Rác thải nồng nặc, cống rãnh đen ngòm 'bao vây' bệnh viện lớn

Rác thải nồng nặc, cống rãnh đen ngòm – là những gì đang diễn ra quanh một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội. Rác thải rồi nước thải vô tư đẩy xuống lòng mương cống khiến không khí sặc mùi ô nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ trở thành những ổ bệnh vòng ngoài bệ

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Khảo sát một vòng qua những bệnh viện lớn nằm ở trung tâm Thành phố như bệnh viện Việt Đức, Phụ sản Trung Ương, bệnh viện Thanh Nhàn, công tác vệ sinh môi trường đã được chú trọng, điểm tập kết rác thải được bố trí nhiều hơn so với trước đây.

Tuy nhiên, phổ biến vẫn là hình ảnh nhiều người bỏ rác không đúng nơi quy định. Những hộ dân kinh doanh ăn uống, dịch vụ ở mặt tiền thường biến lề đường, ệng cống thoát nước thành nơi chứa rác. Rác thải sau khi vương vãi trên đường rồi trôi tuột xuống cống khi mưa lớn.

Ảnh nh họa: Zing

Tại khu vực gần viện K3 Tân Triều, nước, rác thải của các dịch vụ phục vụ bệnh nhân và người nhà cũng xả thẳng xuống cống. Một số lượng lớn rác được thu gom vào điểm tập kết nhưng không được di chuyển kịp thời cũng rỉ nước thẳng xuống ệng cống khiến hệ thống cống rãnh ô nhiễm, bốc mùi mà nhiều lái xe taxi chờ khách ở đây không dám xuống kính: “Đi qua viện K3 Tân Triều và đường Nguyễn Xiển mới thì nhiều hộ dân và hàng quán vứt bừa bãi rác thải xuống lòng đường và rãnh cống tạo nên một cái mương chết, rất là bẩn, mất vệ sinh; băng bông y tế, rác thải vứt thế thì nguy cơ lây lan bệnh tật rất nhiều”

Sự thiếu ý thức của một bộ phận người dân sinh sống và kinh doanh gần các bệnh viện khi cứ thẳng tay vứt rác bừa bãi xuống lòng đường và đổ nước thải xuống cống, mương… gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước, ô nhiễm môi trường sống và ẩn chứa nguồn lây lan dịch bệnh ngay bên ngoài dịch bệnh.

PGS. TS Trương Mạnh Tiến, Chủ tịch Hội Kinh tế môi trường Việt Nam nhận định, tình trạng vừa nêu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cộng đồng: “Khi xả thải trực tiếp xuống mương nước chắc chắn trở thành các ổ dịch bệnh ở đấy. Không chỉ là các ổ bệnh tại đấy đâu mà nó sẽ lan truyền, nhất là những ngày mưa. Những ngày nắng nó cũng lan truyền theo không khí nên đây là việc cần xử lý”.

Trước thực trạng mất vệ sinh môi trường, đặc biệt là nguy cơ cao lan truyền những bệnh truyền nhiễm tại các khu lân cận bệnh viện, KTS. Trần Huy Ánh, Hội Kiến trúc sư TP. Hà Nội cho rằng cần có những biện pháp kiên quyết hơn với tình trạng này: “Ô nhiễm rác thải, nước thải tại các cơ sở ăn uống rất tiềm tàng bởi lượng mỡ và hóa chất sẽ cản trở dòng chảy, chưa kể thực phẩm là môi trường thuận lợi phát triển dịch bệnh. Vì thế, vấn đề vệ sinh, an toàn trong sinh hoạt và kiểm soát rác thải tại đây cần được nâng cao hơn các khu vực khác”.

Thực tế cho thấy, vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm hệ thống thoát nước xung quanh các bệnh viện lớn hiện đang là mối đe dọa sức khỏe đối với người dân sinh sống gần khu vực này và ảnh hưởng tới môi trường sống, khám chữa bệnh của bệnh viện.

Khi chưa giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ những khu vực xung quanh là điều rất đáng lo ngại đối với sức khỏe của người dân và bệnh nhân.

Vì vậy, rất cần chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm có giải pháp xử lý rốt ráo, bảo đảm cho môi trường tại đây được trong sạch, an toàn.

---

Nghe thêm Nhật ký Đô thị trên Apple Podcast: