Đây cũng là trăn trở của chị Trần Mai Lan, một thợ cắt tóc ở Hà Nội, sau mỗi chuyến đi thiện nguyện ở vùng cao. Và trăn trở đó đã được chị hiện thực hóa một phần bằng việc, nhận nuôi và dạy nghề làm tóc ễn phí cho những thanh thiếu niên là người dân tộc; để mong có thể tạo ra một giá trị bền vững hơn trong việc làm từ thiện.
Không chỉ mang lại một công việc ổn định cho các em, mà quan trọng hơn hết, đó là việc thay đổi nhận thức của một bộ phận người trẻ ở vùng cao về việc tảo hôn, hay việc có một nghề nghiệp ổn định là quan trọng hơn rất nhiều việc lập gia đình sớm.
Ý tưởng dạy nghề ễn phí cho những thanh niên vùng cao, đã đến với chị Mai Lan sau những chuyến đi thiện nguyện, như phát quà hay xây điểm trường cho những trẻ em vùng sâu vùng xa, được chị thực hiện trong nhiều năm qua.
Bởi chị nghĩ rằng, nếu mình cứ đưa cho các em những đồng quà tấm bánh, những sự động viên nho nhỏ, thì dù là tốt, nhưng cũng sẽ không thể giải quyết được triệt để sự khó khăn trong cuộc sống của các em.
Vậy chi bằng mình cho các em một cái nghề, một cái cần câu cơm, để các em có thể thay đổi cuộc sống của chính bản thân, rồi tương lại, biết đâu chính các em lại có thể trở thành những người giúp thay đổi cho bản làng của mình tốt đẹp hơn.
Bên cạnh đó, cùng với việc dạy nghề, còn là giúp các em có sự mở mang, có sự nhìn nhận về cuộc sống tốt hơn. Chứ không phải là cứ lớn lên, chỉ học hết lớp 9 là lấy vợ, lấy chồng, khi còn chưa phát triển toàn diện, điều ấy là rất nguy hiểm.
Ấy vậy mà theo chia sẻ của chị Lan, thì việc thuyết phục các em và gia đình đồng ý đi học nghề, lại cũng không phải là điều dễ dàng:
"Thực ra thì thuyết phục khá khó khăn, thực sự là dỗ dành, tại vì các em còn rất bé, rất trẻ. Ở ền núi, họ hỏi gửi đi thì có được lương hay không, có được trả lương ngay hay không, hay là một tháng sẽ được bao nhiêu tiền. Họ có rất nhiều những câu hỏi, con họ đi là họ muốn phải có tiền gửi về giúp đỡ gia đình.
Còn các bạn trẻ lên đây thì tuổi đời các bạn còn rất trẻm các bạn đúng như những trang giấy trắng, như những bông hoa rừng, đều hồn nhiên và trong tâm thức của các bạn cái gì cũng rất mới mẻ, trong sáng.
Các bạn ấy cũng cố gắng từng ngày từng giờ. Cũng rất vui mừng là khách hàng đến đây ai cũng yêu quý các bạn ấy.
Đúng là trẻ con như trang giấy ấy, mình vẽ nó như nào thì nó là như vậy. Hi vọng rằng sau này các bạn ấy sẽ trở thành những con người có ích trong xã hội và giúp đỡ được nhiều những bạn trẻ khác".
Chị Mai Lan kể, khi đón các em từ ền núi xuống, chị sẽ phải thuê riêng một căn chung cư cho các em, bạn trai, bạn gái ở riêng tòa phân tách nhau. Và cứ hiểu nôm na là, nhà đang có hai người con, thì bây giờ sẽ lên khoảng chục người con.
Nhưng cũng rất may là chi phí sinh hoạt của các bạn nó cũng khá đơn giản, nên là co kéo thì cũng vẫn ổn. Thậm chí là mỗi tháng các bạn còn để ra được một khoản tiền nho nhỏ, để giúp đỡ gia đình ít nhiều, như là mua giống cây, giống lúa để phục vụ cho mùa màng.
Hay là Tết đến thì các em cũng sẽ có được một khoản tiền kha khá để sắm thêm đồ dùng trong gia đình, hay đơn giản là cả nhà có thể được ăn nhiều thịt hơn trong dịp Tết.
Với sự quan tâm tận tình như vậy, nên tất cả các thanh niên hiện đang được chị Lan dạy nghề, đều coi chị như người mẹ thứ hai vậy. Thậm chí còn luôn xưng hô mẹ - con với chị, nên chị còn đùa rằng: ai cũng gọi mẹ, cứ bước vào cửa hàng là cứ mẹ con từ trên xuống dưới, nên nhiều khách hàng còn ngạc nhiên hỏi, ôi sao chị nhiều con vậy à?
Theo quan niệm của chị Mai Lan, làm từ thiện thì có nhiều cách, nhưng chị muốn chọn một cách mà theo chị thật sự là chân thực và có giá trị. Điều chị mong muốn mang đến cho những thanh thiếu niên vùng núi, không chỉ là một công việc ổn định, mà còn là tư tưởng, suy nghĩ văn nh hơn, hiểu biết hơn.
Các em phải nhận ra rằng, bản thân phải xây dựng cho mình được giá trị trước, trước khi nghĩ đến việc xây dựng gia đình. Rồi sau này các em sẽ lại mang những tư tưởng tích cực đấy về chính bản làng mình, để góp phần thay đổi cuộc sống nơi đây.
Và với chị, việc làm từ thiện, không phải là việc mình xác định cho người khác cái gì, để người ta cho lại mình cái gì; mà cuộc sống này là phải biết cho đi trước đã.
---
Các bạn thân mến, nếu trong những phút giây của cuộc sống thường ngày hay trên những con đường mà các bạn đi qua, có những câu chuyện khiến các bạn nhớ mãi về tình người, tình yêu cuộc sống, rất mong các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi qua fanpage: Thiên lý hữu tình, hoặc email: thienlyhuutinhfm91@gmail.com.
Chương trình phát sóng chiều thứ Ba, phát lại chiều thứ Năm hàng tuần trên kênh VOV Giao thông. Để nghe thêm hoặc nghe lại chương trình trên các thiết bị di động, thính giả có thể truy cập website vovgiaothong.vn, các ứng dụng: Spotify, Apple Podcast (trên hệ điều hành iOS); Google Podcast (trên hệ điều hành Android); rồi sau đó gõ từ khoá: VOVGT, VOV giao thông; hoặc gõ tên các chương trình.