Quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao thông qua các hoạt động du lịch

VOVGT - Việc kết hợp du lịch với mua sắm hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm đặc thù, đặc trưng của các vùng, miền, địa phương cần được các DN chú trọng.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

 

Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch ở nước ta nở rộ với sự ra đời của nhiều đơn vị lữ hành cùng sự đầu tư về chất lượng, thu hút rất đông khách du lịch.

Chính vì thế, việc kết hợp du lịch với mua sắm hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm đặc thù, đặc trưng của các vùng, ền, địa phương cần được các doanh nghiệp chú trọng, nhằm đưa sản phẩm chất lượng đến gần hơn với khách hàng trong và ngoài nước.

Du khách nước ngoài đang chọn mua các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Sài Gòn giải phóng

Theo các chuyên gia, bên cạnh việc nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khắt khe của người tiêu dùng thì việc đẩy mạnh các kênh phân phối cũng được xem là yếu tố then chốt giúp mở rộng thị phần, đưa sản phẩm đến gần với khách hàng. Một trong những ”cánh tay nối dài” hiệu quả nhất mà các doanh nghiệp của Việt Nam cần tận dụng chính là du lịch.

Bà Trần Ngọc Mai – Trưởng phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương tỉnh Hòa Bình cho rằng để xây dựng thói quen dùng hàng Việt thì ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất, phân phối, tiêu thụ sản phẩm, Sở Công thương tỉnh Hòa Bình cũng đặc biệt chú trọng đến việc quảng bá hàng Việt Nam, nhất là các sản phẩm đặc thù, đặc trưng của địa phương, thông qua các kênh du lịch.

 

"Trong thời gian tới, Sở Công thương tỉnh sẽ đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển thương hiệu cho sản phẩm của các doanh nghiệp, làng nghề và thương hiệu của các sản phẩm đặc trưng của tỉnh. Đẩy mạnh các hoạt động giới thiệu, quảng bá các điểm du lịch gắn với quảng bá sản phẩm đặc trưng của tỉnh".

Cùng với đó, bản thân các công ty lữ hành hiện cũng đã đồng hành với các doanh nghiệp Việt Nam trong việc quảng bá hàng Việt Nam chất lượng cao đến du khách trong và nước thông qua việc xây dựng các chương trình du lịch khuyến mại kết hợp mua sắm hàng Việt Nam; giới thiệu cho du khách đến tham quan nơi sản xuất, phân phối sản phẩm đặc trưng của các địa phương, vùng, ền.

Ông Phạm Văn Bảy – Phó Giám đốc Công ty Vietravel chi nhánh Hà Nội cho biết, công ty luôn ý thức cao về trách nhiệm giữ gìn, lan tỏa bản sắc Việt với du khách trong nước và quốc tế, qua đó lan tỏa tinh thần “Người Việt Nam sử dụng sản phẩm du lịch Việt Nam”. Đáng chú ý, lãnh đạo Vietravel cũng đồng thời nằm trong ban quản trị của Hiệp hội ẩm thực Việt Nam. Do đó, những tinh hoa, đặc sản ẩm thực Việt Nam luôn được khéo léo lồng ghép vào các tour du lịch.

Ông Phạm Văn Bảy nhấn mạnh:

 

"Cả du khách quốc tế và Việt Nam khi đi tour Vietravel có những trải nghiệm làng nghề gốm sứ Bát Tràng, lụa Hà Đông, dịch vụ trồng rau ở Đà Nẵng, ngôi lên xe trâu đi về làng hai bên là cánh đồng lúa, và những làng nghề bánh kẹo, thủ công mỹ nghệ ền Nam, ền Tây. Đặc biệt, Vietravel tổ chức FreeWalkingTour – ễn phí đi bộ buổi tối ở các thành phố lớn".

Cũng theo ông Bảy, khách du lịch đặc biệt yêu thích các sản phẩm truyền thống, mang đậm bản sắc Việt Nam. Vì thế, các làng nghề sản xuất hàng thủ công mỹ nghề cần nâng cao nhận thức trong việc cung cấp hàng hóa bảo đảm chất lượng, đa dạng mẫu mã sản phẩm, bắt mắt… Có như vậy, các doanh nghiệp du lịch mới có thể xây dựng các tour đưa khách trong, ngoài nước đến tham quan, mua sắm sản phẩm.

 

"Chúng ta vẫn thấy là khi ra sân bay, du khách hay mang theo nón lá. Đến Việt Nam vào thời điểm đông xuân, du khách thường lựa chọn khăn lụa hay khoác trên mình những tà áo dài thướt tha. Hoặc là họ mua các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, như mây tre đan. Đấy là những cái mà du khách rất thích thú vì chúng ta nên phát triển ở mức độ tinh túy và chuyên nghiệp hơn".

Cùng với đó, ngành du lịch cũng cần chủ động tìm kiếm, nâng cao chất lượng các điểm đến, trong đó có điểm đến về mua sắm để giới thiệu các sản phẩm hàng hóa đến du khách. Mặt khác, kịp thời phát hiện những vấn đề trong sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, tiếp nhận những góp ý của khách du lịch để từ đó tổng hợp, phản hồi đến các đơn vị sản xuất nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ.