Phát huy giá trị văn hoá để phát triển sản phẩm miền núi

Những năm gần đây, việc phát triển và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được các cấp, các ngành quan tâm, đặc biệt tại các địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, chúng ta cần xác định những yếu tố quan trọng trong việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc. 

Chia sẻ tại tọa đàm "Khai thác giá trị văn hoá, phát triển sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi", tổ chức ngày 29/9, bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc cho biết, những năm trước đây, vấn đề hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi được thực hiện lồng ghép trong các chương trình, chính sách phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi. 

Bà Bế Hồng Vân, Phó Vụ trưởng, Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc

Đến năm 2021 vấn đề phát triển thương mại ền núi, vùng dân tộc thiểu số được thể hiện rõ nét qua Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030.

Trong đó, yếu tố giá trị văn hóa các dân tộc thể hiện qua việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc thiểu số gắn với du lịch. Khai thác thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên về văn hóa, ẩm thực độc đáo, đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số để thúc đẩy phát triển du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm và du lịch lịch sử văn hóa, đẩy mạnh việc phát triển du lịch xanh gắn với việc tôn trọng yếu tố tự nhiên cũng như văn hóa địa phương, vùng dân tộc thiểu số.

Theo bà Vân, có 5 yếu tố quan trọng góp phần tạo nên thành công trong việc khai thác các giá trị văn hoá phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi: Thứ nhất là nội lực, thứ 2 là tiếp cận kỹ thuật, 3 là khai thác tri thức địa phương thông qua việc phát triển sản phẩm, thứ 4 là sự kết nối và cuối cùng là truyền thống văn hoá.

Chúng ta cần xác định những yếu tố quan trọng trong việc khai thác giá trị văn hóa trong phát triển sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc - Ảnh nh họa

"Bên cạnh đó, một vấn đề được phát hiện và quan tâm là mối quan hệ giữa văn hóa truyền thống và phát triển chuỗi giá trị. Thông qua việc khai thác giá trị truyền thống, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho thị trường; và một khi nhận được sự công nhận của thị trường, những sản phẩm đó sẽ góp phần bảo tồn văn hóa và quảng bá truyền thống văn hóa tốt đẹp", bà Bế Hồng Vân nhận định.

Còn theo TS. Chu Xuân Giao, Viện Nghiên cứu Văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, để tạo nên bản sắc của sản phẩm hàng hóa gắn với giá trị văn hóa của mỗi địa phương, mỗi dân tộc, cần đầu tư theo chiều sâu và trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cần có sự chiêm nghiệm để khai thác các yếu tố văn hoá trong phát triển sản phẩm của bà con.

"Cái này cũng là trăn trở của các nhóm doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu chúng tôi và đặc biệt là những người trực tiếp đang sản xuất cũng rất trăn trở. Mình phải đầu tư thời gian cũng như phải thử nghiệm để địa phương hoá được, để vùng hoá được, chúng ta cần phải có những đầu tư chiều sâu, đầu tư trong một thời gian dài, kết hợp giữa các nhà. Chúng ta phải hoạch định được, và nghiên cứu đa chiều", TS. Chu Xuân Giao chia sẻ.

Bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội Craft Link

Nhìn nhận ở góc độ doanh nghiệp, bà Trần Tuyết Lan, Giám đốc Công ty Cổ phần Doanh nghiệp Xã hội Craft Link cho biết, Craft Link là tổ chức phi lợi nhuận, hỗ trợ cho các nhóm sản xuất ở vùng sâu vùng xa trong các dự án phát triển sản phẩm hàng hoá của đồng bào dân tộc thiểu số và ền núi vừa phát huy vừa lưu giữ những giá trị văn hoá cho thế hệ mai sau.

Theo bà Lan, công chúng đón nhận, hoan nghênh và rất thích những hoạt động trình diễn nghề truyền thống, bởi vì họ đến trải nghiệm và học hỏi từ nhóm dân tộc thiểu số rất nhiều. Trong khi đó, các nhóm sản xuất ở vùng sâu vùng xa trong các dự án cũng thích tham gia các hoạt động này bởi họ thấy nền văn hóa, kỹ năng của họ được công chúng trân trọng.

"Thông qua quá trình đấy thì chính nội lực của họ cũng được được nâng lên. Bởi vì họ thêu hay là họ dệt, họ cảm thấy là công việc bình thường, họ làm từ bao nhiêu năm nay, từ các thế hệ trước truyền lại cho họ. Nhưng khi họ thấy công chúng trân trọng các giá trị truyền thống đấy thì họ cảm thấy tự hào hơn về nền văn hóa của chính bản thân họ và quay lại yêu hơn nền văn hóa của chính mình và càng mong muốn lưu giữ nền văn hóa đó thông qua việc lưu giữ các kỹ năng làm hàng thủ công truyền thống", bà Trần Tuyết Lan bày tỏ.