Sát hạch cấp giấy phép lái xe: Nếu giao cho tư nhân càng hỗn loạn?

Có nhiều ý kiến cho rằng nên giao việc sát hạch cấp giấy phép lái xe cho các trung tâm đào tạo để ràng buộc các đơn vị này phải chịu trách nhiệm về đào tạo, chứ không chỉ là như hiện nay đào tạo xong là hết trách nhiệm.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 
Ảnh nh họa - Dân Trí

Phóng viên VOV Giao thông có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam về giải pháp nâng cao hiệu quả công tác sát hạch, khả năng giao cho các trung tâm đào tạo thực hiện việc sát hạch, để các trung tâm này phải chịu trách nhiệm về chất lượng đào tạo.

PV: Thời gian qua, Bộ GTVT, Tổng cục Đường bộ VN đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng công tác sát hạch, cấp GPLX. Tuy nhiên, trong nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra của Bộ GTVT cũng chỉ rõ trong công tác sát hạch cấp GPLX hiện nay còn nhiều lỗ hổng, nhiều khiếm khuyết. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Tôi cho là về công tác sát hạch thì trong những năm vừa qua là đã được hoàn thiện về thể chế. Đã thực hiện việc hiện đại hóa, áp dụng áp dụng các công nghệ quản lý công khai, nh bạch để tạo điều kiện giám sát cho người dân cũng như các lực lượng. Tất cả những điều đó đã hoàn thiện rất nhiều so với trước kia.

Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mang tính xã hội hóa rất cao và các yếu tố, các mối quan hệ xã hội tác động, thành ra cũng không tránh khỏi những tồn tại khiếm khuyết. Có thể nói là có những vi phạm trong công tác quản lý của các cơ sở đào tạo hoặc là trong công tác sát hạch; vì nó mang tính xã hội hóa rất cao, đối tượng người ta tham gia vào quá trình này rất rộng.

Ngay cả những những công tác quản lý trên các lĩnh vực mà chúng ta thường thấy khi mà thanh tra kiểm tra  cũng không bao giờ  tránh khỏi những cái mặt tồn tại, khiếm khuyết.

PV: Có nhiều ý kiến cho rằng nên giao việc sát hạch cấp giấy phép lái xe cho các trung tâm đào tạo để ràng buộc các đơn vị này phải chịu trách nhiệm về đào tạo, chứ không chỉ là như hiện nay đào tạo xong là hết trách nhiệm. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào nếu? 

Ông Nguyễn Văn Quyền: Nếu như thực hiện theo phương án đó thì sẽ càng hỗn loạn. Bởi vì khi giao cho các cơ sở đào tạo sát hạch, sẽ dẫn tới xu hướng cạnh tranh. Muốn cạnh tranh một trong những giải pháp tốt nhất để làm sao hạ chi phí đào tạo rồi dễ dãi dễ được cấp bằng, dễ được sát hạch  và trúng tuyển.

Và như thế là cạnh tranh bằng biện pháp là "bán hàng" rẻ và "bán hàng" kém chất lượng ra ngoài thị trường; chất lượng sẽ không bao giờ đảm bảo được.

Do đó cần phải qua khâu tổ chức sát hạch một cách rất chặt chẽ, chịu sự giám sát của người dân của các cơ quan báo chí cũng như giám sát thông qua  công nghệ cao. Rồi lực lượng thanh tra của các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện giám sát thường xuyên, giám sát đột xuất, bằng nhiều biện pháp mới có thể nâng cao chất lượng được.

PV: Kinh nghiệm thế giới thì họ quản lý việc sát hạch cấp giấy phép lái xe như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Quyền: Kinh nghiệm thế giới thì họ cũng đều xã hội hóa công tác đào tạo, nếu là các cơ sở tư nhân hoặc là của Nhà nước, nhưng mà các nước đa số là tư nhân. Ở Việt Nam bây giờ cũng thế đa số các cơ sở của tư nhân, người ta đầu tư. Còn  khâu sát hạch thì phải là Hội đồng sát hạch của Nhà nước, của cơ quan quản lý nhà nước người ta tổ chức sát hạch cấp giấy phép.

PV: Xin cảm ơn ông!

----

Quý thính giả có thể lắng nghe trao đổi giữa phóng viên VOVGT với các vị khách mời: TS Lê Hồng Sơn, nguyên Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp và Luật sư Đặng Văn Hường, trưởng Văn phòng luật sư Chính pháp, Hà Nội, trong chương trình Diễn đàn 91, với chủ đề: Sát hạch, cấp GPLX nên giao cho ngành nào quản lý?