Sao kê từ thiện: Người mong chờ, kẻ kêu khó

Theo Thông tư 41 của Bộ Tài Chính, kể từ ngày 1/9 các cá nhân, tổ chức, đơn vị vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp để làm từ thiện phải sao kê hoặc mở sổ kế toán ghi chép đầy đủ, minh bạch các số liệu tài chính liên quan.

Câu chuyện về nh bạch tài chính trong hoạt động từ thiện trước đó đã từng tạo sự tranh luận sôi nổi với nhiều ý kiến trái chiều, song khi đã được quy định chính thức, vẫn thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận, nhất là với những người đang trực tiếp tham gia công tác thiện nguyện. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ảnh nh họa: DAD21

Sau đợt cao điểm chung tay cùng Sài Gòn chống dịch COVID-19, anh Lê Quang Long và các thành viên của nhóm thiện nguyện Những bước chân xanh quay lại với hoạt động thường lệ là cải thiện chất lượng bữa ăn và phổ biến giáo dục cho trẻ em vùng cao phía Bắc.

Với thâm niên nhiều năm làm công tác thiện nguyện, tiếp xúc và vận động rất nhiều khoản tiền, hàng giá trị cao từ các mạnh thường quân, vì thế anh Long xác định việc nh bạch, rõ ràng các khoản thu chi mang tính sống còn cho công tác thiện nguyện lẫn uy tín cá nhân.

"Từ ngày đầu tiên làm từ thiện em đã có bảng sao kê rõ ràng. Rảnh thì tụi em làm hàng ngày, bận thì 1 tuần sẽ làm 1 lần.

Tài khoản được mở tuy là tài khoản cá nhân em nhưng chỉ dùng cho mục đích từ thiện nên tất cả các nguồn thu chi sẽ được sao kê đầy đủ và có thể truy cập bất kỳ lúc nào.

Trên các group và nền tảng xã hội của em có sự tham gia của thầy cô và chính quyền, tất cả các bữa ăn hay hoạt động gì thì thầy cô sẽ giúp up hình báo cáo, như vậy sẽ xuyên suốt và nh bạch hơn", anh Long cho biết.

Là một trong những người sáng lập nhóm thiện nguyên Sài Gòn Lạc Xoong, kiến trúc sư, nhà văn Đàm Hà Phú cho rằng việc nh bạch sao kê, tài chính trong công tác từ thiện là thực sự cần thiết cho người đóng góp lẫn những người trực tiếp làm công tác từ thiện.

Không ít lần anh Phú cùng các thành viên nhóm phải bỏ tiền túi để bù vào những khoản chi dôi dư sau khi sao kê tài khoản, tuy nhiên đây là việc khó tránh khỏi: "Tất nhiên là sẽ không khớp đâu, cái nào khớp được thì cố gắng khớp còn không thì một số cái anh em phải bỏ tiền túi vào.

Đa số là âm chứ không có dương đâu, tại vì nhiều khi mua hàng không đủ chứng từ nên phải bỏ tiền túi bù vào khoản đó.

Theo mình thì không nhất thiết phải hình sự hay pháp lý hóa nó nhưng yêu cầu về mặt nh bạch thông tin là cần thiết, đây là điều mà người làm rất cần chứ không chỉ riêng người đóng góp".

Ảnh nh họa: Prudential.

Nhiều năm nay, chị Lê Ngọc Thanh Mai và các thành viên trong nhóm thiện nguyện Mai Quyên đứng ra vận động quyên góp để hỗ trợ tiền viện phí cho bệnh nhân nghèo thông qua phòng công tác xã hội của Bệnh viện Ung bướu TPHCM.

Dù tỏ ra đồng tình với chủ trương nh bạch sao kê tài chính trong hoạt động từ thiện, song chị Mai cho rằng nếu không có những hướng dẫn cụ thể sẽ ít nhiều gây khó khăn cho các nhóm từ thiện có quy mô nhỏ:"Với những nhóm lớn thì họ sẽ dễ dàng hơn vì số tiền họ lớn, còn nhóm em quy mô khá nhỏ mỗi tháng nhận đóng góp từ 15-30 triệu nên nếu kê khai tài chính như vậy thì sẽ gây nhiều khó khăn cho nhóm em.

Tụi em sẽ phải học thêm qua kế toán, kiểm toán để có thể làm được những bảng sao kê chính đáng. Theo em thì nếu quyết tâm làm vì cái tâm thì dù có khó khăn cũng sẽ cố gắng".

Phó giáo sư tiến sĩ Nguyễn Đức Lộc – Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống Xã hội cho rằng chủ trương nh bạch sao kê tài chính trong hoạt động từ thiện là phù hợp với các thực hành theo thông lệ quốc tế và là cơ sở quan trọng để các hội nhóm từ thiện trên cả nước có thể chuyên môn hóa trong hoạt động thiện nguyện:

"Những người làm công tác từ thiện chuyên nghiệp khi nhận đóng góp công khai, có kiểm soát thì sẽ tạo nên giá trị niềm tin cho xã hội cho cộng đồng. Ngoài việc thông báo sao kê thông thường thì những chương trình quy mô phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về kiểm toán".

Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 93/2021 trong đó khuyến khích các cá nhân, tổ chức vận động, quyên góp từ thiện theo hướng nh bạch, rõ ràng.