Phiên chợ 27 tháng Chạp ở Kẻ Mọc

VOVGT - Câu chuyện hay về một phiên chợ tết truyền thống ngay giữa lòng Hà Nội, chỉ họp đúng vào 1 ngày 27 tháng chạp, vẫn được duy trì đến hôm nay

Nghe nội dung chi tiết tại đây: 

 

Phiên chợ đặc biệt này chỉ mở duy nhất một ngày trong năm - vào ngày 27 tháng Chạp.

Có lẽ lúc này chúng ta đang có nhiều thời gian thảnh thơi để tận hưởng không khí tết vui vẻ, đầm ấm bên gia đình, hay đang náo nức trên những chuyến du xuân cùng bạn bè.

Nhưng đúng là chỉ ít ngày trước thôi thì có thể chúng ta đang ở trong một bầu không khí rất khác với bây giờ, đó là không khí tất bật, nhộn nhịp của những cuối năm, phải lo việc hoàn tất các công việc và sắm sửa cho một cái tết của cả gia đình được chu toàn nữa.

Trước Tết bao giờ cũng là khoảng thời gian rất bận rộn. Đường  lúc nào cũng đông, đến giờ cao điểm thì tắc, muốn đi mua sắm đồ tết mà có tranh thủ buổi trưa cũng không tranh thủ nổi vì chờ đợi trên đường, rồi có khi đến nơi mua sắm lại phải xếp hàng chờ đợi tiếp.

Năm nào cũng mệt, nhưng  vẫn thấy vui và chấp nhận điều ấy như một lẽ tất yếu, để đổi lấy những giây phút nghỉ ngơi, đoàn tụ bên gia đình trong những ngày tết như thế này thì mệt như thế cũng hoàn toàn xứng đáng.

Trước kia việc sắm sửa cho tết được các gia đình chuẩn bị trước cả tháng, thậm chí là mấy tháng, từ việc lo chọn đàn gà nhỡ nhỡ, nuôi đến tết là vừa, cho đến việc chọn gạo, chọn đỗ gói bánh chưng…thì hiện nay, cuộc sống hiện đại với sự hỗ trợ của công nghệ, việc sắm tết trở nên đơn giản và khác trước rất nhiều.

Kéo theo đó là thời gian dành cho việc sắm tết cũng rút ngắn lại một cách nhanh chóng, có khi 28,29 tết vẫn ung dung sắm được không thiếu thứ gì. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của các thính giả :

 

Những mặt hàng bày bán đậm chốn thôn quê, từ nải chuối, cây quất đến những loại bánh.

Kinh tế phát triển nên đời sống người dân cũng được cải thiện nhiều hơn. Với tâm lý cả năm có một cái tết nên đa phần mọi người đều chi tiêu thoải mái hơn, sẵn sàng mua những đồ tốt nhất, đẹp nhất cho tết được đủ đầy.

Nhưng cùng với đó là sự bận rộn, vội vã nên ngày càng xuất hiện nhiều dịch vụ tiện ích hơn để phục vụ cho việc đi mua sắm đồ chuẩn bị tết được nhanh chóng, thuận tiện.

Trước hết là quan điểm đi chợ sắm tết cũng đã được mở rộng, không chỉ là đi chợ tết ngoài thực tế, trong không gian của các phiên chợ truyền thống hay trong các siêu thị nữa mà còn có thể đi chợ online qua mạng internet, rồi sắm tết chỉ bằng 1 cú click chuột trên rất nhiều những phần mềm ứng dụng gọi đồ ăn, đặt đồ ăn…

Vậy nhưng, cảm xúc đi theo mỗi cách mua sắm tết như vậy có thay đổi và khác nhau không? Chúng ta cùng tiếp tục lắng nghe những chia sẻ được ghi nhận từ các thính giả:

 

Phần lớn chúng ta đều thừa nhận với sự hỗ trợ của công nghệ, đặc biệt là việc mua sắm qua mạng phổ biến như hiện nay cũng đã giúp chúng ta được nhàn hơn, tiện hơn rất nhiều, nhưng sẽ khó có thể mang lại những cảm xúc thật như khi đi mua đồ trực tiếp tại các phiên chợ, được chạm sờ, mắt thấy, ệng hỏi han, rồi nếm thử…hay vất vả mang những đồ đó về trong niềm vui vì hôm nay mua được món đồ đẹp, ưng ý cho gia đình… 

Đặc biệt là cái không khí náo nhiệt, ấm cúng của chợ tết truyền thống thì chắc chắn là mua sắm online chúng ta không thể có được. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến, khách mời của chương trình kể về một phiên chợ tết đặc biệt vào ngày 27 tháng chạp ở một phường ngay giữa lòng thủ đô:

 

Một vài gian hàng cho chữ được mở ở phiên chợ để phục vụ người dân xin chữ đầu năm.

Không chỉ ở làng Mọc mà một số vùng ven kinh thành Thăng Long xưa cũng có phiên chợ vào ngày 27 tháng chạp, nhưng chỉ có vùng Kẻ Mọc – nay là khu vực phường Trung Hòa -Nhân Chính vẫn còn duy trì được phiên chợ đặc biệt ý nghĩa này. Lớp lớp thế hệ người dân Kẻ Mọc xưa vô cùng tự hào về phiên chợ truyền thống này của mình qua những câu chuyện kể, những ký ức tuổi thơ không thể nào quên:

 

Kinh tế và cuộc sống đô thị cũng đã làm không gian tổng thể vùng Kẻ Mọc xưa kia thay đổi, trong đó, không gian dành cho phiên chợ truyền thống 27 tháng chạp này cũng bị tác động. Nhưng nhưng người dân vẫn luôn ý thức về việc phải duy trì phiên chợ như một nét đáng quý của văn hóa địa phương:

 

Phiên chợ 27 tết ở Kẻ Mọc xưa còn liên quan đến một sự kiện lịch sử rất quan trọng, đó chính là chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa của nghĩa quân Tây Sơn trước kia. Tiến sĩ Nguyễn Văn Tâm–Nguyên GĐ thư viện viện sử học VN cho biết:

 

Những món quà quê như bánh nếp, bò bía hay kẹo kéo được bày bán ở phiên chợ dân dã này.

Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến cũng đánh giá cao câu chuyện lịch sử liên quan đến cầu Mọc, người dân Kẻ Mọc và phiên chợ 27 tháng chạp này:

 

Dù cuộc sống hiện đại có nhiều tiện ích phục vụ cho con người hơn nhưng những giá trị cốt lõi về về văn hóa, đạo đức và những mối quan hệ giữa người với người qua những hoạt động giao thương, tương tác trực tiếp, đặc biệt như trong những phiên chợ tết vẫn luôn phải duy trì và phát huy.

Phân tích về những yếu tố để đảm bảo cho 1 phiên chợ tết truyền thống phù hợp với xu hướng hiện nay, ông Trương Minh Tiến – nguyên PGĐ sở VHTTDL HN cho biết:

 

Từ những ý nghĩa mà phiên chợ truyền thống ngày 27 tháng chạp ở Kẻ Mọc xưa để lại, hy vọng mỗi chúng ta cũng sẽ tìm được cho mình những cách riêng đón một cái tết thật sự ấm áp và ý nghĩa. Dẫu những giờ phút tắc đường, mệt mỏi, dẫu những bận rộn lo toan của cuộc sống thường ngày có thể nhiều hơn, nhưng có thể đó cũng là những yếu tố làm đầy lên cảm xúc và ký ức đẹp về ngày đoàn viên trong trái tim chúng ta.

Những người cha, người mẹ vội sắm sửa mọi thứ cho các con vì biết các con bận việc không thể về sớm, những người con vội vã về nhà vào tối 29, 30 tết, có lẽ cũng chỉ kịp tưới thêm nước cho cành đào đã nở những cánh hoa đầu tiên trong nhà, nhưng những giây phút hối hả, vội vã đó sẽ thật bé nhỏ trong tiếng cười và ánh mắt hạnh phúc của mỗi thành viên khi chúng ta được cùng bên nhau đón thời khắc thiêng liêng của một năm mới.