Quốc hội giao Chính phủ quyết định nhà đầu tư sân bay Long Thành, không bảo lãnh Chính phủ

Chiều 26/11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành.

Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Nghị quyết Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành chiều 26/11 (ảnh: Việt Hưng)

Chiều 26/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Báo cáo nghiên cứu khả thi sân bay Long Thành với 435/455 đại biểu tán thành (90,06% tổng số đại biểu). Có 10 đại biểu không tán thành, 10 đại biểu không biểu quyết.

Trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự thảo nghị quyết, Quốc hội cũng biểu quyết thông qua điều 1 của dự thảo. Theo nghị quyết này, Quốc hội đồng ý đầu tư xây dựng 1 đường cất hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm trong giai đoạn 1 của sân bay Long Thành.

Quốc hội giao Chính phủ chọn nhà đầu tư, dù trước đó Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được đề xuất giao là nhà đầu tư, thực hiện dự án. "Việc lựa chọn nhà đầu tư cần đảm bảo quốc phòng, an ninh và lợi ích của Nhà nước, lợi ích của Quốc gia; cũng như quản lý của Nhà nước về hàng không, quân sự", Nghị quyết của Quốc hội nêu. 

Quốc hội cũng thống nhất điều chỉnh diện tích đất cho quốc phòng từ 1.050 ha thành 570 ha dành riêng cho quốc phòng và 480 ha cho xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng.

Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành (giai đoạn 1). Theo Chủ nhiệm Ủy Ban Kinh tế Quốc hội, một trong những vấn đề đáng quan tâm tại báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sân bay Long Thành trình Quốc hội tại kỳ họp lần này chính là việc Chính phủ đề xuất giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) là nhà đầu tư, thực hiện dự án. Chính phủ cũng đề nghị Quốc hội sẽ thông qua đề xuất này để "đảm bảo tính nh bạch, khách quan và giảm thủ tục, thời gian thực hiện dự án".

Tuy nhiên, đánh giá về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội sẽ không quyết định nhà đầu tư nào làm sân bay Long Thành mà theo Luật, thuộc thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng yêu cầu dự án này phải sử dụng vốn nhà đầu tư, không bảo lãnh Chính phủ.

Phối cảnh sân bay Long Thành. Ảnh: ACV

Quốc hội cũng nhất trí bổ sung 2 tuyến giao thông kết nối vào dự án: tuyến số 1 nối với QL51; tuyến số 2 nối với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Dự án bổ sung hai tuyến giao thông kết nối, gồm tuyến số 1 nối với Quốc lộ 51 và tuyến số 2 nối với đường cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây. Cũng tại Nghị quyết này, Quốc hội đồng ý giảm diện tích đất quốc phòng từ 1.050 ha còn 570 ha dành riêng cho quốc phòng; 480 ha xây dựng kết cấu hạ tầng hàng không dùng chung quân sự và dân dụng. Việc quản lý, sử dụng phần diện tích dùng chung theo quy định pháp luật về đất đai, hàng không dân dụng; ưu tiên cho hoạt động quân sự khi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Giai đoạn 1 của dự án sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến gần 111.690 tỉ đồng (khoảng 4,77 tỉ USD). Về phương án huy động vốn cho dự án Cảng HKQT Long Thành, Quốc hội thống nhất sử dụng vốn của nhà đầu tư, không sử dụng bảo lãnh của Chính phủ; đồng thời yêu cầu dự án bảo đảm tiến độ, tính khả thi, hiệu quả và công khai, nh bạch; bảo đảm yêu cầu về công nghệ theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 của Nghị quyết số 94/2015/QH13.

Dự án sân bay quốc tế Long Thành là một dự án xây dựng một sân bay quốc tế tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 40 km về hướng Đông. Dự án này được dự kiến sẽ khánh thành năm 2025. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất các giai đoạn (gồm 3 giai đoạn), đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.

Theo Quy hoạch tổng thể, vị trí sân bay quốc tế Long Thành nằm tại xã Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về hướng Đông, cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km, cách thành phố Biên Hoà 30 km về hướng Đông Nam, cách thành phố Vũng Tàu 70 km về hướng Bắc, cạnh Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây gần thị trấn Long Thành và cách cửa ngõ vào "Thành phố công nghiệp" Nhơn Trạch (khu đô thị phụ cận TP. HCM) 10 km.

Sân bay Long Thành sẽ là 1 sân bay cấp 4F (mức cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn của ICAO, giữ vai trò là CHK quốc tế cửa ngõ lớn và quan trọng của quốc gia, hướng tới trở thành một trong những trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế của khu vực ở giai đoạn 2, giai đoạn 3.