Số lượng phương tiện bị tạm giữ tăng theo xử lý vi phạm nồng độ cồn

Sau hơn 2 tháng cao điểm xử lý vi phạm nồng độ cồn, lực lượng CSGT trên toàn quốc xử lý hơn 80.000 trường hợp vi phạm, tạm giữ hơn 4.000 ô tô và gần 76.000 mô tô, xe máy. Đáng chú ý, không ít chủ phương tiện, nhất là mô tô, xe gắn máy bỏ phương tiện, không chấp hành quyết định xử phạt.

Vì sao không thể giải quyết thanh lý phương tiện vi phạm bị tồn đọng? Cần tháo gỡ tình trạng này như thế nào?

Phóng viên VOV Giao thông đối thoại với thượng tá Phạm Việt Công, Phó Chánh Văn phòng UBATGT QG xung quanh nội dung này. 

PV: Theo ông, hiện nay quy trình xử lý với trường hợp xe tồn và chủ sở hữu không đến nhận còn những điểm gì bất cập?

Thượng tá Phạm Việt Công: Thực hiện Luật Xử lý vi phạm hành chính và đặc biệt là Nghị định 29 về xác lập sở hữu toàn dân và xử lý tài sản thì cũng còn nhiều điểm gây khó khăn cho lực lượng chức năng.

Thứ nhất, đối với chủ quan của người tham giao thông, khi vi phạm nhưng không đến cơ quan công an để thực hiện quyết định xử phạt theo đúng thời gian mà cơ quan công an đã lập biên bản và đã thông báo.

Thứ hai trong quá trình điều chỉnh hiện nay về xử lý tài sản vi phạm thì cũng còn rất nhiều cái chưa rõ ràng, gây khó khăn cho tổ chức năng. Ví dụ như còn liên quan đến việc xác nh, thông báo công khai, trình tự, thủ tục, thời gian để thực hiện các công đoạn xử phạt thì cũng chưa rõ ràng. Do vậy, cũng rất khó khăn cho lực lượng chức năng áp dụng. 

Ảnh nh họa

PV: Theo ông chúng ta có thể tháo gỡ tình trạng này như thế nào?

Thượng tá Phạm Việt Công: Một là đối với người dân có vi phạm hành chính thì cũng phải chủ động đến cơ quan chức năng để thực hiện quyết định xử phạt và thực hiện các quy định liên quan đến giải tỏa phương tiện theo đúng quy định. Thứ hai, đối với lực lượng chức năng thì căn cứ trên các quy định hiện hành cũng rà soát và đề xuất để sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định về trình tự, thủ tục cũng như thời gian, làm sao một cách thiết thực nhanh nhất.

Thứ ba, nên ứng dụng công nghệ khoa học, đặc biệt là công khai các phương tiện vi phạm quá thời hạn tạm giữ, đồng thời thông báo rộng rãi đến người dân, trên cơ sở đó chúng ta đề xuất các quy trình, làm sao rút ngắn công đoạn, ví dụ như thời gian xác nh thông báo cho chủ phương tiện và các trình tự, thủ tục về định giá phương tiện cũng như xử lý tài sản một cách nhanh nhất.

Theo tôi nên có những quy định về xử lý tài sản nhưng quy định rất rõ về quy trình, có mốc thời gian cụ thể. Các trường hợp vi phạm mà giá trị phương tiện rất thấp mà đã thông báo mà người vi phạm cố tình không đến nhận có thể cho các cơ quan chức năng thực hiện các quy trình rút gọn, rất nhanh, trong vòng 2-3 tháng, thì đảm bảo được câu chuyện thông báo đến người vi phạm, đồng thời thực hiện các quy trình liên quan đến thẩm định giá, đấu giá tài sản theo đúng quy định.

Đương nhiên cũng phải có mốc thời gian cụ thể để các lực lượng chức năng thực hiện công khai, nh bạch đúng thời gian, nhưng cũng đảm bảo được cái quy định pháp luật hiện hành.

Về lâu dài thì chúng ta phải rà soát, sửa đổi các văn bản của pháp luật làm sao bảo đảm một cách công khai, nh bạch, nhưng cũng tạo thuận lợi nhất cho cơ quan chức năng trong việc xử lý tài sản mà người vi phạm cố tình không đến thực hiện quyền xử phạt, vừa đúng quy định pháp luật nhưng cũng làm sao giảm được áp lực cho lực lượng chức năng trong quá trình tạm giữ, bảo quản, cũng như xử lý phương tiện liên quan đến quá trình tạm giữ.

PV: Xin cảm ơn ông.