Sống với người cách ly tại nhà, cần lưu ý gì?

Dịch COVID-19 đã lan ra ngoài cộng đồng. Nhiều trường hợp thuộc diện tiếp xúc gần với người tiếp xúc nguồn bệnh (F1, F2, F3) phải thực hiện tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. Vậy những người trong gia đình của đối tượng tự cách ly tại nhà cần lưu ý đi

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Nhiều trường hợp thuộc diện tiếp xúc gần với người tiếp xúc nguồn bệnh (F1, F2, F3) phải thực hiện tự cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà. (ảnh nh họa)

Liên quan đến vấn đề này, phóng viên có cuộc trao đổi với Tiến sĩ, bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa – Trưởng khoa Kiểm soát Bệnh truyền nhiễm, Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương.

PV: Thưa bác sĩ, những người sống cùng người cách ly tại nhà cần làm gì?

Bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa: Khi gia đình có một người thuộc diện cách ly tại nhà, cần sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ thành viên gia đình. Hướng dẫn đã rõ rồi nhưng chúng tôi lưu ý một số điểm sau.

Thứ nhất, tùy vào điều kiện diện tích mỗi nhà, nhưng cần hạn chế tiếp xúc, có tiếp xúc thì phải giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, đồ phòng hộ là điều tiên quyết.

Ví dụ, có nhu cầu khẩn cấp, tiếp tế lương thực bữa ăn hàng ngày thì cần giữ khoảng cách.

Thứ hai, những người trong gia đình cần thường xuyên khử khuẩn, lau bề mặt các vật dụng tay nắm cửa, điện thoại, bề mặt nghi ngờ bằng thiết bị thông thường hoặc chất sát khuẩn theo quy định của Bộ Y tế.

Thứ ba, trong nhà thường ăn chung, nhưng khi cách ly tại nhà thì việc cung cấp bữa ăn riêng là bắt buộc. Ngồi ăn chung thì giao lưu và tiếp xúc rất nhiều.

Chúng ta không tổ chức các buổi họp, ăn uống đông người, 2-3 người tụ tập cũng không nên. Bản thân người trong gia đình cũng có ý thức tự giãn cách trong nhà và khi có việc cần thiết giao lưu bên ngoài cũng phải đeo khẩu trang, giữ khảng cách.

PV: Còn vấn đề theo dõi sức khỏe, thưa bác sĩ?

Bác sĩ Ngũ Duy Nghĩa: Công tác này rất quan trọng. Ngành y tế giám sát nhiệt độ sức khỏe cũng chỉ được 1-2 lần trong ngày thôi.

Các thành viên trong gia đình phải trợ giúp nhau, giúp người tự cách ly phải theo dõi sức khỏe thường xuyên, lắng nghe cơ thể.

Chính bản thân mình khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, cần thông báo ngay cho cơ sở y tế để có sự trợ giúp ngay lập tức.

PV: Xin cảm ơn bác sĩ./.

---

Mời các bạn nghe nội dung đầy đủ của chuyên mục Nhật ký đô thị tại đây: