiên, thu thập chứng cứ chỉ là một kỹ năng quan trọng, không phải là bắt buộc. Và không phải lúc nào, người giúp đỡ nạn nhân cũng bị rơi vào cảnh “làm ơn mắc oán”.

Nếu gặp nạn nhân trong một hoàn cảnh khắc nghiệt, không có thiết bị ghi hình, ở một nơi vắng vẻ không có người qua lại, không có ai làm chứng, y tế khó tiếp cận, thì sự trợ giúp của bạn lại càng trở nên thiết yếu và quý báu.

Lúc này, mạng người mới là vấn đề quan trọng nhất. Pháp luật cũng bảo vệ bạn. Điều 132 Bộ luật hình sự năm 2015 nghiêm cấm và xử lý hình sự hành vi thấy người bị nạn nguy hiểm đến tính mạng, có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả chết người.